Clip: Bật khóc nghe bản audio cuối đời còn đang thu âm dở của NS Phi Nhung, nuối tiếc về 1 show diễn sẽ không thể thực hiện được nữa!
Những dự án còn dang dở của Phi Nhung sẽ là sự nuối tiếc cho người hâm mộ.
Trưa ngày 28/9, thông tin ca sĩ Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng sau chuỗi ngày chiến đấu với Covid-19 khiến nghệ sĩ Việt cùng người hâm mộ đau lòng và tiếc thương. Là nữ nghệ sĩ lớn của làng nhạc Việt khi có rất nhiều ca khúc nổi tiếng được khán giả nhớ tới. Thế nhưng hiện tại, tất cả chỉ còn là kỷ niệm và ký ức đẹp.
Sự ra đi của Phi Nhung để lại sự tiếc thương vô vàn cho người hâm mộ
Trước khi Phi Nhung qua đời, nhạc sĩ Yên Lam – cha đẻ của ca sĩ nhí Bào Ngư đã đăng tải đoạn clip hé lộ một đoạn audio thu âm ca khúc mang tên Hai Ơi Đừng Qua Sông. Anh cho biết đây mới chỉ là bản thu âm dang dở và còn hẹn Phi Nhung sau khi khoẻ sẽ quay lại để thu âm hoàn chỉnh ca khúc.
Thế nhưng hiện tại, đây sẽ mãi là ca khúc không có bản thu cuối cùng và là dự án dang dở trong sự nghiệp của Phi Nhung. Đây chắc chắn sẽ là sự nuối tiếc rất lớn với người hâm mộ bởi chỉ qua clip khoảng 30 giây, nhiều người cũng đã vô cùng xúc động.
Bản audio còn dang dở được Phi Nhung thực hiện trước khi qua đời
Nhạc sĩ Yên Lam đăng bản thu âm cách đây ít ngày và còn hẹn một ngày Phi Nhung khoẻ để thu tiếp nhưng hiện tại đã không thể tiếp tục thực hiện
Không dừng lại ở một ca khúc, mới đây chủ của một phòng trà nổi tiếng Sài Gòn đã đăng tải dòng trạng thái hé lộ việc Phi Nhung còn có ý định làm show. Cụ thể, anh bày tỏ sự tiếc nuối khi không kịp làm show cho Phi Nhung ở phòng trà của mình. Người này cũng nhấn mạnh, những người may mắn không mắc Covid-19 hãy luôn luôn giữ sức khoẻ vì dịch bệnh này sẽ không chừa một ai.
Chủ phòng trà nổi tiếng ở Sài Gòn tiếc nuối khi không kịp làm show cho Phi Nhung
Nụ cười rạng rỡ của Phi Nhung chắc chắn sẽ luôn được khán giả nhớ tới
Phi Nhung kể lại kỷ niệm: "Khán giả không cho về, bầu sô phải ra chắp tay lạy"
Chân Dung Cuộc Tình đưa khán giả đến với những sáng tác nổi tiếng về mưa của nhạc sĩ Hà Phương, bên cạnh câu chuyện chân thật được rút ra từ chính hồi ức của hai nữ ca sĩ Thuỳ Trang và Phi Nhung.
Nhạc sĩ Hà Phương sinh năm 1938, sống ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông mang cái tên định mệnh với ý nghĩa phiêu du sông hồ. Sau những ngày tháng xa xứ, nơi dừng chân của ông lại chính là quê nhà Mỹ Tho, chốn tỉnh nhỏ thân thương. Để rồi từ đây những bản tình ca ra đời và làm nên một sự nghiệp sáng tác rạng rỡ. Bao năm sống bình yên nơi tỉnh nhỏ ấy, ông âm thầm kể lại một phần cuộc đời, một phần những cuộc tình qua những bản tình ca được công chúng khắp nơi yêu thích, được các danh ca hàng đầu thể hiện.
Trước 1975 có chùm 3 ca khúc về mưa của Hà Phương với nét nhạc tương đồng nhau, được đông đảo khán giả yêu thích như Mưa đêm tỉnh nhỏ, Mưa qua phố vắng, Mùa mưa đi qua. Ba ca khúc lần lượt ra đời khi ông chìm đắm trong cuộc tình với một người ca sĩ tại vùng tỉnh lẻ tên là Ngọc Lan. Hàng đêm trên sân khấu, nhạc sĩ Hà Phương đệm đàn cho nữ ca sĩ ấy. Khi màn nhung khép lại cũng là lúc cả hai đưa nhau về trên con đường vắng thưa người trong những đêm mưa buồn nơi tỉnh lẻ. Cuộc tình sau đó dù không thành, nhưng cũng để lại quá nhiều kỷ niệm sâu sắc cho người nhạc sĩ.
Trong chương trình, Chế Thanh thể hiện bài hát Mưa đêm tỉnh nhỏ. Ngân nga theo suốt phần trình diễn, MC - Biên tập Minh Đức tiết lộ cách đây một năm, anh từng có dịp xuống Mỹ Tho thăm nhạc sĩ Hà Phương. Người con trai của Hà Phương tên là Vũ Phương, cũng theo nghiệp của cha trở thành nhạc sĩ. Nhạc sĩ Hà Phương kể, ba ca khúc về mưa đều liên quan đến một "bóng hồng". Khi ấy, ông yêu cô ca sĩ tỉnh Ngọc Lan nhưng mang mặc cảm là một anh nghệ sĩ nghèo, không có gì trong tay để mang đến tương lai cho cô ấy. Hai người chia tay. Thời gian sau, cô ấy đi lấy chồng và ra nước ngoài sinh sống. Người vợ hiện tại của Hà Phương tên Huỳnh Thị Bé Ba, cũng là một người bạn của Ngọc Lan. Bà thầm cảm mến người nhạc sĩ, biết chuyện tình không thành của ông với Ngọc Lan nên viết tặng ông một bài thơ. Sau này, Hà Phương dựa theo nội dung bài thơ phối và viết thành ca khúc Đò đưa bến khác. Sau nhiều năm xa xứ, Ngọc Lan có quay trở lại và 3 người gặp lại nhau. Lúc ấy, nhạc sĩ Hà Phương đã nên duyên cùng bà Bé Ba.
Bà Ngọc Lan thổ lộ: "Cả Ngọc Lan và Bé Ba đều có tình cảm với anh Phương nhưng Bé Ba lấy được anh Phương nên Ngọc Lan sẽ gọi Bé Ba là chị để có chúng ta có trở thành chị em".
Tiếp tục những năm tháng của tuổi xế chiều, Hà Phương cho ra đời loạt ca khúc mang âm hưởng dân ca và lại thành công rực rỡ như: Bông điên điển, Em về miệt thứ, Bông lục bình... Người nhạc sĩ ấy đã gắn bó với nơi chốn thân thương của đời mình và trả ơn chốn tỉnh nhỏ ấy bằng những giai điệu và lời ca không thể nào quên.
Nữ ca sĩ Thuỳ Trang chính là đồng hương với nam nhạc sĩ, vì cô cũng sinh ra tại mảnh đất Tiền Giang. Nữ ca sĩ tiết lộ: "Ngày trước, tôi không biết chú Hà Phương quê ở Tiền Giang, nhưng từ câu hát đầu tiên của Em về miệt thứ là "Từ ngày xa đất Tiền Giang"... đã khiến tôi rưng rưng, hệt như cảm xúc của chính tôi, một người con xa quê hương. Thêm ca khúc Bông điên điển nói về những cô gái miền Tây phải xa gia đình, lấy chồng nơi xứ xa, khiến tôi cảm động. Khi hát những ca khúc của chú, hình ảnh quê hương gợi lên trong lòng tôi rất nhiều. Sau này, bất ngờ hơn khi được biết chú và tôi là người cùng xã, nhà chú cách nhà tôi chỉ một cây cầu. Chú tâm sự biết nhà tôi nhưng ngại vì tôi khi ấy đi hát đã có tên tuổi, nên không dám đến nhà bắt chuyện". Khi nghe Hà Phương tâm sự, Thuỳ Trang cảm thấy hối tiếc khi không nhận ra người nhạc sĩ cùng quê sớm hơn.
Nữ ca sĩ Phi Nhung thời điểm ở hải ngoại đã thu âm nhiều bài hát của nhạc sĩ Hà Phương như: Mưa đêm tỉnh nhỏ, Mưa qua phố vắng, Mùa mưa đi qua, Chiều mưa qua sông, Bông điên điển, Em về miệt thứ. Phi Nhung xuất hiện tại Chân dung cuộc tình và trình diễn lại ca khúc làm nên tên tuổi chính là Bông điên điển.
"Lúc còn ở bên Mỹ, tôi nghe chị Hương Lan hát và yêu thích ca khúc này rất nhiều. Thời mới đi hát, còn chưa biết bông điên điển là bông gì vì ngày trước nhà tôi ở miền núi. Tôi đã lấy bông bụp minh hoạ thành bông điên điển trong các sản phẩm. Năm 2000 về Việt Nam, tôi xuống miền Tây làm từ thiện, khán giả nhận ra Phi Nhung hát bài bông điên điển. Tối đó, khán giả mang cho tôi một cái lẩu cá bông điên điển, kỷ niệm đó tôi nhớ suốt đời", Phi Nhung xúc động kể.
Cô nói thêm: "Sau này, tôi về miệt thứ, hát trên cồn cao, bầu sô nói tôi hát 3 bài nhưng khi vào sân khấu khán giả không đồng ý, bắt buộc tôi phải hát đúng 6 bài của chú Hà Phương là Mưa đêm tỉnh nhỏ, Mưa qua phố vắng, Mùa mưa đi qua, Chiều mưa qua sông, Bông điên điển, Em về miệt thứ. Bầu sô chạy ra chắp tay lạy nhưng khán giả không chịu, nên tôi hát 6 bài đó phục vụ bà con".
Trong tập 3 Chân dung cuộc tình, khán giả còn được lắng nghe những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hà Phương như: Em về miệt thứ (danh ca Phương Dung), Mưa đêm tỉnh nhỏ (Chế Thanh) Mưa qua phố vắng (Henry Ngọc Thạch), Bông điên điển (Dương Hồng Loan).
Thị phi chưa dứt, Phi Nhung mở show 'cây nhà lá vườn' hát tặng người hâm mộ ca khúc hợp thời tiết Đính kèm đoạn clip, cô chia sẻ: Bài hát Mưa rừng vì trời đang mưa... cây nhà lá vườn đừng chê nha cả nhà. Thời gian qua lùm xùm giữa ca sĩ Phi Nhung và con nuôi Hồ Văn Cường khiến cư dân mạng tranh cãi gay gắt. Bên cạnh những người ủng hộ Phi Nhung, cũng có nhiều khán giả không đứng...