Clip hai cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa trả lời tại tòa
Sáng nay (12.11), TAND tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm 2 cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và các đồng phạm trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia.
Như Dân Việt đã đưa tin: Sáng nay (12.11), TAND tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm 2 cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và các đồng phạm trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng được Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Ông Phan Văn Vĩnh tại bục khai báo
Nguồn: Người Đưa Tin
Tại phần thẩm tra căn cước, trả lời câu hỏi của tòa, ông Phan Văn Vĩnh 2 lần nói nhầm năm sinh của con cả và ngày bị bắt. Theo lời cựu trung tướng, ông bị bắt ngày 6.4.1998. Nghe vậy, chủ tọa ngắt lời thông báo theo hồ sơ ông bị bắt ngày 6.4.2018, ông Vĩnh xác nhận lại thông tin này.
Ông Nguyễn Thanh Hoá tại bục khai báo.
Nguồn: Người Đưa Tin
Tiếp đó, ông Nguyễn Thanh Hoá đứng lên bục khai báo. Ông Hoá khai nghề nghiệp trước khi bị bắt là công an, đã bị tước quân tịch theo quyết định của Chủ tịch nước. Ông Hoá khai bị bắt tạm giam từ ngày 11.3.2018 cho đến nay.
Theo cáo trạng, đường dây đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club hoạt động từ 18.4.2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc như tá lả, tiến lên, ba cây… hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn. Từ tháng 8.2016 đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại, máy tính. Đường dây đánh bạc này phát triển thành một mạng lưới gồm 25 đại lý cấp 1, 5.877 đại lý cấp 2 và 42.956.718 tài khoản tham gia đánh bạc. Số tiền thu từ tổ chức đánh bạc trực tuyến chứng minh được là hơn 9.853 tỷ đồng. Đến tháng 8.2017, đường dây bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ với sự chỉ đạo của Bộ Công an đánh sập.
Các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ xác định, cầm đầu đường dây đánh bạc này là Nguyễn Văn Dương. Dương và các đồng phạm vận hành đường dây đánh bạc thông qua pháp nhân Công ty CNC, là doanh nghiệp bình phong của Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, với chiêu bài phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát. Dương hưởng lợi bất chính 1.655 tỷ đồng. Dương đã sử dụng phần lớn nguồn tiền thu được đầu tư vào một số doanh nghiệp, thậm chí cả dự án BOT giao thông nên bị truy tố thêm tội Rửa tiền.
Phan Sào Nam được xác định là đồng phạm tích cực, với lợi thế có trình độ, am hiểu về công nghệ thông tin, là người khởi xướng và giữ vai trò chỉ huy các đối tượng thuộc Công ty VTC và Công ty Nam Việt tổ chức vận hành các game bài tổ chức đánh bạc. Phan Sào Nam hưởng lợi bất chính hơn 1.475 tỷ đồng, sau đó chuyển những khoản “tiền bẩn” này qua nhiều tầng nấc trung gian rồi gửi đến bạn bè, người thân để gửi tiết kiệm, đầu tư vào các dự án, mua bất động sản. Ngoài hành vi tổ chức đánh bạc, bị cáo này còn bị truy tố tội Rửa tiền.
Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.
Đáng chú ý nhất trong vụ án này là vai trò của 2 cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa. Đây là những người có chức vụ, quyền hạn với đầy đủ công cụ, phương tiện, lực lượng được Nhà nước giao để thực hiện việc phòng ngừa trấn áp, có ý nghĩa quyết định việc sống còn của game bài do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm vận hành nhưng các tướng công an đã không làm mà còn để tồn tại, phát triển gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ xác định, Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ, trong đó Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy còn Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực. Đây cũng là lý do đường dây đánh bạc hoạt động trong thời gian dài nhưng không bị triệt xóa.
Phan Văn Vĩnh khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát đã ký văn bản công nhận CNC là công ty bình phong trái quy định. Với chức vụ là Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Phan Văn Vĩnh là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội Đánh bạc nhưng lại ký văn bản trái nguyên tắc cho phép Nguyễn Văn Dương hợp thức, công khai game bài để tổ chức đánh bạc. Hàng loạt dấu hiệu “chống lưng” cho đường dây đánh bạc của 2 tướng công an cũng được các cơ quan tố tụng Phú Thọ chỉ rõ: Tổng cục Cảnh sát cho Công ty CNC thuê lại chính trụ sở của mình ở số 10 Hồ Giám, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội để vận hành hệ thống đánh bạc. Tại trụ sở của CNC còn gắn biển tên “Bộ Công an – Cục C50; Phòng làm việc của thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng”. Điều này đã thể hiện người đứng đầu cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao đã dung túng cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm, đồng thời ngăn cản có hiệu quả đối với cơ quan cấp dưới hoặc các cơ quan khác xác minh khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của Dương và đồng phạm.
Phan Văn Vĩnh còn chỉ đạo Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ Công an cho Công ty CNC tiếp tục vận hành cổng trò chơi đổi thưởng game bài Tip.clup và bút phê đồng ý vào văn bản hợp thức nhằm che giấu góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an. Khi lãnh đạo Bộ Công an phát hiện, yêu cầu báo cáo việc Công ty CNC vận hành 2 game bài RikVip.com và 23zdo.com đánh bạc trá hình, thì Phan Văn Vĩnh đã không chấp hành ý kiến chỉ đạo, còn chỉ đạo cấp dưới báo cáo không đúng sự thật.
Tại cơ quan điều tra, Phan Văn Vĩnh khai động cơ mục đích trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc là để tạo “nguồn thu từ hoạt động thí điểm này được dùng để đầu tư, xây dựng phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng là một nhiệm vụ chiến lược của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao”. Tuy nhiên, trong thời gian CNC tổ chức đánh bạc thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng, không có khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng, ngoại trừ khoản tiền rất nhỏ so với tổng doanh thu là 700 triệu đồng và một bộ phần mềm diệt vi rút Symantec trị giá 30.000 USD cho C50.
Các cơ quan tố tụng Phú Thọ xác định, số tiền thu từ tổ chức đánh bạc trực tuyến chứng minh được hơn 9.853 tỷ đồng là những khoản tiền bất chính nên sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ để thu hồi. Trong đó là các khoản hưởng lợi bất chính của các cá nhân như Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam…; các khoản tiền từ các nhà mạng phát hành thẻ cào như Viettel, MobiFone… khoảng 372 tỷ đồng; các khoản tiền từ các đơn vị trung gian thanh toán như Công ty Epay, Ngân lượng, các nhà phát hành thẻ game như VTC online, VNG và khoảng 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM có liên quan đến hoạt động đánh bạc.
Đáng chú ý, Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam khai nhận đã chi hàng triệu USD và hàng chục tỷ đồng cho Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa. Do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ đã tách ra tiếp tục điều tra ở giai đoạn 2.
Theo Danviet
Cận cảnh 2 cựu tướng công an và các bị cáo trong phiên xử tại Phú Thọ
Khoảng 8h ngày 12/11, khi chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương tuyên bố khai mạc phiên tòa và công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, 92 bị cáo đứng nghe, xếp thành 7 hàng trước bục khai báo. Ở vị trí hàng đầu là các bị cáo Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương.
Ông Vĩnh mặc áo khoác tối màu, bên trong là sơ mi trắng cúi mặt đi giữa "rừng" cảnh sát.
Ông Vĩnh hai tay chắp chéo trước bụng khi đứng ở bục khai báo về lý lịch. Bị cáo này dùng từ "dạ" khi trả lời chủ tọa.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục cảnh sát C50) bình thản khi bước vào tòa. Ông cũng mặc áo sơ mi trắng, áo khoác tối màu.
Trong phần khai báo lý lịch ông trả lời rõ ràng.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương cựu - cựu Chủ tịch Công ty CNC vận áo sơ mi màu xanh. Bị cáo này và bị cáo Vĩnh đều ngồi ở hàng ghế đầu, đối diện chủ tọa.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương là người đầu tiên khai báo căn cước.
Bị cáo Phan Sào Nam tóc húi cua, tinh thần có phần thoải mái được đưa vào chỗ ngồi chuẩn bị bước vào phiên tòa
Là người thứ 2 được gọi lên trả lời phần căn cước, Nam trả lời chậm và nhỏ khiến chủ tọa phải nhắc nói to. Trước mỗi câu trả lời, Nam đều bắt đầu bằng từ "dạ".
Bị cáo Lưu Thị Hồng (SN 1976) - TGĐ Cty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao CNC.
Bị cáo Lưu Thị Hồng khoanh tay khi trả lời phần khai báo căn cước.
Một bị cáo vắng mặt. 62 người liên quan xin vắng mặt vì đã có lời khai. Bị hại duy nhất không đến tòa. 9 người làm chứng xin không tham gia và đã có đơn, ba người vắng mặt không rõ lý do.
31 luật sư đã đến trong ngày khai mạc trong đó bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa mỗi người có ba luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Nguyễn Văn Dương mời 5 luật sư và Phan Sào Nam thuê ba luật sư.
NHƯ Ý - XUÂN ÂN
Theo LĐO
Cựu tướng Phan Văn Vĩnh trả lời rất nhanh các câu hỏi của tòa Sáng nay,TAND tỉnh Phú Thọ bắt đầu mở phiên tòa xét xử cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh cùng 90 bị cáo trong vụ án tổ chức đánh bạc trực tuyến ngàn tỉ theo như lịch xét xử đã công bố. 8h5 phút, 92 bị cáo đứng thành 7 hàng, nghe HĐXX đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử....