Clip tai nạn tàu SE5: Nhân viên cảnh giới không làm tín hiệu dừng tàu
Nhân viên cảnh giới địa phương đã không làm tín hiệu cho lái tàu dừng tàu khi xe đầu kéo rơ moóc chở sắt mắc kẹt trên lối đi tự mở.
Trên các trang mạng, group đường sắt vừa chia sẻ clip vụ tai nạn xảy ra vào sáng nay (28/1) giữa tàu khách Thống nhất SE5 và xe đầu kéo chở thanh sắt dài.
Hình ảnh trong clip cho thấy xe đầu kéo khi qua giao cắt đường bộ – đường sắt có người gác đã bị kẹt do xe quá dài và nặng. Tài xế điều khiển xe mãi mới vượt lên được. Tuy nhiên, khi mới ra khỏi được 2/3 rơ moóc thì tàu SE5 lao tới, va vào đuôi.
Đáng nói, trước khi tàu va, xe đầu kéo mắc kẹt khá lâu trên giao cắt này nhưng nhân viên gác tàu không làm tín hiệu báo cho lái tàu dừng lại trước giao cắt, mà vẫn đứng tại một góc giao cắt, sát với quốc lộ 1.
Thông tin với Báo Giao thông, một cán bộ làm công tác an toàn đường sắt cho biết, đây là lối đi tự mở công cộng km 28 800 tuyến đường sắt Bắc – Nam không thể thu hẹp do đi vào khu đông dân cư, nên đành để tồn tại. Tuy nhiên, để tăng cường an toàn, TP. Hà Nội đã chi kinh phí tổ chức chốt gác, cử người cảnh giới 24/24h. Tại vị trí này, nhân viên cảnh giới do Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Hà Tây quản lý.
Vị cán bộ này cho biết, các nhân viên cảnh giới do TP. Hà Nội quản lý đều được tổ chức học bài bản về nghiệp vụ gác đường ngang và được cấp chứng chỉ. Về vụ tai nạn sáng nay, theo vị cán bộ này, có thể do nhân viên này thiếu kinh nghiệm nên chưa kịp thời xử lý bắt tàu khẩn cấp. Hơn nữa, đối với các vụ việc khẩn cấp như vậy, ngoài kinh nghiệm, nhân viên cần được thường xuyên sát hạch, tập huấn lại nghiệp vụ để trau dồi thêm kĩ năng.
Cũng theo vị này, theo quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội trong công tác đảm bảo ANTT, ATGT đường sắt, tại các lối đi tự mở công cộng như lối đi tại km 28 800 chỉ cho phép xe khách dưới 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 2,5 tấn qua lại. Tuy nhiên, tại lối đi này chưa cắm biển hạn chế nên xe đầu kéo mới qua như vậy, trong khi trách nhiệm cắm biển thuộc Hà Nội.
“Hà Nội cần khẩn trương cắm bổ sung các biển hạn chế tại các vị trí như trên, đồng thời cho sát hạch thường xuyên các nhân viên cảnh giới để giảm thiểu nguy cơ tàu đâm va phương tiện, người, đảm bảo an toàn”, vị cán bộ đường sắt nêu ý kiến.
Hiện trường vụ tai nạn
Sáng nay, tàu SE5, đầu máy 908 kéo 12 toa xe, xuất phát ga Hà Nội lúc 8h50 đi TP. HCM, khi đến km 28 800 khu gian Chợ Tía – Phú Xuyên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM vào khoảng 9h24 thì va phải xe đầu kéo đang chở sắt tại lối đi tự mở có nhân viên cảnh giới thuộc Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Hà Tây quản lý. Nữ nhân viên cảnh giới bị thương nhẹ ở chân, đã đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Vụ tai nạn khiến đầu máy 908 bị hư hỏng nặng phần phía trước, không thể tiếp tục kéo tàu, phải cứu viện; Toa xe bị hỏng đường ống nước và một số hư hỏng nhỏ khác. Xe đầu kéo bị hỏng rơ moóc. Các thanh sắt, cuộn sắt vướng vào toa xe, gầm tàu.
Vụ tai nạn làm ách tắc đường sắt Bắc – Nam trong khu đoạn, phải phòng vệ hai đầu. Các đơn vị đường sắt tổ chức cứu viện, đến hơn 12h00, cứu viện xong, tàu SE5 tiếp tục hành trình.
Một xe ô tô vi phạm tốc độ đến 164 lần trong tháng
Ngày 19/10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bình Phước cho biết đã ban hành quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Theo đó, Sở GTVT tỉnh Bình Phước quyết định thu hồi 54 phù hiệu của 18 đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ theo quy định. Các phương tiện này đều có từ 5 lần vi phạm tốc độ/1.000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống).
Theo số liệu của Sở GTVT (từ ngày 1/8 đến 31/8/2022), các phương tiện vi phạm hầu hết là xe tải, xe container, đầu kéo, xe khách tuyến cố định. Đáng chú ý có xe vi phạm đến 164 lần/1.000 km (xe hợp đồng biển kiểm soát 51B 265.99), 151 lần/1.000 km (xe container biển kiểm soát 93H- 008.70), 89 lần/1.000 km (xe hợp đồng biển kiểm soát 93B-010.87)...
Sở GTVT tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm nộp lại phù hiệu xe bị thu hồi về Sở GTVT; không được sử dụng phù hiệu bị thu hồi để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; yêu cầu đội ngũ lái xe nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ và thời gian lái xe; thường xuyên kiểm tra thiết bị giám sát hành trình bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục và truyền dẫn dữ liệu theo quy định trong suốt quá trình tham gia giao thông.
Quán karaoke xây "chuồng cọp" có camera và súng ngắn để... đánh bạc Từng có 2 tiền án, ra tù, đối tượng đã biến tầng 3 của cơ sở kinh doanh karaoke của mình thành tụ điểm đánh bạc, trong đó có cả các giáo viên trên địa bàn tham gia. Manh động hơn, đối tượng còn trang bị cả súng hòng bảo vệ con bạc và chống trả khi bị phát hiện. Ngày 28/9, Phòng...