CLIP: Bất ngờ danh tính chủ nhà tát, đạp tới tấp người giúp việc 60 tuổi
Cảnh người giúp việc khoảng 60 tuổi bị chủ nhà đánh tới tấp khiến cư dân mạng tranh cãi gay gắt.
Chủ nhà tát, đạp tới tấp người giúp việc 60 tuổi
Một đoạn clip ghi lại cảnh người giúp việc khoảng 60 tuổi bị chủ nhà đánh tới tấp khiến cư dân mạng xôn xao bình luận.
Trong clip, người giúp việc đang ở trong phòng với một cụ già thì người phụ nữ mặc bộ đồ màu từ bên ngoài bước vào rồi lao vào đánh giúp việc liên tiếp. Không vừa, người giúp việc cũng phản kháng mạnh mẽ và đánh lại. Hai bên vừa đánh nhau vừa tranh cãi qua lại.
Sau đó, người phụ nữ áo hồng giơ chân đá thẳng vào bụng người giúp việc rồi bỏ đi. Theo chủ nhân clip, hình ảnh này được ghi tại Nha Trang. Người phụ nữ áo hồng là một giáo viên THCS.
Khi được đăng tải, đoạn clip đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng với sự tương tác rất lớn. Hầu hết mọi người đều cho rằng dù có chuyện gì thì việc đánh người giúp việc đặc biệt là người lớn tuổi thì không thể chấp nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, chuyện gì cũng nên nhìn nhận từ hai phía và chắc hẳn người giúp việc có lỗi lầm gì to tát thì chủ nhà mới giận dữ như vậy.
Trước đây, trên mạng xã hội cũng xôn xao nhiều vụ chủ nhà đánh người giúp việc dã man, tàn bạo khiến cư dân mạng vô cùng phẫn nộ.
Hồi tháng 7/2018, dư luận hết sức bức xúc trước việc chị Y Nhiêu (23 tuổi, dân tộc Giẻ Triêng, trú tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) đi làm thuê bị tra tấn dã man như thời trung cổ.
Chị Y Nhiêu với vết thương chằng chịt khắp đầu và mặt
Được biết, từ tháng 3/2017, chị Y Nhiêu đến ở và giúp việc cho bà Nga (39 tuổi, phường Thống Nhất, TP Pleiku) và được trả 3,5 triệu đồng/tháng. Thời gian đầu, vợ chồng bà Nga vẫn đối xử tốt với Nhiêu nhưng sau đó thì hành hạ, tra tấn dã man với những vết thương chằng chịt khắp trên người và mặt.
Ngày 22/7, công an huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã vào cuộc điều tra vụ việc chị Y Nhiêu bị hành hạ. Bà Nga – người đánh đập Y Nhiêu bị “ngáo đá” và sử dụng ma túy đã được vào Trung tâm tư vấn & cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai để cách ly, coi như là một biện pháp “giam lỏng.
Tối 24/7, Công an TP Pleiku đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thị Hà (tên thường gọi là Nga) về hành vi Cố ý gây thương tích.
Clip: Người phụ nữ đánh giúp việc 60 tuổi.
Theo Gia đình Việt Nam
Chuyển hàng trăm giáo viên THCS xuống Tiểu học: Giám đốc Sở G&ĐT Nghệ An nói gì?
Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, việc điều động, luân chuyển giáo viên là bình thường, đúng luật và các GV cần chia sẻ khó khăn với ngành.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi cung cấp thông tin cho báo chí vào chiều 31.8. Ảnh: QĐ
Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua, dư luận xôn xao việc huyện Diễn Châu (Nghệ An) điều chuyển 109 giáo viên (GV) THCS xuống dạy Tiểu học. Huyện Nam Đàn cũng điều chuyển khoảng 20 GV THCS xuống Tiểu học. Nhiều GV bức xúc phản ứng, có người khóc từ chối nhận quyết định.
Một số GV cho rằng, họ chưa được đào tạo về giáo dục Tiểu học, tâm thế chưa sẵn sàng, mặc cảm; tiêu chí lựa chọn để thuyên chuyển chưa thuyết phục. Một số GV đã bị kỷ luật về việc sinh con thứ 3, nay tiếp tục bị điều chuyển, tạo ra hiện tượng "kỷ luật kép".
Ngày 31.8, trao đổi với các cơ quan truyền thông, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An-Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Quan điểm của Sở GD&ĐT việc thuyên chuyển, luân chuyển, điều động GV là cần thiết, nhưng phải tuân thủ các quy định của cấp có thẩm quyền. Yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch, đáp ứng nguyện vọng của giáo viên.
Thời gian qua, một số huyện luân chuyển GV THCS xuống Tiểu học gồm Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành...xuất phát từ thực trạng GV THCS thừa, Tiểu học thiếu.
Cơ sở pháp lý của luân chuyển GV Tiểu học là từ bằng Trung cấp sư phạm trở lên, GV THCS có chuẩn đào tạo cao hơn. Tuy nhiên, GV Tiểu học có yêu cầu đặc thù về kĩ năng, nghiệp vụ, các huyện đã phối hợp với Trường ĐH Vinh để đào tạo.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, đây là giải pháp hợp lý nhất để giải quyết tình trạng GV dôi dư, thừa thiếu cục bộ; mặc dù quá trình thực hiện không thể đảm bảo hoàn hảo. Và cũng nên có sự trao đổi giữa hai bên, các GV cần có sự chia sẻ với khó khăn của ngành.
"Tôi không đồng tình với thái độ thiếu nghiêm túc của một số GV trong tập huấn, đào tạo chuyên môn để chuyển từ THCS xuống Tiểu học", bà Nguyễn Thị Kim Chi nêu quan điểm.
QUANG ĐẠI
Theo laodong.vn
Luân chuyển giáo viên từ THCS xuống Tiểu học: Hết giải pháp để xử lý thừa, thiếu giáo viên cục bộ? Đầu năm học 2018 - 2019, huyện Diễn Châu (Nghệ An) điều chuyển 109 giáo viên THCS chuyên môn Ngữ văn và Toán xuống bậc tiểu học. Việc điều chuyển có phần bất ngờ này được Phòng GD&ĐT lý giải là giải pháp duy nhất, nhưng nhiều giáo viên vẫn tỏ ra bức xúc. Giờ học tại Trường Tiểu học Diễn Ngọc, Diễn...