Có 1 nỗi ám ảnh mang tên “Bị giục sinh con thứ 2″ – Đây là lời đáp trả mẹ chồng cực “thấm” của nàng dâu bị ép đẻ và đáp án cho những ai đang bế tắc
Lan đã phải đối diện với các cuộc họp gia đình, lớn bé, nặng nhẹ đủ cả nhưng cô vẫn khẳng định với mẹ chồng…
Mô tả câu chuyện: Nga may mắn có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Ngỡ tưởng cuộc sống của cô khiến bao người thèm muốn thì Nga lại stress đến mức đòi ly hôn khi con gái cô được 3 tuổi. Kinh tế nhà chồng Nga khá giả, bố mẹ chồng cô cũng khỏe mạnh và rảnh rỗi. Họ lấy đủ mọi điều kiện thuận lợi để giục Nga sinh thêm con nhưng cô không đồng ý. Có lần Nga nghe rõ mẹ chồng nói chuyện với chồng cô khá gay gắt, bà bảo “năm đẹp thì phải đẻ, không nói nhiều”. Nga cũng không có lý do nghe thuyết phục 1 chút để phản biện lại cả nhà họ. Cô lấy chồng sớm, sinh con luôn chưa thực hiện được mong muốn ấp ủ gì giờ lại bắt cô ở nhà bỉm sữa chắc cô trầm cảm mất. Song Nga chẳng biết làm thế nào để lay chuyển được nhà chồng, trong tâm khảm cô vẫn sợ mất chồng hơn là sợ lên bàn đẻ.
Câu hỏi: Phụ nữ có nhất thiết phải sinh con thứ 2 và điều đó có khiến gia đình hạnh phúc hơn?
Người ta vẫn ví von, người phụ nữ sinh nở như bước vào cửa tử. Có nghĩa là đồng hành với niềm hạnh phúc và trọng trách thiêng liêng là bao nguy hiểm rình rập. Và cần nhất bên họ lúc này là người chồng luôn sát cánh động viên.
Nếu sinh con đầu khiến bạn háo hức, chờ đợi thì sinh con thứ 2 lại như 1 quyết định “cân não”, thậm chí những sinh linh bé nhỏ đến đột ngột khi vợ chồng chưa kịp chuẩn bị được gì.
Tuy nhiên vẫn có những cô vợ được gọi là “cứng đầu” khi nhất quyết trì hoãn việc sinh bé thứ 2 dù “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.
Khi phụ nữ bị trói buộc bởi những trách nhiệm và nghĩa vụ
Cũng giống với câu chuyện của Nga nhưng Lan lại thoát được “mớ bòng bong” ấy 1 cách nhanh chóng do sự quyết đoán của cô.
Không riêng gì nhà chồng, Lan còn bị áp lực bởi chính mẹ đẻ mình. Họ “vạch” ra cho cô 1 chân trời rộng mở. Nào là “đẻ liền cho đỡ ngại, chị em cách ít tuổi dễ chơi với nhau, quần áo hay sách vở dùng lại của nhau đỡ phí” . Nào là “ông bà còn khỏe ông bà trông cho, cứ đẻ xong đi đã rồi tha hồ mà phấn đấu tiếp” . Nào là “lần đầu dễ đẻ thế lo gì, đẻ đi cho chồng nó chịu khó lên, có thêm đứa cháu ông bà nội cũng coi trọng con dâu hơn”. .. Và cả ngàn lý do nghe vô cùng hợp lý nhưng chẳng hề thuyết phục. Song Lan vẫn kiên quyết 1 chữ “Không!” .
Cô đã từng nghe rất nhiều câu chuyện của bạn bè và những người xung quanh. Họ “tẩy não” phụ nữ bằng cái tư tưởng: Làm vợ, làm mẹ là trọng trách ai lấy chồng cũng phải làm. Sớm muộn gì cũng phải đẻ thì đẻ sớm cho đỡ “vất vả”. Rằng không chịu sinh con là ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình…
Thậm chí, có rất nhiều phụ nữ trải qua 1 vết rạn lớn trong hôn nhân, chồng ngoại tình, chồng lắm tật, nhà chồng hắt hủi nên nghĩ ngay đến 1 phương án giải quyết: sinh thêm con.
Video đang HOT
Ai quy định trách nhiệm duy trì nòi giống, con đàn cháu đống là của phụ nữ? Ai áp đặt cho họ chức năng của 1 cái máy đẻ khi nào thích là “bấm nút sản xuất”? Và ai đã dạy họ cách dễ dàng thỏa hiệp thì sẽ có được hạnh phúc, làm hài lòng người khác thì bản thân sẽ được nâng cao giá trị?
Lan đã phải đối diện với các cuộc họp gia đình, lớn bé, nặng nhẹ đủ cả nhưng cô vẫn khẳng định với mẹ chồng: “Con sẽ sinh nhưng không phải bây giờ. Chúng con cần chuẩn bị sẵn sàng thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần. Con là do con đẻ ra, không thể nói 1 câu ‘vứt đấy ông bà chăm rồi đi làm’. Con vẫn nhờ ông bà nhưng việc nuôi dạy, chăm sóc chúng con sẽ tự túc. Hơn thế bố mẹ đã vất vả cả đời, chúng con không thể đẩy vào tay bố mẹ trách nhiệm của chúng con. Chúng con muốn được thực hiện nghĩa vụ của người làm cha mẹ, không phải đẻ để hoàn thành ‘chỉ số’. Dù bố mẹ có ý tốt nghĩ cho chúng con nhưng hơn ai hết, con là người tự biết thế nào hợp lý. Xin bố mẹ hãy tôn trọng để cho chúng con tự quyết định”.
Bí quyết “chiến thắng” của cô ấy chỉ nằm trong 2 chữ: “Kiên quyết”. Lan không cứng nhắc đến mức gay gắt hay máy móc, cô kiên nhẫn phân tích cho chồng, kéo anh ấy về phía mình. Và chỉ cần 2 vợ chồng cô thống nhất là đủ.
Nhượng bộ không làm cuộc sống của bạn trọn vẹn hơn, nó chỉ là khởi đầu của những bi kịch sau này
Thử tưởng tượng xem, không tính đến những điều kiện vật chất thiếu thốn hay bất cứ khó khăn nào khác bởi đó lại càng là lý do chính đáng khiến bạn cần cân nhắc việc tạm thời không đẻ tiếp. Nhưng trong hoàn cảnh đủ đầy như 2 cô vợ trên mà tâm lý bạn không hề muốn, đừng miễn cưỡng viết tên mình vào bảng thành tích tăng dân số trong gia phả nhà chồng.
Thứ nhất , đứa trẻ phải được ra đời với sự đón nhận của cả gia đình về tư tưởng và tình cảm. Người mẹ vẫn còn nhiều dự định dang dở ắt hẳn sẽ bị xao nhãng trong việc có thêm 1 gánh nặng mới. Chưa kể, sinh quá gần nhau đứa trẻ đầu tiên chưa ý thức được việc làm anh, làm chị, bố mẹ chúng sẽ càng vất vả uốn nắn hơn.
Thứ hai , điều cấm kị nhất là tư tưởng phụ nữ đẻ thêm để giữ chân chồng. Mặc dù tôi không muốn nhưng vì anh, vì cái gia đình này tôi sẽ đẻ – Đó là suy nghĩ cực kì thiếu trách nhiệm. Hành trình từ mang nặng đến đẻ đau phải là cả một quá trình chờ đợi thấp thỏm, hạnh phúc của cả đôi bên thì cuộc hôn nhân ấy mới ý nghĩa.
Thứ ba, bạn cần nói cho chồng hiểu, đừng thấy vợ mang bầu như bao phụ nữ khác, 9 tháng 10 ngày vào phòng sinh, vài tiếng sau trở ra bác sĩ tươi cười “chúc mừng gia đình mẹ tròn con vuông” nghĩa là phụ nữ vượt cạn dễ dàng. Có những sự đau đớn ám ảnh tận sâu kí ức, có những ảnh hưởng sức khỏe theo suốt cả cuộc đời và có khi là những giọt nước mắt cay đắng nếu ngày gần sinh bị chồng mình vô tâm, lạnh nhạt.
Thứ tư, hãy nghĩ thực tế hơn. Chẳng may cuộc hôn nhân của bạn sóng gió, có 1 đứa con sẽ giúp bạn đưa ra quyết định bớt khó khăn hơn. Chắc chắn càng ràng buộc nhiều con cái sẽ càng kìm bước đi của phụ nữ. Và cam chịu chính là cách để họ tồn tại qua những cuộc hôn nhân “giả câm giả điếc”.
Tóm lại, bất cứ dự định gì cũng cần lên kế hoạch cụ thể rõ ràng nếu bạn không muốn thất bại. Nhất là chuyện sinh đẻ, phụ nữ phải được tự mình quyết định chứ không nên “thả trôi theo dòng”. Bởi có những “sự đã rồi” sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn. Và hạnh phúc, tương lai, giá trị của phụ nữ nằm trong chính bàn tay chúng ta, đừng để ai định đoạt.
Làm mẹ đơn thân khổ nhưng còn sướng hơn là sống với mẹ chồng cay nghiệt
Có lúc, Mai bừng tỉnh khi nhận ra mình đang bế con ngay sát bờ giếng sâu. Cô không hiểu tại sao mình lại bế con đứng ở đó.
Vừa cọ bồn cầu trong nhà vệ sinh, Mai vẫn nghe văng vẳng tiếng mẹ chồng nói sa sả bên ngoài át cả tiếng khóc của đứa cháu sơ sinh bà đang bế trong tay.
Vẫn lại là nói con dâu xấu xí trong khi con bà thì đẹp trai, là tiểu thư con nhà giàu nên chẳng biết làm cái gì, về nhà chồng mà để mẹ chồng hầu, không bao giờ chịu đụng chân đụng tay vào việc gì, mà có đụng, cũng chỉ hỏng hết. Dù rằng những lời này Mai nghe đều đã quen, nhưng cô vẫn không kìm được dòng nước mắt. Những giọt lệ cứ lã chã rơi xuống trên bồn cầu mà ngày nào mẹ chồng cũng bắt cô phải đánh sạch sẽ tới hai lần mới thôi.
Vốn dĩ từ lúc Mai yêu Hùng, mẹ Hùng đã không đồng ý. Bởi vì ngoại hình hai người chênh lệch nhiều quá. Hùng thì cao lớn trắng trẻo, tuy không hẳn là đẹp trai nhưng trái ngược lại với Mai gầy gò đen đúa và thấp lùn. Mai không xinh, không ai phủ nhận điều đó, nhưng cũng không phải quá xấu đến nỗi không xứng đôi vừa lứa với Hùng, chỉ là vóc dáng hai người chênh lệch thôi. Lại thêm chuyện Mai là gái phố, con của một gia đình khá giả, còn Hùng thì ở quê, con một gia đình nông dân thuần chất.
Bị áp lực, nhiều lần Mai muốn buông tay nhưng Hùng vẫn cứ níu lại, hai người cùng bên nhau qua bao nhiêu sóng gió nên Mai cũng không nỡ rời xa Hùng. Mai biết khó mà tìm được một người đàn ông nào tốt hơn Hùng nữa. Vì quá yêu nên Mai vẫn tin, nếu kết hôn với nhau, Mai nhất định sẽ được Hùng che chở đem đến hạnh phúc.
Mai có thai nên mẹ chồng miễn cưỡng chấp nhận cho cưới. Nhưng đám cưới mà chẳng khác gì mấy so với đám tang, chỉ có chục mâm ngồi nhốn nháo, chỉ có bạn bè của Hùng và họ hà ng gần, trẻ con chiếm tới ba mâm ngồi nhốn nháo. Nhà Hùng không thèm mời khách, ngày cưới mẹ Hùng còn không thèm mặc áo dài mà mặc quần áo. Mẹ Hùng coi như đám cưới không tồn tại.
Mai nghĩ, nhất định là có thể dùng chân thành để đổi lấy chân thành, mẹ chồng sẽ yêu quý cô. Cô chăm chỉ làm việc nhà, nấu ăn ngon nhưng làm gì bà cũng không vừa ý. Nấu ít bà không thèm ăn, nấu nhiều bà bảo cơm cúng ma. Đầu óc Mai lúc nào cũng căng như dây đàn. Mang thai nhưng Mai gầy rộc đi, yếu ớt vì tâm trạng không thoải mái. Chỉ có buổi tối lúc Hùng về an ủi, cô mới cảm thấy nguôi ngoai phần nào. Nhưng Mai nhận ra, cho dù Mai có cố gắng thế nào, mẹ Hùng cũng không đón nhận cô.
Cho dù Mai có cố gắng thế nào, mẹ Hùng cũng không đón nhận cô. Ảnh minh họa
Đến ngày sinh mà người cô vẫn gầy rộc, hai hốc mắt trũng xuống thâm quầng. Chỉ có chồng và mẹ đẻ có mặt, mẹ Hùng còn bận đi ăn tiệc đầy tháng cháu ngoại, ba ngày sau mới đến, cũng chỉ ngó mặt cháu cái rồi về, không hỏi han gì con dâu, chỉ chê đứa bé là còi cọc.
Ra viện, Mai về nhà mẹ đẻ liền một tháng. Mỗi tuần, Hùng ghé đến một lần. Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất kể từ khi Mai kết hôn. Bởi vì Mai chỉ cần sống mà không cần phải nơm nớp lo liệu mình có làm gì sai hay không nữa.
Hết tháng, Hùng đón hai mẹ con Mai về nhà nội. Hùng vừa đi vừa che ô cho hai mẹ con Mai, một tay xách túi đồ. Bước vào đến nhà, mẹ chồng đang ngồi trên chõng bảo, gớm, cứ làm như có mỗi mình mình biết sinh con. Vậy là Mai hiểu, nỗi căng thẳng sống chung với mẹ chồng của Mai lại bắt đầu.
Bà vẫn gay gắt với Mai, thậm chí còn gắt nhiều hơn những khi Mai để đứa bé khóc. Tất bật việc nhà, đang dở tay không kịp chạy vào khi nghe tiếng con khóc, Mai cũng bị mẹ chồng mắng. Có khi chạy vào đến nơi để cho con bú, Mai thấy mẹ chồng đang cho cháu mút hộp sữa ông Thọ đặc quánh. Vừa cho cháu mút, vừa dỗ cháu:
- Phải ăn thế này mới mập chứ mẹ mày gầy quắt thì sữa làm gì có chất.
Mai đỡ lấy con, gần như phải giằng thì mẹ chồng mới buông ra. Và tất nhiên lại nói xéo xắt khi bỏ đi. Hùng ban đầu cũng rất kiên nhẫn nghe Mai nói động viên cô, nhưng thời gian gần đây, anh hay mệt mỏi vì chuyện công việc nên gắt gỏng. Mai bắt đầu có những dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Có lúc, Mai bừng tỉnh khi nhận ra mình đang bế con ngay sát bờ giếng sâu. Cô không hiểu tại sao mình lại bế con đứng ở đó.
Triệu chứng của Mai càng lúc càng nặng. Mẹ chồng vẫn càng lúc càng cay nghiệt. Hai vợ chồng thì mâu thuẫn. Hùng không còn nghe Mai nói hay dỗ dành Mai nữa, anh xẵng giọng:
- Em xem lại xem, em cũng phải thế nào thì mẹ mới thế chứ.
Mai càng thấy cay đắng. Có đêm, Mai bừng tỉnh thấy mình đang đứng trong bếp, bế đứa bé trên tay, một tay khác cầm con dao làm bếp. Cô hoảng sợ quăng con dao xuống, không biết tại sao mình lại ở đây và đang định làm gì. Mai cứ day dứt mãi, nếu mình không kịp bừng tỉnh thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Mai trằn trọc đến sáng. Đợi Hùng ngủ dậy, Mai nói với Hùng ra sống riêng. Chuyện này Mai đã nói nhiều lần, nhưng Hùng cứ chù chừ chưa quyết, nói cần tiết kiệm thêm tiền. Mai ra tối hậu thư, ngay ngày hôm nay Hùng phải trả lời, nếu không Mai sẽ bế con đi. Hùng gắt:
- Em muốn làm gì thì em làm. Anh mệt mỏi lắm rồi!
Nói rồi, Hùng bỏ đi. Mai nghĩ, nếu cứ tiếp tục như vậy thì Mai sẽ hóa điên và Mai sẽ mất con vì làm điều dại dột mất. Ngay ngày hôm đó, Mai xếp dọn đồ đạc và bế con đi về nhà ngoại. Trước khi đi, Mai còn để lại lá đơn ly hôn kí sẵn. Mai tiếc nuối người chồng tốt của mình nhưng Mai không còn chịu đựng nổi mẹ chồng nữa. Nếu Hùng không thể lựa chọn, cô sẽ giúp Hùng lựa chọn. Cô phải giải cứu cho chính mình trước đã. Dù có làm mẹ đơn thân khổ cực thế nào, Mai cũng không thể tiếp tục cuộc sống như thế này.
Mẹ chồng không hài lòng khi anh chuyển lương cho tôi Từ khi chồng đưa lương cho tôi thay vì đưa mẹ chồng giữ, bà luôn có thái độ không hài lòng với tôi... Chồng tôi là con một, tôi và anh bằng tuổi, chúng tôi cưới nhau được 3 năm và suốt 3 năm đó chúng tôi sống với bố mẹ chồng. Hai vợ chồng tôi đều có công việc ổn định, còn...