Clip: Lộ diện chiến thần khiến loài rắn độc nhất vũ trụ phải nhảy dựng lên kinh hãi
Cầy mangut chạm trán ‘cỗ quan tài châu Phi’ trong một tình huống ‘dở khóc dở cười’.
Clip: Rắn mamba khổng lồ nhảy dựng đứng khi bị cầy ngố cắn đuôi
Buổi trưa nắng chói, trên mảnh đất trống, rắn mamba đột ngột đụng độ cầy ngố mangut.
Sau hồi “hằm hè” phân tích đối phương và sức mạnh, cầy ngố không ngần ngại cắn một miếng vào đuôi rắn độc khiến đối thủ nhảy dựng lên kinh hãi.
Cầy mangut có những chiếc răng sắc như dao cạo và tốc độ nhanh như chớp. Ngược lại, một nhát cắn của rắn mamba đen đủ nọc độc giết chết 80 người trưởng thành.
Trong video, con cầy mangut không ngừng chạy vòng quanh rắn mamba đen. Dường như nó biết rắn mamba đen nguy hiểm, nhưng chỉ phụ thuộc vào nọc độc.
Con rắn mamba khá lớn nhưng dường như bị động trước những lần tấn công dồn dập của cầy ngố.
Đoạn video được ghi lại bởi một du khách, dĩ nhiên chẳng có ai dại dột mà đến gần 2 con vật nguy hiểm này.
Cuối cuộc chiến, không biết phần thắng thuộc về ai. Tuy nhiên có vẻ rắn mamba đã có những vết thương lớn khiến nó phải bỏ chạy trước.
Rắn mamba đen được biết đến với tên gọi “cỗ quan tài châu Phi” bởi loài rắn này là nỗi ác mộng với cư dân nơi này và các loài động vật khác.
Thiên nhiên đã khéo ban tặng cho loài rắn này cái đầu hình “cỗ quan tài” để cảnh báo tất cả kẻ thù về sự nguy hiểm của nó.
Sở hữu vẻ ngoài hung dữ, đáng sợ, loài rắn dài nhất lục địa châu Phi này (3 đến 4,5m) có tốc độ di chuyển khủng khiếp: 3m/giây.
Khoang miệng đen ngòm lúc nào cũng há ra để ngoạm và tiêm nọc độc vào con mồi chính là đặc điểm tạo nên cái tên của chúng.
Khi tấn công, loài rắn này thường ngóc mình dậy, há miệng đớp kẻ thù với bản tính hung hăng và không đoán trước.
Nạn nhân sau khi bị mamba đen cắn sẽ trải qua một cảm giác ngứa ran trong miệng và tứ chi, sốt, tiết nước bọt quá mức, đau bụng dữ dội, nôn, sốc, tê liệt, bị co giật, ngừng hô hấp, hôn mê và tử vong chỉ trong 30 phút.
Kẻ khiến rắn mamba sợ chính là cầy mangut.
Vũ khí bí mật nữa đến từ con cầy mangut chính là đôi mắt.
Trước khi tấn công, cầy mangut sẽ nhìn chằm chằm vào con rắn khiến con mồi bất động, sau đó nhanh chóng tung cú đớp giữa thân rắn và dùng bữa ngon lành.
Đặc biệt, cầy mangut còn có khả năng miễn dịch với nọc độc của tất cả các loài rắn.
Sau khi đánh chén xong loài rắn cực độc này, cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi 1 thời gian ngắn thì sức khỏe nó lại hồi phục như bình thường.
Ảnh minh họa
Phát hiện xác báo đốm trên cây, tá hỏa khi thấy hung thủ lộ diện
Hình ảnh xác báo đốm treo trên cây được chụp bởi nhiếp ảnh gia Warrick Davey tại khu vực bên bờ sông Lodge, Nam Phi cho thấy thế giới động vật hoang dã vô cùng tàn khốc, khiến người xem không khỏi kinh hãi.
Khi đi săn ở Khu bảo tồn quốc gia Samburu, Kenya, nhiếp ảnh gia đã chụp được những hình ảnh hết sức ngỡ ngàng bên bờ sông Ewaso Ngiro.
Xác một con báo đốm vắt ngang trên cây lớn, điều đặc biệt là có trạng thái nham nhở như đã bị kẻ săn mồi ăn dở dang.
Nó bị giết hại một cách dã man, rách toạc vùng lưng, cổ đứt lìa, chỉ còn dính vào cơ thể bởi một đoạn da lủng lẳng trông rất đáng sợ.
Còn hung thủ thì đang vắt vẻo trên một cái cây ngay gần đó - một con báo đốm lớn khác. Đây là kết quả cho cuộc tranh giành lãnh thổ vô cùng khắc nghiệt trong thế giới hoang dã.
Con báo đực hung thủ khoảng 4 tuổi trong khi báo con xấu số mới chỉ được khoảng một tuổi.
Nhiếp ảnh gia cho biết chuyện con non bị giết không phải lạ trong họ nhà mèo, tuy nhiên việc báo đốm ăn thịt đồng loại thì cực kỳ hiếm gặp.
Chân dung sát thủ báo đốm sát hại con non một ngày trước khi xảy ra trận chiến.
Pedro Segura chia sẻ, anh đã chụp những hình ảnh này với nhiều cảm xúc có sợ hãi, ngạc nhiên, có buồn phiền. Đây là một cảnh tượng bi thảm nhưng cũng là hiện tượng độc đáo và khác lạ mà anh chưa bao giờ được nhìn thấy.
Báo đốm tha con non vừa giết chết lên cây như cách tha con mồi cất giấu.
Hành động này cũng để cảnh cáo những con báo đốm khác, nhắc nhở chúng đừng dại làm phiền hay chống đối lại nó.
Báo đốm tha xác linh cẩu về tổ. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím. Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý...