Clip: “Lạnh người” cảnh bác sĩ lôi con sán dây dài 6m từ miệng người phụ nữ 60 tuổi tại Sơn La
Được biết, bà N. (60 tuổi) đến bệnh viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ, người mệt mỏi, khó chịu trong người.
Mới đây trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ một đoạn video khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. Cụ thể, đoạn video ghi lại hình ảnh bác sĩ đang tiến hành lấy ra con sán có chiều dài khá “khủng” từ miệng của người phụ nữ.
Clip: Kinh hoàng cảnh tượng bác sĩ lấy con sán dài 6m ra khỏi miệng bệnh nhân
Được biết, quá trình tiến hành lấy sán từ miệng người phụ nữ trong đoạn video trên là do các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống (TP. Lào Cai) thực hiện vào ngày 9/12/2021.
Trước đó, bệnh nhân N. (60 tuổi) đến bệnh viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ, người mệt mỏi, khó chịu trong người. Khi nội soi dạ dày, bác sĩ xác định có 1 con sán dây bò ở dạ dày đến ruột non bệnh nhân. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành lấy con sán ra khỏi cơ thể bà N.
Nguyên nhân bệnh nhân N. bị nhiễm sán dây được các y bác sĩ chẩn đoán là do thói quen ăn đồ tái, sống như các món bò tái, cá tái, cá sống… Những món ăn này đang dần trở nên phổ biến và là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều hệ quả khôn lường.
Để tránh bị nhiễm sán dây, y bác sĩ khuyến cáo người dân:
- Giữ thực phẩm sạch sẽ. Tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín.
- Nấu chín kỹ (thịt lợn hoặc thịt bò nên được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 100 độ C).
- Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
- Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn.
Bỏ bữa sáng, ăn quá no: Thói quen xấu làm tăng nguy cơ ung thư
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Nhiều người chỉ biết mình mắc bệnh khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan Shi Wanzhen chỉ ra rằng, những người bận rộn với công việc, thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn quá no có thể có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Những người trên 40 tuổi nên cân nhắc nội soi dạ dày định kì. Còn đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, do nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2-4 lần người bình thường nên cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Ung thư dạ dày khó phát hiện sớm (Ảnh minh họa).
Viêm dạ dày kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Chuyên gia này nêu dẫn chứng về trường hợp một nữ kế toán 33 tuổi bị đầy hơi và đau dạ dày trong một tháng do công việc bận rộn và ăn uống không đều đặn. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện các tế bào ung thư trong dạ dày của người này. Điều may mắn là tế bào ung thư chưa di căn nên cơ hội điều trị vẫn còn rất lớn.
Shi Wanzhen đề nghị những người có các triệu chứng như: khó nuốt, đau bụng trên tái phát, trào ngược dạ dày, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa trên, chán ăn, sụt cân hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày nên nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác và điều trị.
Bỏ bữa sáng, ăn quá no,... có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Những thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa sáng, ăn quá no là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Căng thẳng quá độ trong thời gian dài dễ dẫn đến tiết axit dạ dày bất thường, rối loạn vận mạch niêm mạc dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày mãn tính trong vài năm. Đây là mầm mống có thể dẫn đến tình trạng ung thư hóa ở dạ dày.
Dấu hiệu của ung thư dạ dày
Các triệu chứng của ung thư dạ dày bao gồm khó tiêu và khó chịu hoặc đau dạ dày. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể do ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý khác gây ra.
Trong giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, các triệu chứng sau có thể xảy ra:
- Khó tiêu và khó chịu ở dạ dày.
- Cảm giác đầy bụng sau khi ăn.
- Buồn nôn nhẹ.
- Ăn mất ngon.
- Ợ nóng.
Trong các giai đoạn tiến triển hơn của ung thư dạ dày, các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể xảy ra:
- Máu trong phân.
- Nôn mửa.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Đau bụng.
- Vàng da (vàng mắt và da).
- Cổ trướng (tích tụ chất lỏng trong bụng).
- Khó nuốt.
Những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng nên người bệnh rất dễ nhận biết. Nhưng lúc này thì dường như đã quá muộn bởi khối u đã di căn khó có thể cứu chữa. Do đó người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình để đi khám kịp thời.
Lôi ra sán xơ mít dài hàng mét từ bụng bệnh nhân có thói quen ăn thịt bò tái: Cần làm gì để tránh ăn phải thực phẩm nhiễm giun sán? Video quay cận cảnh sán xơ mít dài hàng mét làm tổ trong bụng bệnh nhân là một trong những clip gây xôn xao mạng xã hội TikTok. Trên mạng xã hội Tiktok, một video đăng tải hình ảnh bác sĩ lôi sán xơ mít dài cả mét ra từ miệng một bệnh nhân khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. Theo như...