Clip: Cậu bé khóc thút thít làm bài tập lúc nửa đêm cùng biểu cảm đầy ‘đau khổ’
Ban ngày cậu bé đã dành thời gian vui chơi nên bây giờ em cảm thấy rất khổ sở.
Ngày 19/8 vừa qua, một người mẹ đến từ Cát Lâm (Trung Quốc) chia sẻ đoạn camera ghi lại hình ảnh con trai khổ sở làm bài tập khiến dân mạng cười ngặt nghẽo.
Theo tìm hiểu, vào lúc 23h24 phút, cậu bé vừa làm bài tập, vừa khóc thút thít. Có lẽ bài tập quá khó hoặc do làm bài quá mệt nên ban đầu cậu có ý định từ bỏ. Sau khi nhìn quanh quẩn một hồi, cậu bé định gấp sách lên giường ngủ. Tuy nhiên, biết rõ bản thân vẫn trong tầm ngắm của camera theo dõi ở góc bàn nên cậu bé vẫn cắn răng hí hoáy làm bài.
Được biết, ban ngày cậu bé đã dành thời gian vui chơi nên bây giờ em cảm thấy rất khổ sở. Thỉnh thoảng cậu bé thở dài ngao ngán rồi tiếp tục cầm bút lao vào ‘cuộc chiến’ làm bài tập mà học sinh mọi thế hệ phải đương đầu.
Video sau khi chia sẻ trên MXH đã khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ về biểu cảm chán chường và đau khổ của cậu bé khi làm bài tập, quả thật bài tập luôn là thử thách khó nhằn mà mọi học sinh đều cố gắng vượt qua.
Một số người bình luận:
‘Buồn cười quá, tôi chưa thấy ai làm bài tập mà đau khổ như em ấy’.
‘Mọi học sinh đều phải trải nghiệm cảm giác không dễ chịu này, cố lên cậu bé’.
‘Ban ngày chơi vui bao nhiêu thì ban đêm khổ sở bấy nhiêu, tôi rất hiểu tâm trạng của em’.
Bài tập hè với ván giặt đồ đang "gây sốt" MXH: Trường học nhận được lời khen nhiệt liệt, lao động truyền thống cũng là kỹ năng
Bài tập hè của trường trung học Kiến Bình Hương Mai đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phụ huynh học sinh cũng như nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Hôm 17/7 mới đây, tin tức về bài tập hè đặc biệt của trường trung học Kiến Bình Hương Mai ở Thượng Hải, Trung Quốc, đã khiến nhiều người kinh ngạc làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi.
Theo Đài tiếng nói Trung ương Trung Quốc, hiệu trưởng Lý Nghiễn Phong, là người đã đề xuất ý tưởng vô cùng đặc biệt này. Thay vì học sinh phải làm bài tập trên giấy như mọi năm, thì năm nay, ông Lý đã phát cho các học sinh lớp 6,7 và 8, mỗi em một tấm ván giặt đồ bằng gỗ.
Yêu cầu của bài tập hè chính là mỗi học sinh phải sử dụng tấm ván để tự giặt đồ của mình. Quá trình làm bài tập cần được chụp ảnh, quay video lại và nộp cho giáo viên cách 2 tuần 1 lần. Đến khi vào năm học mới, các học sinh sẽ tự đánh giá kinh nghiệm sử dụng ván giặt của mình để xem học sinh nào sẽ là "cao thủ ván giặt" trong trường.
Ông Lý cho biết: "Bài tập này mục đích là giúp cho các em hình thành thói quen tốt, để chúng không trở thành những em bé khổng lồ trong gia đình. Tôi hy vọng có thể giúp học sinh trau dồi kỹ năng lao động và quan trọng nhất là giúp cho các em ý thức được giá trị của việc lao động".
"Giáo dục lao động trong môi trường học đường là để phát triển thói quen sống tốt và thái độ làm việc tốt cho các học sinh. Điều mà nhà trường truyền tải không chỉ là kiến thức mà còn là kỹ năng trong cuộc sống" , hiệu trưởng nhấn mạnh.
Bài tập hè của trường trung học Kiến Bình Hương Mai đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phụ huynh học sinh cũng như nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Một phụ huynh nhận xét: "Nhiều đứa trẻ được cưng chiều đến mức không muốn làm cũng không biết làm bất cứ việc gì trong gia đình. Với bài tập bắt buộc này, các con sẽ hiểu được rằng quần áo của chúng không tự nhiên mà sạch sẽ".
"Bài tập hè thật tuyệt vời. Trong giáo dục con cái, ngoài sự vai trò của phụ huynh thì sự hướng dẫn của giáo viên và nhà trường cũng rất quan trọng, mang đến nhiều ảnh hưởng lớn".
Bên cạnh lời khen ngợi cũng có ý kiến nói rằng, việc dạy học sinh ý thức lao động nên theo kịp thời đại hơn.
"Nếu muốn giáo dục về lao động, nhà trường có thể giao cho các em dọn dẹp các khu vực công cộng hoặc ở tại nơi các em sinh sống sẽ giúp cho học sinh có trải nghiệm tốt hơn".
"Tôi hy vọng bài tập hè này không chỉ là hình thức bề ngoài mà thật sự sẽ giúp cho các em hình thành nên thói quen tự lập cũng như ý thức trách nhiệm trong gia đình".
Hiệu trường Lý cũng chia sẻ: "Thật ra ý tưởng của tôi không thể gọi là đổi mới mà nói đúng hơn là quay trở về truyền thống. Tôi tin rằng việc lao động tay chân truyền thống là một loại kỹ năng cần thiết và quan trọng mà mỗi học sinh cần phải biết".
Kỳ nghỉ hè dài nhất thời đi học, hội học trò thở than: Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn cùng bàn lắm rồi! Trên mạng xã hội, các bạn học sinh không giấu được nỗi nhớ cảm giác được tới trường, được gặp thầy cô, bạn bè và hàng tá trò nghịch ngợm những ngày đi học. Tính đến nay, đã hơn 3 tháng học sinh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước phải nghỉ học để phòng dịch. Cuối tháng 4 vừa rồi, dịch bệnh...