CMC Telecom và Akamai cung cấp dịch vụ quản trị hệ thống cho Sàn giao dịch blockchain BCNEX
Ngày 2/5/2019, CMC Telecom và Akamai đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản trị hệ thống cho Sàn giao dịch công nghệ blockchain BCNEX. BCNEX sẽ được truyền tải nội dung một cách nhanh chóng, giảm tải cho hệ thống hạ tầng tài nguyên cho startup công nghệ này.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom và ông Ngô Hoàng Quyền, Tổng Giám đốc BCNEX ký kết hợp tác sáng ngày 2/5/2019.
BCNEX là startup công nghệ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp liên quan đến blockchain tại Việt Nam. Việc duy trì một hệ thống có khả năng đáp ứng dịch vụ cho người dùng là một yêu cầu tối quan trọng đối với BCNEX để sàn có thể đi vào hoạt động. Lựa chọn sử dụng dịch vụ của CMC Telecom và Akamai là phù hợp với định hướng xây dựng giải pháp an toàn dữ liệu người dùng của BCNEX nhằm đem đến trải nghiệm, lợi ích tối đa cho khách hàng.
Ông Ngô Hoàng Quyền – CEO Sàn giao dịch BCNEX phát biểu tại Lễ ký kết: “Lĩnh vực blockchain đang được coi là “Đại dương xanh” phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác giữa BCNEX với Akamai và CMC Telecom sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Sự hợp tác này sẽ là tiền đề cho việc triển khai hợp tác nhiều dịch vụ nội dung số khác trong tương lai.”
CMC Telecom tư vấn lựa chọn sử dụng dịch vụ quản trị hệ thống của gã khổng lồ Akamai phù hợp với tầm nhìn sàn giao dịch công nghệ blockchain BCNEX. Qua đó BCNEX sẽ được truyền tải nội dung trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, giảm tải cho hệ thống hạ tầng tài nguyên của BCNEX.
Video đang HOT
Ông Lê Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Giá trị Gia tăng của CMC Telecom chia sẻ: “CMC Telecom đã trở thành với Akamai đối tác kể từ năm 2015. Để BCNEX có thể ra mắt dịch vụ vào đầu tháng 5/2019, Akamai và CMC Telecom đã tư vấn và triển khai dịch vụ trong thời gian thần tốc là 3 tuần. Lựa chọn sử dụng dịch vụ của Akamai và CMC Telecom, BCNEX có thể tiết kiệm chi phí, nguồn lực, hạ tầng về cài đặt hệ thống, nghiên cứu và triển khai các giải pháp bảo mật. Người dùng cuối của BCNEX sẽ được trải nghiệm dịch vụ trên website, ứng dụng với tốc độ nhanh, an toàn.”
Theo ITC News
Khu Công viên phần mềm Quang Trung phát huy hiệu quả khu công nghệ thông tin đầu tiên của cả nước
Khu Công viên phần mềm Quang Trung không chỉ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM mà trở thành mô hình kiểu mẫu của cả nước về đầu tư, thu hút hạ tầng phần mềm, công nghệ thông tin (CNTT), cũng như là mô hình hiệu quả về phát triển công nghệ cao, dịch vụ CNTT.
Khu công viên phần mềm Quang Trung thu hút nhiều DN mạnh về CNTT, phần mềm. Ảnh: QTSC.
Chuyển hướng tạo giá trị lớn về công nghệ
Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) được thành lập vào năm 2.000 với quy mô 30 doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với 250 người làm việc. Đến nay, QTSC đã có 160 doanh nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT và các doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 2.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp CNTT hoạt động tại QTSC ước đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2014; trong đó thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng, với giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt gần 350 triệu USD, tăng 38,7% so với năm 2017. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang 20 quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước EU...
Theo đánh giá của Vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, QTSC không chỉ là khu CNTT tập trung được thành lập đầu tiên trong cả nước mà còn là khu được đánh giá hoạt động thành công nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng được đánh giá cao trong khu vực. Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC cho biết, trong 10 năm đầu hoạt động của QTSC, doanh nghiệp nước ngoài luôn chiếm thế thượng phong, nhưng đến nay, trong tổng số 160 doanh nghiệp hoạt động tại khu, chỉ có 50 doanh nghiệp nước ngoài, còn hơn 100 đơn vị là doanh nghiệp Việt.
Sự chuyển dịch cũng diễn ra bên trong QTSC, không còn chỉ là sản xuất phần mềm mà các doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất phục vụ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Phần lõi vẫn là phần mềm nhưng đã gắn thêm với cơ - điện tử, truyền thông... Quan trọng hơn, không ít doanh nghiệp Việt tại đây cũng chuyển sang đổi mới sáng tạo, tự làm ra những sản phẩm công nghệ, giải pháp cung cấp cho khách hàng, thị trường chứ không nhất thiết chỉ gia công, đặt hàng cho các công ty nước ngoài như trước đây.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, QTSC cũng tạo ra những sản phẩm phục vụ doanh nghiệp như triển khai hệ thống đo đếm dữ liệu điện kế từ xa nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ cho khách hàng; tạo ra Smart Water - giải pháp công nghệ quản lý, theo dõi chỉ số nước sử dụng của khách hàng, đọc chỉ số nước tự động hàng tháng, lưu trữ số liệu và xuất ra các thông báo cước phí cho khách hàng theo kỳ thanh toán; hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh...
Một hoạt động tại phòng Lab của Khu công viên phần mềm Quang Trung. Ảnh: QTSC.
Mô hình mẫu trong nền kinh tế trí thức
QTSC là công viên phần mềm đầu tiên tại Việt Nam nhận được giấy chứng nhận Khu CNTT tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 3/3/2016, Thủ tướng đồng ý thí điểm chuỗi QTSC để phát huy vai trò, thương hiệu sẵn có, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp phần mềm và khởi nghiệp sáng tạo, với hai thành viên ban đầu là QTSC hiện hữu và khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM. Từ sau khi trở thành thành viên của chuỗi QTSC, khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành nơi ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thành phố.
Với chiến lược đẩy mạnh nền công nghệ thông tin của Việt Nam, chuỗi QTSC được định hướng là mô hình hợp tác giữa các đơn vị, giữa các địa phương nhằm kết hợp và tạo nên một sức mạnh tổng thể để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư ngành công nghệ thông tin; kết nối các hạ tầng dùng chung để phát triển kinh tế địa phương; đẩy mạnh các ứng dụng CNTT và sản phẩm thương hiệu Việt.
Trên nền tảng đã đạt được và xu hướng phát triển, QTSC đặt mục tiêu phát triển trở thành mô hình mẫu trong nền kinh tế tri thức, có hàm lượng chất xám cao. Theo đó, định hướng đến năm 2020 và các năm sau đó, QTSC sẽ tập trung phát triển thương hiệu về gia công, phát triển phần mềm có uy tín trong khu vực và quốc tế, góp phần đưa nơi đây trở thành chỉ dẫn địa lý tin cậy của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới; tham gia vào nhóm top 10 các công viên phần mềm hàng đầu châu Á trong lĩnh vực gia công, phát triển phần mềm và nội dung số.
Đồng thời, tập trung xây dựng QTSC trở thành nơi cung cấp các ý tưởng sáng tạo, giải pháp, mô hình ứng dụng CNTT vào đời sống kinh tế -xã hội; thu hút các nhà khoa học, trường viện để tăng cường năng lực nghiên cứu; thu hút thêm 2-3 doanh nghiệp CNTT hàng đầu thế giới và có từ 6-8 doanh nghiệp có quy mô nhân lực từ 1.000 chuyên viên, kỹ sư trở lên. Nâng tổng số chuyên viên làm việc tại đây đạt từ 16.000 - 18.000 người. QTSC cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT (Internet vạn vật- IoT) để tăng cường các hoạt động quản lý, điều hành và trở thành mô hình quản lý mẫu về "đô thị thông minh" của cả nước. Chuỗi QTSC đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 9.000 tỷ đồng đến 11.000 tỷ đồng mỗi năm; tổng doanh thu dịch vụ của chuỗi đạt 15.000 tỷ đồng đến 17.000 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, tại QTSC, những hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, những ý tưởng sáng tạo táo bạo nhất, những tài năng khởi nghiệp chuyên ngành sẽ được hỗ trợ tối đa, toàn diện để tạo ra các sản phẩm CNTT độc đáo có giá trị cao phục vụ thị trường nội địa và đóng góp thiết thực vào sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam trong tương lai.
Theo hải quan
Facebook chia sẻ cách tự triển khai hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam Giám đốc chiến lược Facebook đã chia sẻ với các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam về xu thế tự triển khai hạ tầng của các nhà cung cấp nội dung, việc xây dựng hạ tầng lưu trữ có lợi thế nào khi trải nghiệm người dùng các dịch vụ Facebook tại Việt Nam. Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám...