Có 1 loại ung thư ít được để ý nhưng lại cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người
Bạn đã từng nghe tên về những loại ung thư phổ biến như ung thư thận, ung thư gan, hay ung thư phổi… nhưng ung thư hạch thì bạn đã từng nghe đến chưa?
Theo số liệu ghi nhận của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Global Cancer Observatory – GLOBOCAN), trong năm 2018, trên thế giới có gần 510.000 ca mắc bệnh ung thư hạch và gần 250.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Nhắc tới ung thư hạch, có thể bạn nghĩ nó chẳng liên quan đến nhau chút nào nhưng hóa ra nó lại là tên của một loại ung thư rất nguy hiểm mà không phải ai cũng biết tới. Ung thư hạch (hay còn gọi là u lymphoma – ung thư hạch bạch huyết) đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh trong xã hội ngày nay. Đây là một bệnh ung thư xuất phát từ những khối u ác tính và không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người thường vô tình bỏ qua mà không biết.
Nguyên nhân từ đâu dẫn đến bệnh ung thư hạch?
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do đâu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tầm soát nguy cơ mắc bệnh từ sớm thông qua một số yếu tố sau:
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu (do cấy ghép nội tạng, bẩm sinh hoặc nhiễm virus).
- Người mắc một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, Celiac…
- Người có tiền sử gia đình là người thân mắc bệnh ung thư hạch ( gen di truyền).
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất (benzen, các chất diệt côn trùng…).
Đặc biệt, hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư hạch ở người cao tuổi (trên 60 tuổi) cũng có xu hướng tăng cao. Và tỷ lệ nam giới mắc bệnh này cũng nhiều hơn nữ giới.
Một vài dấu hiệu sớm giúp bạn nhận biết bệnh ung thư hạch:
Bệnh ung thư hạch có rất nhiều triệu chứng lâm sàng giống với một số bệnh lý thông thường. Vì vậy, nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau thì bạn không nên chủ quan bỏ qua:
Video đang HOT
- Nổi hạch ở cổ, nách hay bẹn (có thể nổi một hoặc nhiều hạch, các hạch này nổi lên sẽ phình to nhưng không gây đau nhức).
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do.
- Thường xuyên bị sốt cao và tình trạng này kéo dài khoảng vài tuần.
- Hay bị khó thở, ho lâu ngày, đau tức lồng ngực.
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng.
- Bụng đau nhói, phình to, có cảm giác đầy bụng.
- Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Ăn uống không ngon miệng.
- Da bị nổi ban đỏ, mụn nước, mưng mủ.
Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch rất cao. Dù là bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì bạn cũng nên chủ động đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị bệnh kịp thời, đề phòng những khối u ác tính sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
4 nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch:
Các chuyên gia cho biết, bệnh ung thư hạch nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Bởi ung thư hạch nằm trong số ít những bệnh ung thư có thể chữa khỏi, nhưng đừng vì thế mà chủ quan xem thường căn bệnh này. Việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là điều vô cùng cần thiết và dưới đây chính là một số nguyên tắc quan trọng mà bạn cần nắm rõ:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung thường xuyên các loại rau xanh, trái cây, ngũ nguyên hạt, đồng thời giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Tập luyện đều đặn hàng ngày: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc rèn luyện thể lực có thể giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Nếu quá bận rộn thì bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập một số bài tập tốt cho sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại: Nếu môi trường làm việc của bạn bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất từ benzen, thuốc diệt cỏ… thì nên chú ý mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ và đeo găng tay, khẩu trang che kín cơ thể.
- Duy trì mức cân nặng ổn định trong cơ thể: Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư chứ không chỉ riêng ung thư hạch. Do đó, bạn nên giữ vững mức cân nặng của mình luôn ổn định bằng lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, đúng giấc, hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức.
Source (Nguồn): Cancer, Health39, GCO
Chị em đến độ tuổi sinh sản cần phải nắm được những câu hỏi thường gặp về ung thư buồng trứng này
Biết thêm những thông tin về ung thư buồng trứng này có thể giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Khi được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, không ít người cảm thấy bàng hoàng và bối rối. Những suy nghĩ tiêu cực liên tiếp ám ảnh có thể khiến bạn không biết phải làm gì tiếp theo.
Antonella Leary, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ ung thư phụ khoa tại Viện nghiên cứu ung thư Florida cho biết, khi nhắc tới ung thư, thay vì lo lắng, chúng ta hãy bình tĩnh và hỏi bác sĩ về các vấn đề liên quan để đối phó bệnh tốt hơn.
Khi bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, không ít người cảm thấy bàng hoàng và bối rối.
Nên đến khám bác sĩ chuyên khoa về ung thư buồng trứng hay không?
Josh Cohen, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ ung thư phụ khoa tại Tổ chức UCLA Health cho hay, ngay cả ở Mỹ, không phải bệnh nhân nào cũng đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi biết bản thân mắc ung thư buồng trứng.
Bác sĩ được đào tạo chuyên về lĩnh vực này thường có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao hơn các bác sĩ giỏi về khoa khác. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch khám với chuyên gia phụ khoa càng sớm càng tốt khi biết bản thân mắc ung thư buồng trứng.
Không phải bệnh nhân nào cũng đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi biết bản thân mắc ung thư buồng trứng.
Kiểm tra gen di truyền nhằm mục đích gì?
Theo chuyên gia Cohen, những người được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng nên tiến hành xét nghiệm gen di truyền. Bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị đặc biệt cho người mắc bệnh do nguyên nhân này.
Xét nghiệm gen không chỉ giúp bạn chữa bệnh mà còn đưa ra lời cảnh báo cho các thành viên trong gia đình. Nếu có khuynh hướng di truyền, con bạn có khả năng mắc bệnh tới 50%.
Biết được điều này càng sớm thì mọi người càng có thể ngăn ngừa kích thích bên ngoài góp phần thúc đẩy bệnh tiến triển nặng hơn.
Nên dùng thuốc thử nghiệm để chữa bệnh ung thư buồng trứng hay không?
Thuốc được đưa vào thử nghiệm trên người phải có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng nào đó, bạn sẽ được điều trị và chăm sóc đặc biệt.
Hiển nhiên, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tác dụng phụ của thuốc chưa được biết đến. Bác sĩ Cohen giải thích, nếu may mắn, thuốc cũng có thể đem lại tác động tích cực hoặc góp phần giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trong tương lai.
Thuốc được đưa vào thử nghiệm trên người phải có sự đồng ý của bác sĩ.
Có cần đến gặp bác sĩ tâm lý hay không?
Bác sĩ Leary cho biết có rất nhiều điều cần thiết trong quá trình điều trị và đánh bại ung thư buồng trứng, đặc biệt là tâm lý.
Các nhà tâm lý trị liệu sẽ hỗ trợ bạn vượt qua giai đoạn tinh thần chịu khủng hoảng khi phải đối mặt với bệnh ung thư buồng trứng và cuộc sống sau khi điều trị. Họ hướng tâm lý người bệnh trở nên lạc quan khi đối mặt với bệnh tật.
Nếu cần biết thêm thông tin, mọi người có thể liên lạc với bác sĩ để nhanh chóng lựa chọn bác sĩ lý phù hợp với bản thân.
Cần làm gì sau khi hóa trị?
Ung thư buồng trứng không phải là dấu chấm hết cho chị em phụ nữ. Không ít người đã sống sót và vượt qua căn bệnh này một cách đáng kinh ngạc. Việc làm hàng đầu là mọi người cần tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ, tạo cho bản thân thói quen làm mạnh, chăm tập thể dục và giữ gìn sức khỏe tâm lý.
Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý những dấu hiệu cho thấy ung thư đang quay trở lại và trang bị thêm thông tin về bệnh này.
Nguồn: Pre
Ung thư tụy khó phát hiện sớm, dễ tử vong Ung thư tụy thường phát hiện ở giai đoạn trễ, không thể phẫu thuật nên phần lớn bệnh nhân tử vong ngay năm đầu. Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính năm 2018 Việt Nam gần một nghìn người mắc mới ung thư tụy và gần 900 trường hợp tử vong vì bệnh này. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng Khoa...