Có 1 cách đánh bay mùi tanh của cá, xem hướng dẫn chắc chắn 99% các mẹ sẽ ngỡ ngàng vì trước giờ không biết
Làm món cá nhiều liệu các chị em đã biết hết các mẹo khử mùi tanh cho cá chép chưa?
Món cá, đặc biệt là cá chép, là món ăn được rất nhiều người Việt yêu thích. Cá chứa nhiều protein, hàm lượng chất béo thấp nên hỗ trợ rất tốt cho các chị em có nhu cầu giảm cân.
Thế nhưng việc sơ chế và chế biến cá như nào để cá hết mùi tanh thì có lẽ nhiều chị em vẫn chưa biết. Hãy cùng học cách loại bỏ mùi tanh của cá chép bằng những việc sau nhé!
Loại bỏ mang cá và mật cá chép
Cá chép mua nếu bị vỡ mật sẽ gây ra vị đắng rất khó chịu và ảnh hưởng đến mùi vị của cá. Vì thế, đây là bộ phận cần loại bỏ. Nếu trong trường hợp cá bị vỡ mật thì dùng nước cũng không rửa sạch được. Để rửa mật cá các chị em hãy dùng một ít rượu trắng chà lên thịt cá rồi sau đó rửa cá lại bằng nước sạch.
Mang cá cũng là phần phải loại bỏ khi sơ chế cá vì mang cá cũng có mùi rất khó chịu. Vì thế khi mổ cá cần loại bỏ cả mang cá và cạo sạch màng đen bên trong bụng cá, đồng thời làm sạch máu thừa để cá bớt tanh.
Khử tanh bằng cách rút sợi dây gân màu trắng dọc hai bên sống lưng
Cá chép sau khi được mổ, moi mang, cạo phần màng đen… các chị em hãy dùng dao khứa ngang thân cá cách đầu khoảng 1cm (hoặc có thể cắt ngang cá nếu muốn), lúc này chúng ta sẽ nhìn thấy một sợi gân như sợi chỉ màu trắng hở ra.
Video đang HOT
Sợi gân này nằm dọc hai bên sống lưng cá. Dùng tay hoặc dùng nhíp, kìm từ từ kéo sợi gân trắng này ra cho đến hết. Cách làm này sẽ giúp khử mùi tanh cá chép hiệu quả.
Ngâm cá vào nước vo gạo, nước muối hoặc giấm pha loãng
Để yên tâm hơn thì các chị em có thể ngâm cá chép trong nước muối, giấm pha loãng hoặc nước vo gạo trong 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nếu ngâm quá lâu sẽ làm da cá bị bong và mất đi độ tươi của cá.
Ướp cá với muối, rượu trắng, gừng, hành
Sau khi sơ chế cá xong, bạn có thể cắt khúc tùy thích hoặc nếu để nguyên con thì khứa các đường lên thân cá. Tiếp theo để cá giảm được mùi tanh thì chúng ta có thể ướp cá với một chút muối, rượu trắng, gừng và hành trong khoảng 30 phút.
Bên cạnh đó, khi nấu chúng ta có thể kết hợp cá với các nguyên liệu và gia vị như tiêu, ớt, giềng, khế, chanh, me… Tuy nhiên tùy món ăn mà các bạn lựa chọn gia vị cho phù hợp.
Chúc các chị em thành công với việc sơ chế và chế biến cá chép.
Trong 100g thịt cá chép tươi có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se. Trong đó, thành phần protein amino axit trong cá chép tương đương với thành phần protein amino axit mà cơ thể cần, rất dễ dàng để hấp thụ. Nó là dạng chất đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn, do đó thịt rất mềm và tinh mịn.
Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, cá chép nấu cháo hoặc hấp ăn nóng sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Người đang mang thai, ăn cá chép có tác dụng dưỡng thai.
Kho cá tuyệt đối không làm điều vẫn hay làm này thì cá mới ngấm sâu từng thớ thịt, đậm vị, săn chắc
Chị em tuyệt đối không cho nước vào lúc kho bởi nước tiết ra từ cá và gia vị sẽ giúp ngấm ngược vào cá, làm cá đậm vị, săn chắc.
Trên diễn đàn ẩm thực, chị Nguyễn Thị Ánh Hồng đã chia sẻ cho các thành viên cách kho cá cực ngon mà chị học được từ người mẹ gốc Huế của mình. "Má mình gốc Huế, người Huế có tính sạch sẽ, ngăn nắp, chỉn chu. Nếu nói khó tính thì cũng không hẳn, chỉ là đừng phạm vào những "quy tắc bất di bất dịch" của má, thì mọi thứ sẽ ổn.", chị Hồng chia sẻ về người mẹ của mình.
Và tính cách đặc trưng Huế của mẹ chị Hồng đã được bà áp dụng vào cả lúc nấu ăn. Trong đó có món cá kho. Và một trong những quy tắc đó của bà là kho cá tuyệt đối không cho nước. Theo chị Ánh Hồng cho biết thì bà nói, nước tiết ra từ cá và gia vị, kho lâu ngấm ngược vào cá mới đậm vị, chắc thịt.
Theo đó, các bước kho cá được mẹ chị Hồng thực hiện theo đúng các nguyên tắc sau.
Cá sơ chế sạch, bóp muối, xát chanh giúp cá khử độ tanh.
Bước 1: Cá sau khi sơ chế sạch cho muối vào bóp sơ, cạo sạch lại. Khâu này góp phần làm "săn thịt" cá.
Bước 2: Sau đó, cắt miếng chanh chà khắp mình cá, rửa lại sạch cho lên rổ lỗ to để ráo nước. Cá sạch là không còn vương lại vảy, nhớt, đặc biệt là máu cá ứ lại.
Bước 3: Sau khi để ráo cá, ướp cá với hành tím bằm nhuyễn, ít hạt nêm - dầu hào - tương ớt, nước mắm, đường, dầu ăn, nước màu dừa, tiêu xay (hoặc tiêu tươi đập dập), ớt trái đập dập.
Tuyệt đối không cho nước vào để kho cá
Bước 4: Xóc đảo đều cá cho ngấm gia vị, khoảng tầm 20 phút xóc cá một lần cho ngấm đều gia vị. Ướp cá tầm một giờ trước khi kho.
Bước 5: Bắt đầu kho với lửa lớn, để sôi bùng lên bao phủ toàn bộ cá tầm 2 phút. Sau đó cho lửa nhỏ nhất có thể kho đến khi sít nước lại.
Bước 6: Trong quá trình kho, hạn chế đảo, trở cá, có thể dùng đũa len vào những khe hở lắc nhẹ cho cá nằm san sát không chồng lên nhau để ngấm đều gia vị. Do quá trinh kho, cá sẽ săn lại nên mình làm động tác này nhằm sắp xếp lại cá, tránh chồng lên nhau.
Bước 7: Cá sít nước lại thì rắc ít tiêu xay lên mặt cá nhằm dậy mùi cá kho lên. Thành phẩm thịt cá săn chắc, quện với nước kho sít lại rất đậm vị, thơm lừng.
Món cá kho kết hợp trời mưa lâm râm, một bát cơm nóng hôi hổi, đảm bảo sẽ "căng da bụng chùng da mắt".
Dù thích đến mấy, những bộ phận này của cá tuyệt đối đừng ăn, kẻo có ngày rước họa Cá ngon và bổ nhưng có những bộ phận của cá tốt nhất nên vứt đi nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Cá là một trong những bộ phận vô cùng bổ dưỡng, luôn được mọi người lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày. Thịt cá giàu protein, vitamin A, kẽm,...