Clip ‘vòng tròn đen xuất hiện trên bầu trời’: Chuyên gia thiên văn học nói gì?
Hình ảnh một vòng tròn đen xuất hiện trên bầu trời mới đây được cư dân mạng Việt Nam chia sẻ ào ạt.
Các nhà nghiên cứu thiên văn nói gì?
Mạng xã hội quan tâm
Một tài khoản mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh một vòng tròn đen trên bầu trời, được cho là xuất hiện trong cơn mưa tại Hà Nội hôm 6.6 khiến nhiều người tò mò.
Tài khoản mô tả: “Trong cơn mưa sáng nay (6.6.2023), trên bầu trời bỗng xuất hiện một vòng tròn đen. Mới đầu, vòng tròn chỉ có kích thước nhỏ, đường kính bằng miệng chậu, sau đó phát tán ra thành vòng tròn to lơ lửng trên không trung”. Kèm theo đó, là đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại hình ảnh của vòng tròn đen trên bầu trời theo đúng mô tả nói trên.
Ngay sau đó, bài đăng nhận được sự quan tâm lớn và chia sẻ của cư dân mạng. Nhiều bình luận cũng tò mò không biết rằng vòng tròn này có nguồn gốc từ đâu. Tài khoản Trung Nguyễn bình luận: “Mình từng thấy vòng tròn này trên mạng. Nó xuất hiện ở nhiều nước trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không biết là gì”.
Hình ảnh về vòng tròn đen dưới góc quay của một tài khoản. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Video đang HOT
Cùng ngày, một tài khoản khác trên mạng xã hội cũng chia sẻ đoạn clip với góc quay khác chia sẻ hình ảnh về vòng tròn đen kỳ lạ trên bầu trời với dòng trạng thái: “Mọi người ơi! Trời mưa mà trên trời có vòng tròn màu đen này là sao vậy ạ?”.
Người này cho biết mình đã chứng kiến vòng tròn này xuất hiện trên bầu trời Hà Nội trong cơn mưa, sau đó tan ra.
Chuyên gia khó xác định
Trao đổi với Thanh Niên, chủ nhiệm một CLB thiên văn tại Hà Nội cho biết khi theo dõi đoạn clip này mà không quan sát trực tiếp thì khó xác định được đây là hiện tượng gì.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cũng cho biết thông qua clip được chia sẻ trên mạng xã hội, rất khó để có thể kết luận chính xác.
Trước đó, hình ảnh vòng tròn đen lơ lửng trên bầu trời nước Anh cũng khiến nhiều người tò mò. Chuyên gia nhận định đây có khả năng là một dải khói có nguồn gốc nhân tạo, do hoạt động đốt nhiên liệu dưới mặt đất gây ra.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
“Dựa vào màu sắc thì đây có khả năng là một dải khói có nguồn gốc nhân tạo, do hoạt động đốt nhiên liệu dưới mặt đất gây ra. Tuy nhiên vì chỉ có một nguồn hình ảnh duy nhất, lại không có căn cứ để xác minh địa điểm nên việc khẳng định hình ảnh này được ghi lại tại Hà Nội là chưa chắc chắn và cũng không có nhiều cơ sở để khẳng định”, chuyên gia đánh giá.
Cuối năm 2022, hình ảnh về vòng tròn đen này cũng từng được nhiều tài khoản chia sẻ lên mạng xã hội khẳng định nó xuất hiện ở Đồng Nai. Anh, Kazakhstan, Trung Quốc… cũng ghi nhận hiện tượng này.
Tháng 7.2017, hình ảnh về vòng tròn đen tương tự xuất hiện ở khu vực Tây Yorkshire cũng thu hút sự chú ý của người dân Anh, được nhiều người mô tả rằng đó là “thứ kỳ lạ nhất” mà họ từng thấy. Theo The Mirror, thời điểm đó cơ quan cứu hỏa địa phương cũng như các chuyên gia thời tiết không thể đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vòng tròn này.
Trong khi đó, Nigel Watson – tác giả của một cuốn sách hướng dẫn điều tra UFO cho rằng hiện tượng này là kết quả của một hoạt động nào đó của con người.
Chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ vào cuối tuần
Từ ngày 6-10/10 sẽ xuất hiện trận mưa sao băng Draconid, với tần suất khoảng 10 vệt mỗi giờ, cực điểm vào ngày 8/10.Cuối tuần này, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng một trận mưa sao băng rực rỡ xuất hiện sau khi mặt trời lặn.
Mưa sao băng Draconid sẽ hiện rõ nhất ở Bắc bán cầu, những người ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á là những nơi tốt nhất để tận mắt chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn kỳ thú.
Mưa sao băng tạo ra một đám mảnh vụn sao chổi đi qua bầu khí quyển Trái Đất, tạo ra màn trình diễn ánh sáng trên bầu trời.
Mưa sao băng Draconid có nguồn gốc từ tàn dư do sao chổi 21P Giacobini-Zinner, phát hiện năm 1900 để lại. Sao chổi có kích thước khoảng 2 km.
Sao chổi 21P Giacobini-Zinner tạo ra các mảnh vỡ cứ khoảng 6,6 năm một lần. Điều này có nghĩa là cứ sau 7 năm, trận mưa sao băng Draconids lại rực rỡ hơn rất nhiều, có khả năng tạo ra hàng trăm thiên thạch mỗi giờ. Lần gần nhất có khả năng xảy ra trận mưa sao băng Draconids lớn là vào năm 2025. Một số người thiên văn gọi sự kiện này là sự thức tỉnh của con rồng.
Để có được tầm nhìn tốt nhất có thể, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một nơi có bầu trời quang đãng và tránh xa các nguồn ô nhiễm ánh sáng như các thành phố lớn.
Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, Anh cho biết: 'Trong khi hầu hết các trận mưa sao băng nhìn thấy tốt nhất vào khoảng thời gian đầu, thì trận mưa sao băng Draconids nhìn thấy tốt nhất vào buổi tối, sau khi màn đêm buông xuống".
Người yêu thiên văn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Draconid bằng mắt thường. Mưa sao băng Draconids được gọi là Giacobinids, lấy theo tên của chòm sao Draco the Dragon, chòm sao con Rồng ở phía Bắc. Nếu nhìn từ Trái Đất, mưa sao băng có vẻ như xuất phát tại một điểm gần đầu rồng.
Các chuyên gia cho biết dự kiến khu vực Bắc Bán cầu sẽ là khu vực quan sát trận mưa sao băng Draconids rõ nhất, gần chòm sao Draco nằm ở vị trí cao trên bầu trời phương Bắc.
Trung tâm vũ trụ quốc gia Anh cho biết năm nay, mưa sao băng Draconids thường tạo ra khoảng từ 10 vệt sao băng mỗi giờ.
Những vệt sáng đẹp nhìn thấy rõ trên bầu trời đêm tạo ra từ các hạt bụi nhỏ như một hạt cát cháy khi đi qua bầu khí quyển. Nếu kích thước hạt lớn hơn, cỡ khoảng quả nho, thì có thể tạo ra một quả cầu lửa và kèm theo ánh sáng rực rỡ trên bầu trời.
Nếu bạn bỏ lỡ mưa sao băng Draconids thì trong tháng 10 vẫn còn một trận mưa sao băng khác là Orionids dự kiến sẽ xuất hiện vào trước buổi bình minh ngày 21/10. Trận mưa lớn này có tần suất trung bình 20 vệt mỗi giờ, đỉnh điểm lên đến 70-80 vệt mỗi giờ.
Bất ngờ trước các cấu trúc bí ẩn được phát hiện trong Dải Ngân hà Một nhóm các nhà vật lý thiên văn đã phát hiện ra hàng trăm cấu trúc bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân hà. Cấu trúc này, bao gồm hàng trăm sợi phát sáng với các chiều hướng khác nhau, có thể có nguồn gốc từ cách đây một vài triệu năm khi Sagittarius A* - hố đen siêu nặng ở trung tâm...