Clip cụ ông khiếm thị ăn xin bên lề đường cùng hành động “quay xe” của 2 bố con tạo nên cái kết bất ngờ
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh hai cha con cho tiền một ông cụ khiếm thị ngồi bên đường ăn xin.
Theo những gì đoạn video ghi lại, có thể thấy một cụ ông lớn tuổi đang ngồi bên đường cùng cây đàn cũ. Thấy ông hoàn cảnh khó khăn, hai cha con – chủ nhân đoạn video dù đã đi qua nhưng vẫn quay lại để gửi ông một chút tiền nhỏ.
Đoạn video ngay sau khi chia sẻ đã nhận về nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
“Cách anh làm việc thiện cũng như dạy con tuyệt vời quá. Tiền bạc có thể đo đếm bằng đơn vị nghìn, trăm, triệu, tỉ nhưng tình người và lòng thiện nguyện thì không có thước đo nào hết. Mong gia đình anh cùng cụ ông sẽ luôn khoẻ mạnh và làm thật nhiều điều có ích”
“Hôm trước mình cũng cho cụ bà (ăn xin) kia một ít, mà con mình nó khóc thút thít từ chỗ của bà đến khi về đến nhà. Hỏi thì nó bảo thương bà không có gì ăn, trong khi mới 4 tuổi thôi. Trẻ con thực sự là những trang giấy trắng lương thiện nhất.”
“ Hạnh phúc nhất của mình là khi con mình biết chia sẻ với mọi người. Không biết con sau này có giỏi giang ra sao, đó là điều đáng mừng, nhưng trước khi dạy con biết đọc, mình sẽ dạy con trở thành người biết yêu thương.”
Liên hệ với anh Vạn – chủ nhân đoạn video, anh cũng chia sẻ: “Anh chỉ muốn bé con có lòng thương người, bao dung và lễ phép. Anh luôn thúc đẩy con làm những điều tích cực, có thưởng có phạt. Anh nghĩ ba mẹ nào cũng sẽ dạy con như vậy cả”
Anh Vạn cùng con gái đã quay lại địa điểm để gửi tiền cho ông cụ
Anh Vạn cũng không khỏi bất ngờ bởi sau đoạn video, có khá nhiều người nhắn tin cho anh nhờ gửi tiền giúp đỡ cụ ông có hoàn cảnh khó khăn. Anh cho biết, chỉ sau một ngày từ thời điểm đăng tải đoạn video, số tiền quyên góp đã lên tới gần 5 triệu 300 đồng và anh đã quay lại tận tay trao cho ông cụ. Được biết, ông thường ngồi ở đường Yên Ninh, TP. Phan Rang, Tháp Chàm.
Hiện đoạn video vẫn đang thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Cặp vợ chồng khiếm thị ở Sài Gòn chưa một lần thấy mặt hai con: "Bữa nào bán được ít thì hai đứa ăn mì gói"
Cuộc sống của vợ chồng anh Nghĩa chị Uyên dù chẳng mấy dễ dàng giữa phố phường Sài Gòn nhưng lại chẳng hề thiếu đi hạnh phúc.
Với một chiếc xe nhỏ chở đẩy hàng, anh Nguyễn Trí Nghĩa (Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn ngày ngày bất kể nắng mưa chầm chậm đi trên những con đường Sài Gòn tấp nập với đôi mắt chưa một lần nhìn thấy ánh sáng.
Vậy nhưng, trái tim anh vẫn chẳng khuất lấp bởi bóng đêm, nụ cười vẫn nở trên môi mỗi khi nhắc về gia đình nhỏ với người vợ đồng cảnh khiếm thị là chị Nguyễn Thị Tố Uyên và hai đứa con chưa từng nhìn thấy mặt.
Anh Nguyễn Trí Nghĩa vẫn ngày ngày đẩy xe bán hàng rong
"Vợ anh ban đầu cũng đẩy xe giống anh mà sao bán không được nên bê rổ đi bán xa hơn một tí. Động lực để mình bớt nhọc là hai đứa con. Hai bé cũng ngoan, nó nói ráng học mai mốt lo cho ba mẹ." - anh Nghĩa vui vẻ chia sẻ.
Ngày ngày tần tảo nắng mưa, lo từng bữa ăn qua, vợ chồng anh Nghĩa, chị Uyên chưa từng than vãn một lời cơ cực trước mặt hai con 14 năm nay chưa nhìn thấy mặt. Tất cả những hình dung về hình dáng con trong anh chị đều mơ hồ thông qua lời nói của người xung quanh:
"Nghe người ta nói bé trai thì giống mình còn bé nhỏ thì giống mẹ một ít. Có bé lớn đã vui rồi, có bé nhỏ còn càng vui hơn. Vợ chồng không có con thì buồn lắm."
Niềm hạnh phúc của anh chị là hai đứa con chưa từng thấy mặt
Anh Nghĩa cũng chia sẻ, cả hai vợ chồng anh đều bị khiếm thị bẩm sinh, nên duyên trong một lần gặp gỡ ở Bình Dương. Nỗi lo cơm áo gạo tiền với người bình thường đã áp lực, đối với cặp vợ chồng đặc biệt như anh chị giữa Sài Gòn lại càng khó khăn gấp bội.
Mỗi ngày, chị Uyên đều bắt đầu đi bán hàng từ 7 giờ sáng, sau khi các con đã đến trường. Sau đó đến khoảng 11 - 12 giờ trưa, chị lại quay về lo bữa cơm cho gia đình. Dù khó khăn, bữa đói bữa no nhưng người mẹ ấy vẫn luôn sẵn sàng tất cả chỉ vì con.
"Bữa nào về trễ thì cho tụi nó ăn tiệm. Bữa nào bán được ít là hai đứa ăn mì gói, mình cho hai đứa nhỏ ăn." - chị Uyên ngập ngừng chia sẻ.
Căn nhà nhỏ của gia đình anh Nghĩa, chị Uyên
Cuộc sống khốn khó là chỉ cần nghe tiếng cười nói của con nhỏ, mọi muộn phiền đều tan biến. Với anh Nghĩa, chị Uyên, niềm may mắn cũng như trăn trở lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại chính là việc làm sao nuôi các con nên người.
"Ban đầu lên cũng khó khăn lắm. Với người sáng mắt đã khó rồi, đối với mình càng khó. Bữa nay đỡ chứ mấy bữa trước nắng thấy bực mình lắm. Nhưng nghe tụi nhỏ kể chuyện, đứa này chọc đứa kia... thấy ồn nhưng vui.
Mình không có đặt nặng vấn đề con cái nhiều, không đặt nặng con phải học giỏi này kia. Cứ cố gắng rồi mai mốt lo cho ba mẹ. Suy nghĩ hoài, suy nghĩ không biết có đủ sức lo cho tương lai hai đứa nó hay không, suy nghĩ hoài vậy đó. Đó là niềm may mắn và hạnh phúc của vợ chồng mình thôi." - Anh Nghĩa nói.
Ông cụ chi hơn 60 triệu đồng/tháng mua 2 gói bảo hiểm nhân thọ, con gái phát hiện điểm bất thường, đòi lại tiền thì được thông báo: "Chị phải đợi thêm 28 năm nữa" Vì rút tiền bảo hiểm trước thời hạn nên cha con ông cụ Trung Quốc chỉ nhận được một số tiền nhỏ so với toàn bộ số tiền đã bỏ ra. Năm 2018, ông Hà ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một nhân viên bán bảo hiểm trên địa bàn. Đối phương cho biết công ty họ...