CNN săn lùng chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam: Người Việt đã từng ăn thử chưa?
CNN Travel đã không tiếc lời ca ngợi những chiếc bánh mì Hội An được cho là “ngon nhất Việt Nam”.Chuyên mục du lịch của tờ CNN miêu tả về nơi họ đi tìm chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam: “Dọc theo lối nhỏ của phố cổ Hội An, chúng tôi cảm thấy háo hức bởi âm thanh ồn ào náo nhiệt của xe cộ.
Những người bán hàng rong đẩy những chiếc xe dường như đã quá tải với những chiếc bình và bát sứ. Một chiếc xích lô chạy chậm lại để chào mời một chuyến đi…”
Bánh mì Việt Nam xuất hiện riêng trên bài báo của CNN Travel. Hình ảnh: CNN travel
“Chúng tôi chỉ có 1 mục đích duy nhất trong sứ mệnh của mình: Tìm ra chiếc bánh mì ngon nhất ở Hội An – và thậm chí có thể là trên thế giới.”
Món bánh mì kẹp được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, người Việt Nam đã sáng tạo thêm vô vàn những loại nhân khác nhau, nào là pate heo, xá xíu, thịt nguội, sốt mayonnaise, các loại rau thơm và tương ớt xay cay nồng.
Ông Huỳnh Hữu Phước – một người dân Hội An và là người sáng lập các lớp học nấu ăn và tham quan ẩm thực đường phố Eat Hoi An – giới thiệu là nhân vật đồng hành với CNN Travel. Dưới đây sẽ là những quán bánh mì tại Hội An được CNN Travel ca ngợi là “ngon nhất Việt Nam”:
1. Phi Bánh mì
Bánh mì ở đây do anh Đỗ Văn Phi – từng là đầu bếp chuyên nghiệp của quán Nam Hải (nay là khu nghỉ dưỡng 5 sao Four Seasons The Nam Hai) sáng tạo ra. Điều làm nên sự đặc biệt của món bánh mì này chính là phần thịt lợn quay.
Bánh mì của ông Đỗ Văn Phi. Hình ảnh: CNN Travel
Phần ngon nhất của con lợn là phần bụng, nhưng mỗi con lợn có một hương vị và mùi vị khác nhau. Ông Phi luôn lấy phần thịt của con lợn được nuôi thả để làm nhân. Đây chính là bí quyết của Phi bánh mì.
2. Bánh mì Madam Khánh – The Banh Mi Queen
Là quán bánh mì nổi tiếng nhất nhì Hội An, Madam Khanh được mệnh danh là nữ hoàng bánh mì được bà Nguyễn Thị Lộc mở ra vào năm 1975. Sau gần nửa đời người – 45 năm làm bánh, Madam Khánh đã được truyền lại cho các con.
Nhân bánh Madam Khanh. Hình ảnh: CNN Travel
Bánh mì Madam Khánh rất đẹp mắt với các loại rau thơm tươi cùng sốt mayonnaise tự làm. Bà Lộc cũng từng tự làm pate từ gan lợn, các loại gia vị với hành tím đập dập, sả, tiêu, muối, cùng một chút bột ngọt. Tuy nhiên, kể từ khi thế hệ thứ 2 tiếp quản, ông Phước đánh giá hương vị bánh mì Madam Khánh đã trở nên hiện đại hơn và theo một cách nào đó, nó phù hợp hơn với người nước ngoài.
Nhân bánh Madam Khanh. Hình ảnh: CNN Travel
Video đang HOT
3. Lò bánh mì Sài Gòn tại Hội An
Nằm ở phía Tây Hội An, Lò bánh mì Sài Gòn tại Hội An là điểm dừng chân đầy hoài niệm của ông Phước: “Khi còn bé, ngày nào tôi cũng đến đây vào sáng sớm để ăn bánh mì của bà ấy.” Sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ của Bánh mì Sài Gòn tại Hội An – tên Tạ Thị Nghĩa, bà chuyển đến Hội An 20 năm trước để tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống.
Nhân bánh của Lò bánh mì Sài Gòn. Hình ảnh: CNN Travel
Từ quán bánh mì ven đường, dần dần nhận được sự yêu thích của người dân Hội An, bà mở rộng sang địa điểm thứ hai do con gái vận hành. Bánh mì ở đây có vị truyền thống miền nam, sử dụng thịt ba chỉ nhiều mỡ thay vì xá xíu, cho nhiều ớt xanh. Còn sốt mayonnaise thì được làm từ trứng, dầu ăn và sữa chua tạo nên vị chua thoảng nhẹ.
Pate được nấu rất chậm. Hình ảnh: CNN Travel
Chủ quán nấu pate gan heo bằng lò củi trong khoảng thời gian dài, từ từ và rất ngon. Đây là cách nấu pate đúng điệu – thật sự rất chậm với ngọn lửa trần. Sau khi làm xong, họ còn nướng lên, đốt lại để hương vị đậm đà hơn nhiều.
Theo tiết lộ, bánh mì Phượng bán được khoảng 3.000 – 4.000 chiếc bánh mì mỗi ngày.
7 năm trước, một anh chàng cầm máy ảnh ghé qua, gọi món bánh mì và nói: ‘Đây là món bánh mì ngon nhất thế giới’. Đó là Anthony Bourdain – 1 đầu bếp, tác giả, nhà làm phim tài liệu du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Sau đó, bánh mì Phượng đã trở nên vô cùng nổi tiếng.
Bánh mì của bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN travel
Thịt của bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN Travel
Thương hiệu bánh mì này “mở cửa” cách đây khoảng 55 năm bởi cha mẹ của Trương Thị Phượng (hay còn gọi là Madam Phượng). Họ đã điều hành nó trong khoảng 25 năm, trước khi truyền nó cho con gái lớn của mình. “Điều quan trọng nhất của bánh mì là sợi bánh phải tươi – giòn bên ngoài, mềm bên trong.”
Bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN Travel
Không chỉ như vậy, bánh Phượng cực kì biết đánh vào tâm lý mọi người với đa dạng các loại nhân bánh từ nhân chay đến nhân thịt xông khói hay thịt bò. Ít ai biết rằng bàn tay vàng đứng sau mọi công thức này là chồng của cô Phượng. Anh ấy là linh hồn của hương vị gây thương nhớ mang tên bánh mì Phượng.
5. Bánh Mì Lành
“Hương vị này mới là chính thống nhất ở Hội An”, ông Phước nói “Họ sử dụng bánh mì giống như bánh mì của Madam Phượng với pate tự làm, sau đó nướng theo cách truyền thống với nước xốt sả và hẹ.”
Bánh mì Lành bắt đầu từ 1 chiếc xe đẩy. Hình ảnh: CNN Travel
Bánh mì không quá ngọt, cũng không quá ngấy, vị nhẹ và thanh. Miếng bánh mì đầu tiên có thể chưa cảm nhận được vị ngon. Nhưng đến miếng thứ hai, bạn bắt đầu cảm nhận được tất cả hương vị hòa quyện của nhân bánh và bánh mì, chỉ trong 1 miếng.
Bành mì Lành. Hình ảnh: CNN Travel
Điểm danh những hàng bánh mì ngon nhất Hội An
Tôi muốn thực hiện sứ mệnh tìm ra loại bánh mì tuyệt nhất Hội An và thậm chí là nhất thế giới', nhà báo Kate Springer cho biết.
Nhà báo của CNN, Kate Springer, đã có hành trình đi khắp Hội An để tìm ra các quán bánh mì ngon nhất, giới thiệu với độc giả thế giới. Đến Hội An, Kate may mắn gặp được một người nổi tiếng, ông Huỳnh Hữu Phước, nhà sáng lập của đơn vị tổ chức tour Eat Hội An và được ông chở đi khám phá nhiều nơi. Qua đó, Kate biết được "Hội An thực sự" không nằm ở khu phố cổ, mà là một địa điểm khác.
Phi Banh Mi
Theo ông Phước, người dân Hội An không quá quan tâm đến phố cổ như du khách. Nếu muốn ăn những thứ đậm chất Hội An nhất, phải đến Khu B. Một trong những quán bánh mì ngon nhất nơi đây chính là Phi Bánh Mì.
Nguyên liệu làm bánh luôn được chọn từ những loại thịt ba chỉ thơm ngon nhất. Bánh mì ở đây có nhiều loại rau thơm như húng quế, bạc hà, hành lá và tương ớt tự làm. Ảnh: CNN.
Đây là một cửa hàng nhỏ, nằm trên con phố yên tĩnh của đầu bếp Đỗ Văn Phi. Điểm đặc biệt của cửa hàng là thịt ba chỉ nướng từ những con lợn được chăn thả tự do. Hàng ngày, vào sáng sớm, anh Phi đều đi mua các nguyên liệu tươi sống, chọn ra miếng thịt ngon nhất.
Địa chỉ: 88 Thái Phiên, phường Minh An, Hội An.
Madam Khanh - Nữ hoàng bánh mì
Bà Nguyễn Thị Lộc, hay còn gọi là Madam Khanh mở cửa hàng vào những năm 1975 và dành nửa đời người để phát triển nó trước khi truyền lại cho con gái. Dù hiện ngoài 90 tuổi, bà vẫn thường ghé qua vào buổi sáng để giúp đỡ.
Các loại bánh ở đây đều thơm ngon với nhiều rau thơm tươi và sốt tự làm. Madam Khanh cũng có công thức riêng để làm pate từ gan lợn, chiên với hành lá nghiền, sả, tiêu, muối, cùng một chút bột ngọt.
Theo ông Phước, từ sau khi thế hệ thứ hai tiếp quản, thực đơn của cửa hàng đã có thêm nhiều món mới hơn, dễ thu hút khách phương Tây như bánh mì chay, bánh mì bò, cá, trứng ốp.
Địa chỉ: 115 Trần Cao Vân, phường Minh An, Hội An.
Bánh mì Sài Gòn ở Hội An
Người lập ra thương hiệu này là bà Tạ Thị Nghĩa, sinh ra tại TP HCM và chuyển đến Hội An cách đây 20 năm. Bà mở cửa hàng đầu tiên trong một ngách nhỏ rồi mở thêm một cơ sở cho con gái quản lý.
Chủ quán dùng thịt ba chỉ nhiều mỡ thay vì xá xíu, với rất nhiều ớt xanh, sốt mayonnaise tự làm từ trứng, dầu, sữa chua, tạo nên hương vị truyền thống phương Nam. Ảnh: CNN.
Dù quán chỉ là một gian hàng nhỏ với những chiếc ghế nhựa ven đường, bánh ở đây luôn mang hương vị "hảo hạng" từ mỗi thành phần nhỏ. Thịt ba chỉ với nhiều mỡ là một trong những nguyên liệu chính làm nên thương hiệu bánh mì này.
Nhưng thành phần đáng nhớ nhất là pate. Thường có một lò đốt củi đun các mẻ gan lợn tươi ngay cạnh quầy hàng. "Đây là cách chính xác để nấu pate chuẩn vị. Họ để pate cháy một chút cho hương vị đậm đà hơn. Phải rất kiên nhẫn chờ đợi mới có thể nấu được vị ngon nhất", ông Phước nói.
Như đúng cái tên của nó, bánh mì ở đây mang vị ngọt đặc trưng của miền Nam, vùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Khmer nơi ăn rất nhiều đường cọ.
Địa chỉ: 151 Trần Hưng Đạo, Hội An.
Bánh mì Phượng
Cách đây khoảng bảy năm, một trong những đầu bếp, chuyên gia ẩm thực tài năng nhất thế giới Anthony Bourdain đã tới cửa hàng và nói rằng: "Đây là loại bánh mì ngon nhất thế giới". Từ đó, bánh mì Phượng trở nên nổi tiếng.
Bố mẹ của bà Trương Thị Phượng mở hàng bánh khoảng 55 năm trước. Cách đây 30 năm bà Phượng tiếp quản với khối lượng công việc khổng lồ, khi đó chồng bà là ông Đặng Ngọc Châu đã bỏ công việc cảnh sát, nghề nghiệp được khao khát lúc bấy giờ để giúp bà. Và rồi ông đã sáng chế ra những công thức nấu ăn, quy trình chế biến sáng tạo.
Ông Phước ngưỡng mộ: "Một người đàn ông từ bỏ công việc cao quý để làm bếp. Ông ấy có một tình yêu thật vĩ đại".
Địa chỉ: 2B Phan Chu Trinh, Cẩm Châu, Hội An.
Bánh mì Lành
Là một gian hàng nhỏ gần chùa Nam Quang, phía đông bắc Hội An, bánh mì Lành được người dân địa phương ưa chuộng khoảng 30 năm nay. Bà chủ tiệm bánh Khưu Thị Lành vốn được biết tới bởi kỹ năng làm bánh nhanh thoăn thoắt.
Bánh mì Lành là một gian hàng khá nhỏ gần chùa Nam Quang. Ảnh: CNN.
Bánh của bà Lành không quá mặn hoặc ngọt mà mang tới một hương vị thanh mát. Người dân thường ngồi sát ngay trước quầy bánh, vừa thường thức vừa trò chuyện.
Địa chỉ: Cẩm Châu, Hội An.
Bánh mì Việt Nam trên đường lưu lạc Trong những tháng TP.Đà Nẵng bị phong tỏa vì đại dịch, mọi nguồn cung cấp thực phẩm đều ngưng trệ, trên Facebook, bạn bè tôi ở nhiều nơi tỏ ý thèm một ổ bánh mì. Mấy em sinh viên ở trọ tại quận Sơn Trà nhắn tin chỉ cần vài ổ mì không, có thể chấm xì dầu nước mắm chi cũng được!...