Clip: Bé trai ‘đánh nhau’ với hổ khổng lồ qua cửa kính và cái kết
Một cậu bé chiến đấu với một con hổ khổng lồ qua cửa kính trong vườn thú ở miền đông Trung Quốc
Cảnh tượng hài hước này được ghi lại tại Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Trong clip, một đứa trẻ mới biết đi đang đập tay vào kính mà không nhận ra rằng mình đang đứng trước một con thú dữ. Sau đó con hổ đã đáp trả lại cậu bé theo cách tương tự.
Cô Wu, người ghi lại clip cho biết, cậu bé này khoảng 3 tuổi và không phải con của cô. Cô cho biết thêm, con hổ trong clip thuộc giống hổ vàng.
Từ trang web của Tổ chức Động vật Hoang dã Động vật học, hiện có ít hơn 30 con hổ quý hiếm này trên thế giới, có thể hiếm hơn cả hổ thuần chủng.
Đặc điểm của hổ vàng là màu lông thường mang sắc vàng nổi bật hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, cùng độ dày và mịn màng đáng kể, tạo nên sự tương phản thú vị về ngoại hình. Có thông tin cho rằng hổ vàng là sự kết hợp giữa 2 loài cực kỳ quý hiếm là hổ Mãn Châu và hổ Bengal.
Nhờ kết quả biến đổi gen, nên các chú hổ khoang vàng cũng thường có kích thước lớn hơn so với những con hổ bình thường, giúp vẻ oai vệ của chúng càng tăng cao, tuy nhiên những con hổ khoang vàng trông rất hiền lành vì đã quen với môi trường vườn thú từ khi mới chào đời.
Gấu trúc khổng lồ có thể sinh sống được trên cao nguyên không?
Gấu trúc khổng lồ là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó.
Tre là một loại thực phẩm có tỷ lệ hấp thụ calo với gấu trúc thấp hơn nhiều so với thịt. Điều này đã khiến gấu trúc khổng lồ phải ăn rất nhiều thức ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho sự sống, vì vậy gấu trúc khổng lồ dành nhiều thời gian cho việc ăn uống mỗi ngày.
Đồng thời, chúng sẽ giảm thiểu tối đa các hoạt động không cần thiết, vì vậy gấu trúc khổng lồ đã trở nên rất lười vận động, chúng ăn, ngủ hoặc chơi mỗi ngày, và phạm vi hoạt động của chúng rất hạn chế.
Sông Shaliu ở Thanh Hải cách xa Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Nam, việc gấu trúc khổng lồ hoang dã lang thang ở đó đơn giản là không thực tế.
Thanh Hải không có gấu trúc khổng lồ từ thời cổ đại
Chưa nói đến việc ngày nay Thanh Hải không có gấu trúc khổng lồ, ngay cả dữ liệu hóa thạch được khai quật cũng cho thấy trong lịch sử không có gấu trúc khổng lồ ở Thanh Hải. Gấu trúc khổng lồ được mệnh danh là "hóa thạch sống" của giới động vật, chúng đã tồn tại trên Trái Đất khoảng 8 triệu năm.
Tổ tiên lâu đời nhất được biết đến của gấu trúc khổng lồ là một loài động vật nhỏ được tiến hóa từ một loài giống gấu sống vào cuối thế Miocene.
Ngoại hình của con gấu trúc đầu tiên rất khác so với gấu trúc khổng lồ hiện đại và cơ thể của nó chỉ tương đương với một con cáo béo. Những con gấu trúc đầu tiên là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn một số động vật nhỏ trên Trái Đất vào thời điểm đó.
Quá trình tiến hóa của gấu trúc khổng lồ đại khái đã trải qua bốn giai đoạn, đó là giai đoạn của gấu trúc đầu tiên, giai đoạn của loài gấu trúc khổng lồ nhỏ, giai đoạn của gấu trúc khổng lồ Papian và giai đoạn của loài gấu trúc khổng lồ hiện đại.
Vào đầu thế Pleistocen, loài gấu trúc khổng lồ nhỏ đã tiến hóa và vào thời điểm này, chúng đã chuyển sang dựa vào tre làm thức ăn chính. Các loài gấu trúc khổng lồ nhỏ có bề ngoài gần giống với gấu trúc khổng lồ hiện đại, nhưng kích thước nhỏ hơn.
Vào giữa và cuối kỷ Pleistocen, gấu trúc khổng lồ Papian xuất hiện, kích thước cơ thể lớn hơn gấu trúc khổng lồ hiện đại khoảng 12%, đây cũng là giai đoạn mà họ gấu trúc khổng lồ đạt đến thời kỳ hoàng kim.
Trong suốt thời kỳ Pleistocene, môi trường sống của gấu trúc khổng lồ được phân bố rộng rãi, bao phủ hầu hết các khu vực phía đông và phía nam của Trung Quốc, thậm chí đã từng mở rộng sang Myanmar và Việt Nam. Mặc dù gấu trúc khổng lồ đang ở thời kỳ hoàng kim nhưng phạm vi phân bố của nó không chạm đến tỉnh Thanh Hải.
Có nhiều ý kiến cho rằng quá trình tiến hóa của gấu trúc khổng lồ đến giai đoạn gấu trúc khổng lồ hiện đại là dấu chấm hết cho quá trình tiến hóa của loài, nếu không có sự bảo vệ then chốt của con người thì có lẽ chúng đã biến mất khỏi Trái Đất.
Bất kể từ góc độ phân bố cổ xưa và hiện đại hay tập quán và thói quen kiếm ăn của chúng, chúng ta vẫn có thể khẳng định được rằng không thể có gấu trúc khổng lồ hoang dã ở cao nguyên Thanh Hải.
Bảo vệ đàn con, hổ cái sẵn sàng "choảng" luôn cả hổ đực Một vợ một chồng để gia đình luôn được yên ấm, hòa thuận. Câu khẩu hiệu không chỉ đúng với con người mà còn có thể được áp dụng với con hổ. Ranthambore là một trong những công viên quốc gia lớn nhất tại Ấn Độ. Nó nằm trải dài trên khuôn viên rộng lớn và là địa điểm ưa thích của nhiều...