CNN: Tại sao vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin? Các chuyên gia đưa ra 5 lý do
Đã có những con số về người mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin phòng ngừa. Đây là 5 lý do có thể khiến kết quả xét nghiệm dương tính sau khi tiêm chủng.
Tại sao vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng?
Gần đây, có nhiều trường hợp xét nghiệm axit nucleic dương tính sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở nhiều nước. Trang web CNN đã chỉ ra rằng vắc xin không thể hoàn hảo, và 5 lý do sau đây có thể khiến kết quả xét nghiệm dương tính sau khi tiêm chủng.
1. Có sự chênh lệch về thời gian giữa tiêm chủng và miễn dịch
Hiện tại, vắc-xin Covid-19 của Pfizer và Moderna đã được tiêm tại Hoa Kỳ, cần tiêm hai liều cách nhau 3 hoặc 4 tuần.
Trong khoảng thời gian giữa hai liều, có thể có một mức độ miễn dịch nhất định, nhưng người tiêm cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Pfizer tuyên bố rằng liều đầu tiên có hiệu quả khoảng 52% trong 14 ngày sau khi tiêm chủng, nhưng người phát ngôn của Moderna cho biết không có bằng chứng nào đảm bảo rằng vắc xin sẽ có hiệu quả chỉ với một liều.
Cơ thể con người cần có thời gian để thiết lập phản ứng miễn dịch. Phải mất vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm liều thứ hai để cung cấp khả năng miễn dịch lý tưởng. Người tiêm cũng có thể bị nhiễm bệnh trong thời gian này.
Video đang HOT
2. Vắc xin Covid-19 có tỉ lệ hiệu quả đạt tiêu chuẩn, nhưng không đạt hiệu quả 100%
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Covid-19 phải đạt từ 60% -70% trở lên mới đạt tiêu chuẩn sử dụng, trong khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ, Tiến sĩ Fauci cho rằng tỷ lệ hiệu quả nên đạt 70% -85%.
Hiện tại, Pfizer và Moderna báo cáo rằng vắc xin này có tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 95% và 94%, thuộc phạm vi “rất hiệu quả”, nhưng xét cho cùng thì không phải là 100% nên vẫn có khả năng bị nhiễm trùng sau khi tiêm vắc xin.
3. Dữ liệu về hiệu quả của vắc xin đề cập đến việc ngăn ngừa “dịch bệnh”, không phải ngăn ngừa “lây nhiễm”
Vắc xin có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh Covid-19 sau khi nhiễm virus, nhưng vẫn chưa biết liệu nó có thể ngăn ngừa lây nhiễm không triệu chứng hay không.
Chuyên gia Namandje Bumpus, chủ nhiệm Khoa Dược và Khoa học Phân tử tại Đại học Johns Hopkins, cho biết rằng các công ty vắc xin cung cấp dữ liệu về phòng chống dịch bệnh, và khả năng ngăn ngừa nhiễm virus vẫn chưa được biết rõ.
Đánh giá từ báo cáo hiện tại cho thấy những người mắc bệnh Covid-19 sau khi tiêm vắc xin có sức khỏe tốt hơn những bệnh nhân khác, điều này cũng chứng tỏ giá trị của vắc xin.
Điều cần nói thêm là, sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm không triệu chứng, nghĩa là dù đã tiêm vắc xin nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh.
Khi trong khoang mũi của người bị bệnh có virus, virus đó có thể phát tán vào không khí khi thở, nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay cả khi đã tiêm vắc-xin, vẫn không được gỡ bỏ thói quen đeo khẩu trang.
4. Có thể đã bị nhiễm Covid-19 trước khi tiêm chủng
Trong các ứng dụng thực tế, chúng tôi không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi tiêm chủng.
Một số trường hợp bị dương tính sau khi tiêm chủng thực sự đã bị nhiễm trùng không có triệu chứng trước khi tiêm chủng, nhưng chúng tôi không biết. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn giữa các nhân viên y tế.
Tiến sĩ Eyal Leshem thuộc Trung tâm Y tế Sabah ở Israel cho biết, trong số 4.081 nhân viên y tế, 22 người có kết quả dương tính sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên. Trong số đó, một số người chắc chắn đã bị nhiễm bệnh trước khi tiêm phòng.
5. Virus đột biến kháng vắc xin
Đã có báo cáo về các đột biến của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới. Một số đột biến có khả năng kháng lại các kháng thể do hệ thống miễn dịch của con người tạo ra trước đó.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy, vắc-xin có tác dụng miễn dịch đối với virus đột biến, nhưng các chuyên gia khuyến nghị rằng nên càng nhiều người tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt để giảm sự lây lan của virus và ngăn chặn nguy cơ đột biến của chúng.
Công ty sản xuất vắc-xin này cũng cho biết họ đang thử nghiệm khả năng miễn dịch của vắc-xin chống lại virus đột biến, đồng thời cũng đang phát triển một chất tăng cường miễn dịch có thể tăng khả năng bảo vệ và loại bỏ khả năng đề kháng do virus đột biến gây ra.
William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng thuộc Khoa Chính sách Y tế tại Đại học Vanderbilt, nói rằng có thể năm sau ông sẽ tiêm phòng cả vắc-xin cúm và vắc-xin Covid-19 để tăng cường miễn dịch. Con người phải liên tục thích ứng với tốc độ đột biến của virus để có thể bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua nó.
Tân Tổng thống Mỹ J.Biden công bố chiến lược quốc gia chống dịch COVID-19
Ngày 21/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố chiến lược chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chi tiết, trong đó ưu tiên thúc đẩy việc tiêm chủng, xét nghiệm và tập trung vào khía cạnh khoa học.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol ở Washington DC, ngày 20/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nội dung chính của "Chiến lược quốc gia về ứng phó dịch COVID-19 và sẵn sàng ứng phó đại dịch" đã được Nhà Trắng công bố đi kèm tuyên bố: "Chúng ta có thể và sẽ đánh bại dịch COVID-19. Nước Mỹ xứng đáng (có được chiến lược) ứng phó đại dịch COVID-19 nhờ sự hỗ trợ của khoa học, số liệu và y tế cộng đồng".
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết ông Biden sẽ ngay lập tức ký 10 sắc lệnh hành pháp và các chỉ thị khác, trong đó có bắt buộc đeo khẩu trang tại các sân bay và một số phương tiện công cộng nhất định, nhằm khởi động chiến lược quốc gia trên.
Kế hoạch này đặt ra một số mục tiêu như khôi phục niềm tin của người dân Mỹ, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và giảm thiểu sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 bằng cách bắt buộc đeo khẩu trang và xét nghiệm, cũng như củng cố lực lượng y tế.
Kế hoạch này cũng sẽ mở rộng hỗ trợ khẩn cấp cho người dân; mở cửa lại trường học, doanh nghiệp và du lịch một cách an toàn; bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất; thúc đẩy bình đẳng sắc tộc và khôi phục vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó các đại dịch trong tương lai. Chính quyền mới cũng đang kỳ vọng Quốc hội thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD, trong đó có 20 tỷ USD để mua các liều vaccine và 50 tỷ USD dành cho công tác xét nghiệm.
Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 trên thế giới với hơn 405.000 ca tử vong. Các mô hình dự đoán của chính phủ cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh có thể xâm nhập vào nước này và làm gia tăng các ổ dịch COVID-19 trong những tháng tới.
Trong bài phát biểu quan trọng sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 tại Đồi Capitol, tân Tổng thống Biden đã đưa ra thông điệp kêu gọi toàn bộ người dân Mỹ đoàn kết để giúp nước Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn chưa từng có trong lịch sử hiện nay, đồng thời cam kết sẽ là Tổng thống của tất cả người dân Mỹ, kể cả những người đã không ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử vừa qua.
Tiêm chủng 'thần tốc', Israel vẫn lao đao vì Covid-19 Dù đã tiêm chủng cho hơn một nửa dân số, vượt xa các quốc gia khác, Israel vẫn ghi nhận 1.400 ca tử vong vì Covid-19 trong tháng 1. Israel hiện dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng trên thế giới, với hơn 20% dân số đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19 và 37% nhận được ít nhất một liều tiêm....