CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn

Theo dõi VGT trên

Derby Sài Gòn là cuộc chiến giữa đội bóng dùng tiền mua đẳng cấp ( CLB TP.HCM) và CLB đang từng bước xây móng đắp nền (Sài Gòn FC).

Khái niệm “derby” đã tồn tại rất lâu trong lịch sử bóng đá thế giới, nơi các CLB cùng thành phố, vùng miền có trận so tài để tranh giành tầm ảnh hưởng, quyền lực bên cạnh điểm thuần túy ở giải VĐQG.

Bóng đá miền Nam từng tự hào có trận derby máu lửa giữa Cảng Sài Gòn và Công An TP.HCM. Những năm đầu thập niên 2000, cả hai đội bóng đầy ắp nhân tài.

Tiền vệ tài hoa một thời Nguyễn Minh Phương khẳng định: “Thời ấy Cảng Sài Gòn quá nhiều cầu thủ giỏi, tôi không chen chân được, phải lùi xuống đá hậu vệ”. Các trận đấu kéo khán giả nêm chật sân, đến nỗi phe vé không đủ vé để bán.

CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn - Hình 1

Cảng Sài Gòn từng là niềm tự hào của bóng đá TP.HCM.

Sau năm 2009, các đại diện TP.HCM lùi vào dĩ vãng. Bóng đá TP.HCM chứng kiến Navibank Sài Gòn, Sài Gòn United, Sài Gòn Xuân Thành chơi kiểu “ăn xổi ở thì”, làm bóng đá tùy hứng và bào mòn niềm tin người hâm mộ.

Khi CLB TP.HCM trở lại V-League và Sài Gòn FC chuyển khẩu vào Nam, “lửa” derby miền Nam mới cháy trở lại. Tuy cách làm khác nhau, nhưng hai đội bóng đều đang đi trên những con đường riêng và hứa hẹn gặt hái thành quả.

CLB TP.HCM thương mại hóa bóng đá

Trở lại V-League năm 2017, CLB TP.HCM đã cho thấy cách làm bóng đá “khác người”. Đội chủ sân Thống Nhất chỉ tuyển các chuyên gia ngoại ngồi ghế huấn luyện, bắt đầu từ Alain Fiard, Toshiya Miura, Chung Hae Seong đến Alexandre Polking hiện tại. CLB TP.HCM là đội duy nhất dùng 100% HLV ngoại trong 4 năm qua.

Giống với Hà Nội FC (tiền thân là Hà Nội T&T) lên hạng năm 2009 và bắt đầu chiến dịch mua sao rầm rộ để xây dựng thương hiệu, CLB TP.HCM cũng vung tiền chiêu mộ nhân tài.

Nguồn tiền khổng lồ từ các tập đoàn mạnh giúp đội bóng của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng mang về nhiều cầu thủ giỏi như Trần Phi Sơn, Nguyễn Công Phượng, Ngô Hoàng Thịnh, Lee Nguyễn, bên cạnh các ngoại binh đắt giá.

CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn - Hình 2

Công Phượng trong màu áo CLB TP.HCM.

Không chỉ mua sắm, CLB TP.HCM còn tích cực làm hình ảnh. Năm 2017, cựu Quyền Chủ tịch Lê Công Vinh hoàn tất xây lại phòng thay đồ sân Thống Nhất theo chuẩn châu Âu, lắp đặt bảng điện tử chạy chữ và trực tiếp xuống sân bán vé cho CĐV.

CLB TP.HCM còn đánh tiếng chiêu mộ Rodrigo Possebon, cựu thần đồng Manchester United, thử việc David N’Gog hay tung tin theo đuổi tiền đạo ngôi sao Dimitar Berbatov. Nhờ những thương vụ bóng bẩy được “khua chiêng gõ mõ”, CLB TP.HCM trở thành hiện tượng truyền thông.

Video đang HOT

Năm 2019, Chủ tịch Hữu Thắng chia sẻ: CLB TP.HCM sẽ mang thêm nhiều cầu thủ giỏi, với lượng khán giả hâm mộ có sẵn, để xây dựng và nâng cao tầm vóc đội bóng. Kết quả là, Bùi Tiến Dũng và Công Phượng được mang về.

Tuy nhiên, giống như chiếc xe sang được bọc bằng lớp vỏ hào nhoáng nhưng thiếu động cơ chất lượng, CLB TP.HCM chỉ thăng tiến về hình ảnh thuần túy. Về chuyên môn, đội bóng của TP.HCM cũng tiến bộ khi trở thành ứng viên đua vô địch, song sự tiến bộ ấy không tương xứng với khoản tiền bỏ ra.

CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn - Hình 3

Phòng thay đồ là biểu tượng của CLB TP.HCM hào nhoáng, nhưng thiếu vững bền.

Mùa 2020, CLB TP.HCM thay 8 lượt ngoại binh, trong đó riêng hai tiền đạo Costa Rica đã ngốn hơn 20 tỷ đồng, nhưng chỉ đóng góp… 7 trận. Mùa này, đội bóng của HLV Polking thay máu lực lượng, chi 12 tỷ đồng cho Lee Nguyễn và mua 3 tiền đạo ngoại mới, nhưng chỉ có 3 điểm sau 3 vòng.

CLB TP.HCM không thiếu và tiếc tiền, dù vậy, khát vọng thành công quá lớn khiến CLB liên tục đập đi xây lại, mang về những mảnh ghép mới khi nền móng chưa đủ vững chãi.

Toàn bộ đội hình TP.HCM hiện tại không còn cái tên nào từng cống hiến từ năm 2017, khi CLB này vô địch hạng Nhất để trở lại V-League. 4 HLV thay nhau đến và đi trong 5 năm qua cũng cho thấy sự bất ổn của đội bóng này.

CLB TP.HCM đã và đang thu hút khán giả để sân nhờ tên tuổi và thương hiệu, đúng như mong muốn của ban lãnh đạo, song để làm bóng đá bền vững với bản sắc và thành tích, CLB TP.HCM cần thời gian và kiên nhẫn.

Sài Gòn FC xây nhà từ móng

Nếu CLB TP.HCM là chiếc xe mang vỏ bọc hào nhoáng, mà động cơ lại bất ổn, Sài Gòn FC ở khía cạnh đối lập. Họ là chiếc xe cũ với lớp vỏ bình thường, nhưng sở hữu dàn máy bền bỉ và cực kỳ chất lượng.

Sài Gòn FC từng bị tẩy chay khi chuyển vào TP.HCM. Một đội bóng mang tên CLB bóng đá Hà Nội, bỗng dưng… chuyển tên, chuyển nhà trở thành chủ đề đàm tiếu, mỉa mai của giới chuyên môn. Đội bóng này thi đấu với phận “con ghẻ”, các trận đấu lác đác khán giả và chưa bao giờ được coi là đứa con của bóng đá TP.HCM.

CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn - Hình 4

Sài Gòn FC từng chịu phận “con ghẻ”.

Tuy nhiên, Sài Gòn FC có sự cầu thị và cách làm bóng đá bài bản. Cựu HLV Nguyễn Đức Thắng từng kể chuyện đi gặp gỡ các cựu danh thủ Sài Gòn để hỏi khán giả nơi đây muốn xem thứ bóng đá như thế nào, qua đó về xây dựng cho CLB của ông.

Thành quả của quá trình phấn đấu là thứ hạng ổn định qua từng năm, với đỉnh cao là huy chương đồng mùa 2020. Sài Gòn FC có tới 3/5 mùa nằm trong nhóm 5 đội dẫn đầu, trong bối cảnh không có tuyển thủ quốc gia nào. Đây là đội duy nhất ở V-League làm được điều này.

Nói về Sài Gòn FC, BLV Quang Huy nhấn mạnh: “Gái có công thì chồng chẳng phụ, cứ nỗ lực rồi khán giả sẽ đáp lại”. Lối chơi cống hiến, khoa học và bài bản giúp Sài Gòn FC được đón nhận nhiều hơn, bắt đầu có CĐV trung thành và thành tích.

Mùa trước, lãnh đạo CLB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với FC Tokyo, đưa chuyên gia Nhật Bản sang hỗ trợ làm bóng đá cộng đồng, mang về 3 tân binh Nhật Bản và đưa Cao Văn Triền, cầu thủ tốt nhất, sang J-League 2 thi đấu vào tháng 7.

CLB TP.HCM dùng tiền mua đẳng cấp và hai nửa sáng tối của derby Sài Gòn - Hình 5

Matsui (phải) trong màu áo Sài Gòn FC.

Chủ tịch Trần Hòa Bình nói Sài Gòn FC không quan tâm đến danh hiệu lúc này, khi chiến lược dài hạn vẫn quan trọng hơn cả. Sài Gòn FC chưa nghĩ tới lúc “hái quả ngọt” thành tích, tức là CLB này xác định còn có thể làm được tốt hơn. Huy chương đồng năm 2020 chưa phải đỉnh cao cuối.

CLB TP.HCM và Sài Gòn FC đều có những con đường riêng. Trận derby Sài Gòn tới đây chưa thể cho thấy đội bóng nào mới là “minh chủ”, nhưng đây sự kèn cựa, cạnh tranh giữa hai đội cùng thành phố là tín hiệu tích cực với bóng đá TP.HCM.

Sau gần hai thập kỷ, “lửa” derby miền Nam đã rực cháy trở lại.

Kiatisuk và nỗi hoài nghi về những ông thầy ngoại

Những thất bại ở vòng mở màn càng củng cố thêm nỗi hoài nghi về khả năng thành công của ba ông thầy ngoại ở V.League 2021.

Tính tới hết V.League 2020, 23 HLV ngoại đã đến sau 10 mùa giải V.League. 16 trong số đó không thể trụ quá 12 tháng. Ngay cả những người từng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, có am hiểu nhất định về sự phức tạp của làng bóng nội, cũng sớm nói lời tạm biệt với CLB mình dẫn dắt. Trường hợp gần nhất là Toshiya Miura với CLB TP.HCM, xa hơn là HLV Edson Tavares hay cố HLV Alfred Riedl.

Đến V.League 2021, ba ông thầy ngoại khác lần lượt cập bến V.League là Ljupko Petrovic, Alexandre Polking và Kiatisuk Senamuang. Hai trong số đó không tới Việt Nam lần đầu. Người còn lại từng làm việc ở Thái Lan, nền bóng đá kỳ phùng địch thủ và ở đẳng cấp cao hơn Việt Nam. Cả ba vị HLV đều nhận những kỳ vọng nhất định khi mùa giải mới khởi tranh.

Kiatisuk và nỗi hoài nghi về những ông thầy ngoại - Hình 1

HLV Kiatisuk chưa thể giúp HAGL chơi khởi sắc hơn và chấp nhận thất bại ở trận đấu chính thức đầu tiên khi ông trở lại Việt Nam. Ảnh: Quang Thịnh.

Những thất bại dễ giải thích

HAGL của Kiatisuk thất bại trước CLB Sài Gòn, CLB TP.HCM thua trận tại Hòa Xuân còn Thanh Hóa bị Bình Dương đánh bại trên sân Gò Đậu. Cả ba trận đấu cùng có kết quả 1-0 nghiêng về đội chủ nhà. Cả ba đội khách đều có HLV ngoại trên băng ghế chỉ đạo.

Đá sân khách là một bất lợi, và sẽ càng thêm khó khăn bởi ở trận đấu đầu tiên của mùa giải, cầu thủ chưa có phong độ và cảm giác tốt nhất.

Trong ba ông thầy ngoại, thuyền trưởng CLB TP.HCM Alexandre Polking ít kinh nghiệm với bóng đá Việt Nam nhất, bù lại, ông có nhiều thời gian hơn cả. HLV Ljupko Petrovic từng đưa Thanh Hóa cán đích thứ nhì V.League 2017 còn HLV Kiatisuk thì không xa lạ gì với người hâm mộ.

Dù vậy, vấn đề của cả ba người là thời gian. Mỗi đội bóng chỉ có chưa đầy 2 tháng chuẩn bị giữa 2 mùa giải V.League. Cộng thêm khoảng thời gian cách ly, những HLV ngoại này chỉ có vài tuần chuẩn bị cho mùa giải V.League.

Ngày 25/12, HLV Polking bắt đầu làm việc ở CLB TP.HCM. Một ngày sau, Thanh Hóa đón "người cũ" Petrovic bằng lễ ra mắt và ký hợp đồng. Gần một tuần sau, HLV Kiatisuk mới có những cuộc gặp đầu tiên với Công Phượng, Tuấn Anh, trước khi dự khán giải giao hữu tại Bình Dương rồi mới bắt tay vào tập luyện.

Cả ba HLV có quỹ thời gian chưa đến 1 tháng để làm tất cả mọi việc cho đội bóng mới. Những xáo trộn nhất định về nhân sự trong thời gian này cản trở việc truyền đạt triết lý, tư tưởng của họ với cầu thủ.

Kiatisuk và nỗi hoài nghi về những ông thầy ngoại - Hình 2

HLV Polking còn nhiều việc phải làm với CLB TP.HCM để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Ảnh: Nguyên Khang.

Thách thức chờ ba ông thầy ngoại

V.League được ví như "cối xay" HLV ngoại. Không ít những lùm xùm sau mỗi lần ra đi của những HLV trước cho thấy bóng đá Việt Nam không phải môi trường dễ thở với bất cứ nhà cầm quân nào.

Cả ba HLV nói trên đều có cá tính mạnh và ít nhiều đã chứng minh năng lực. Đó là điểm mạnh nhưng cũng là hạn chế của họ khi làm việc tại Việt Nam. Họ cần năng lực chuyên môn, nhưng cũng cần sự tinh tế và khéo léo trong ứng xử.

Về lý thuyết, cả ba HLV cùng làm việc cho đội bóng của mình với thời hạn kéo dài 2 năm. Họ cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể với chung một đích đến là ngôi vô địch. Vấn đề là sự kiên nhân của các ông bầu bóng đá. Họ chưa chắc có đủ 2 năm như thời hạn trong bản hợp đồng.

Không thiếu những HLV ngoại khi đến thì rình rang nhưng ra đi lại trong bẽ bàng trước đây. HLV Fabio Lopez ở Thanh Hóa hay HLV Chung Hae-seong ở CLB TP.HCM, những người tiền nhiệm của HLV Petrovic và Polking, đều có những ngày tháng không mấy hạnh phúc trước khi rời Việt Nam.

Về chuyên môn, mỗi đội bóng đang có những vấn đề thâm căn.

HAGL chưa bao giờ là đội bóng giỏi phòng ngự. Dù sỡ hữu nhiều tuyển thủ, họ chưa bao giờ chơi ổn định từ V.League 2015 trở lại đây. Với màn trình diễn trong những năm qua của đội bóng phố núi, nhiều người gọi họ là "Đội bóng đá cho vui", phỏng theo một phát biểu mang nhiều tính ngẫu hứng của bầu Đức.

CLB Thanh Hóa từ sau tấm HCB mùa 2017 liên tục chìm trong khủng hoảng. Thành tích bết bát là một chuyện, họ đang là đội bóng "chịu khó" thay HLV nhất V.League. Từ khi HLV Petrovic ra đi cho đến khi ông quay lại, CLB Thanh Hóa đã thay 6 HLV, trong đó có 2 thuyền trưởng ngoại. Trung bình nửa mùa, họ lại thay tướng một lần, kéo theo đủ vấn đề về chiến thuật, con người...

CLB TP.HCM nổi lên như một gã nhà giàu với những bản hợp đồng "bom tấn" rồi biến thành "bom xịt". Để phục vụ kế hoạch của HLV Polking, cặp tiền đạo người Brazil cùng với bản hợp đồng được kỳ vọng Lee Nguyễn đã xuất hiện. Nhưng từng đó liệu đã đủ để đội bóng này hiện thực hóa tham vọng vô địch bằng lối chơi phối hợp ngắn, chú trọng tấn công hay chưa vẫn còn là dấu hỏi bởi bộ khung nhân sự trong tay HLV Polking vẫn chưa ổn định.

V.League mới bước qua vòng đấu đầu tiên. Nhưng ba thất bại đồng loạt của những ông thầy ngoại hứa hẹn một mùa giải không dễ dàng cho họ ở phía trước.

Kiatisuk và nỗi hoài nghi về những ông thầy ngoại - Hình 3

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Hùng Dũng là đội trưởng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022

13:10:48 21/12/2022
HLV Park Hang Seo tiếp tục giao băng đội trưởng đội tuyển Việt Nam cho tiền vệ Đỗ Hùng Dũng ở AFF Cup 2022.Ở hai kỳ AFF Cup gần nhất, đội tuyển Việt Nam đều đá trận mở màn gặp Lào. Năm 2018, Việt Nam thắng dễ 3-0 trên sân vận động quốc ...

Quang Hải là 'ứng viên đặc biệt' tại AFF Cup 2022

12:23:01 21/12/2022
Trang chủ AFF Cup 2022 chỉ ra 8 ứng viên sáng giá cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải, trong đó Quang Hải là trường hợp đặc biệt

AFF Cup 2022: Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 điểm trong trận ra quân

12:18:07 21/12/2022
AFF Cup 2022 là giải đấu cuối cùng của chiến lược gia Park Hang-seo trên cương vị HLV trưởng của đội tuyển Việt Nam

Thái Lan đề nghị mua bản quyền 8 trận AFF Cup 2022 nhưng bị từ chối

12:16:05 21/12/2022
Các CĐV Thái Lan vẫn đang hy vọng sẽ có một đài truyền hình trong nước mua bản quyền AFF Cup 2022 sau khi Voi chiến đá trận ra quân

Tuyển Việt Nam và bài học trước Lào

11:41:11 21/12/2022
Cú sút phạt đền hỏng của Vũ Văn Thanh ở AFF Cup 2020 trước Lào khiến Việt Nam mất ngôi đầu bảng B và kết thúc giải ở bán kết

Top 5 ngôi sao đắt giá nhất của ĐT Việt Nam

11:33:49 21/12/2022
Cùng Cauthu.com.vn điểm qua top 5 cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2022.Sở trường của Tiến Linh nằm ở khả năng đánh hơi bàn thắng cũng như không chiến. Nếu giữ được phong độ ổn định, anh sẽ là họng s...

Đội trưởng Campuchia nói gì sau chiến thắng trước Philippines?

11:18:59 21/12/2022
Phát biểu sau trận đấu với Philippines, hậu vệ đội trưởng của Campuchia bày tỏ sự vui mừng khi có được 3 điểm đầu tiên ngay trên sân nhà

ĐT Việt Nam loại 2 cầu thủ, chốt danh sách dự AFF Cup 2022

11:06:58 21/12/2022
Nguyễn Hải Huy và Khuất Văn Khang là 2 cái tên bị loại khi đội tuyển Việt Nam chốt danh sách chính thức 23 tuyển thủ dự AFF Cup 2022

Đội hình tuyển Việt Nam đắt giá nhất AFF Cup 2022

10:54:38 21/12/2022
Đội hình đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên được định giá cao nhất ở một kỳ AFF Cup.Lý do quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng này và đẩy Thái Lan xuống hạng 3 nằm ở sự xáo trộn trong đội hình đối thủ. Đội bóng xứ chùa...

Trụ cột ĐT Indonesia chấn thương trước trận đầu tại AFF Cup 2022

10:46:25 21/12/2022
Hậu vệ trái của đội tuyển quốc gia Indonesia, Pratama Arhan, đã dính chấn thương trước trận khai mạc AFF Cup 2022

Indonesia có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022

10:37:15 21/12/2022
Theo định giá của Transfermarkt, ĐT Indonesia là đội bóng có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022. Đứng thứ 2 về giá trị đội hình chính là ĐT Việt Nam. Nhà cựu vô địch World Cup 2018 có tổng giá trị là 7,45 triệu euro. Đây là lần ...

AFF Cup 2022: Thái Lan lộ diện, thầy Park có mừng thầm

10:25:03 21/12/2022
ĐKVĐ AFF Cup Thái Lan thắng đậm Brunei trong trận ra quân, nhưng những gì thể hiện lại làm HLV Park Hang Seo phần nào trút đi nhiều sự thấp thỏm

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.