CMC có dễ thoái vốn tại BaoVietBank?
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC (mã CK: CMG) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Ngân hàng Bảo Việt (OTC: BVBank).
Cổ phiếu BVB không có giao dịch trên sàn OTC
Theo đó, HĐQT Tập đoàn CMC đã ủy quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CMC hoàn tất việc chuyển nhượng hơn 10% cổ phần tại BaoVietBank. Như vậy, toàn bộ cổ phần BaoVietBank mà CMC sở hữu sẽ được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác.
Một trong những lý do chính khiến CMC thoái vốn khỏi BaoVietBank là do tình hình kinh doanh của ngân hàng này không mấy khả quan, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng thấp nhất từ trước đến nay. Điều này khiến cho số tiền cổ tức mà CMC nhận được từ BaoVietBank thấp hơn so với lãi suất ngân hàng (được biết khoảng 6%/năm). Đây là cuộc chia tay bất đắc dĩ của CMC sau 10 năm gắn bó với ngân hàng này.
Theo Báo cáo tài chính của BaoVietBank đã được soát xét công bố ngày 30/6/2019, ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, số vốn góp của CMC vào BaoVietBank là 10,3%, trị giá hơn 324 tỷ đồng theo mệnh giá. Hai cổ đông lớn còn lại là Tập đoàn Bảo Việt (sở hữu 49,5%) và Vinamilk (sở hữu hơn 14%).
Video đang HOT
Bình luận về vấn đề này, nhà đầu tư có thâm niên trên sàn chứng khoán Nguyễn Hữu Huân cho rằng: “ Với 324 tỷ đồng được chia với tỷ lệ 6%/năm thì lợi nhuận hàng năm mà CMC thu về quá bèo, chỉ khoảng 19,44 tỷ đồng/năm. Trong khi nếu số tiền này được CMC gửi ngân hàng trung bình với lãi suất 7%/năm như hiện nay, thì tập đoàn này cầm trong tay số tiền về 22,68 tỷ đồng/năm. Thậm chí, chỉ cần mua cổ phần của chính CMC rồi bán đối tác ngoại là Samsung SDS Asia Pacific thì mức lợi nhuận mà CMC thu về còn lớn hơn nhiều”.
Trên sàn chứng khoán OTC, cổ phiếu BVBank cũng rớt xuống mức thấp nhất hiện nay. Trong phiên giao dịch ngày 30/9, cổ phiếu này còn 4.500 đồng/cổ phiếu- mức thấp nhất so với các cổ phiếu dòng ngân hàng trên sàn OTC. Tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng này không có giao dịch. Trong khi các ngân hàng ngân hàng khác như OCB, NamA Bank, MSB… đều có mức giá chào bán trên mệnh giá.
“Với thanh khoản cổ phiếu BVBank gần như không có, trong khi tình hình kinh doanh của BaoVietBank không mấy khả quan, thì việc thoái vốn của Tâp đoàn CMC tại ngân hàng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, ông Huân nhận định.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh doanh của BaoVietBank có chiều hướng sa sút khi ghi nhận thu nhập lãi thuần 398,2 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các chi phí và trích lập dự phòng, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế chỉ 10,5 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của BaoVietBank đạt 52.159 tỷ đồng, giảm hơn 3.700 tỷ đồng so với số đầu năm nay. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 24.980 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2019. Nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6/2019 của BaoVietBank giảm từ mức 3,39% đầu kỳ xuống 3,18% tổng dư nợ (mức này vẫn cao hơn theo quy định của NHNN). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 19,6%, xuống mức 579,8 tỷ đồng…
Hà Phương
Theo enternews.vn
CMC Group công bố hoàn tất thoái vốn tại BaoVietBank, Vinamilk có còn là cổ đông lớn thứ hai?
Công bố thoái vốn tại ngân hàng Bảo Việt từ năm 2011, mới đây CMC Group vừa thông báo hoàn tất giao dịch này.
Theo thông báo của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC Group, mã CMG - HoSE), HĐQT của doanh nghiệp này vừa thông qua Nghị quyết về việc hoàn tất việc thoái vốn của Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Cụ thể, CMC Group đã chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu.
Nhìn vào danh sách cách khoản đầu tư tài chính của CMC Group, BaoVietBank từ lâu đã không còn trong khoản mục này. Theo báo cáo thường niên năm 2011, doanh nghiệp công nghệ này đã thoái vốn tại BaoVietBank nhằm tăng cường và tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chuyển vốn về đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và giảm nợ vay.
BaoVietBank là một trong ba ngân hàng được cấp phép thành lập mới trong năm 2008
BaoVietBank là ngân hàng nội "sinh sau, đẻ muộn", được cấp phép muộn nhất trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Ở thời điểm sáng lập, vốn điều lệ của BaoVietBank là 1.500 tỷ đồng. CMC Group là cổ đông nắm giữ 9,9% vốn ngân hàng, giá trị đầu tư hơn 148 tỷ đồng. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một lãnh đạo của doanh nghiệp này cũng cho biết việc thoái vốn tại BaoVietBank đến thời điểm này đã hoàn tất thủ tục pháp lý. Còn các giao dịch đã thực hiện xong trước đó.
Theo báo cáo soát xét bán niên năm 2019, BaoVietBank hiện đã nâng vốn điều lệ lên 3.150 tỷ đồng với 2 cổ đông lớn là Tập đoàn Bảo Việt (49,52% vốn) và CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (14%). Phía Vinamilk cũng cho biết toàn bộ 44,2 triệu cổ phiếu ngân hàng này đã được bán theo một thỏa thuận mua bán cổ phiếu từ nhiều năm trước. Dù giao dịch chưa hoàn tất, công ty đã nhận đủ tiền ứng trước 447,82 tỷ đồng.
Mặc dù, vốn điều lệ lớn nhưng kết quả kinh doanh của BaoVietBank vẫn khá khiêm tốn. Lợi nhuận nửa đầu năm 2019 đạt 10,6 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ do không còn khoản lãi lớn từ mua bán chứng khoán đầu tư. Thu nhập lãi thuần kỳ này tăng trưởng tới 48,5% dù dư nợ cho vay khách hàng giảm gần 3% so với đầu năm.
Tổng tài sản đến cuối quý II của ngân hàng xấp xỉ 52.159 tỷ đồng, giảm 6% so với hồi đầu năm. Trong khi tăng trưởng cho vay âm, huy động khách hàng lại tăng 5,59% trong nửa đầu năm. Lợi nhuận để lại hiện đạt hơn 190 tỷ đồng.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
CMC muốn rút vốn khỏi BaoVietBank CMC là một trong ba cổ đông sáng lập của BaoVietBank. Ảnh minh họa. Thông tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC mới đây cho biết, Hội đồng quản trị công ty đã thông qua Nghị quyết về việc hoàn tất việc thoái vốn tại Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank). Theo đó, Hội đồng quản trị ủy quyền cho...