CLB Cảng Sài Gòn suýt… sống lại: Bóng đá thời “ngẫu hứng”
CLB lừng danh một thủa Cảng Sài Gòn vốn chỉ còn nằm trong ký ức của người Sài thành, bỗng dưng đứng trước cơ hội hồi sinh khi PVF “nhận tên” để đá giải hạng Nhì quốc gia 2021.
1. Mới đây, Công ty TNHH đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) được cho rằng gửi văn bản đến VFF và BTC giải hạng Nhì xin đổi tên đội PVF thành CLB bóng đá Cảng Sài Gòn.
Việc đổi tên này theo như định hướng của chủ sở hữu mới là tập đoàn giáo dục Văn Lang (đơn vị quản lý CLB Sài Gòn với bầu Bình làm Chủ tịch) nhằm xây dựng một đội bóng đi lên chuyên nghiệp từ giải hạng Nhì.
Ngoài ra, chủ sở hữu mới của lò PVF cũng muốn xây dựng thương hiệu, hình ảnh và phát triển lâu dài thay vì đào tạo rồi chuyển giao cho các CLB trong nước như nhiều năm qua.
U19 PVF vừa giành chức vô địch U19 QG 2021 là nòng cốt đá giải hạng Nhì, và đang có ý định đổi tên sang CLB Cảng Sài Gòn
2. Việc một đội bóng đổi tên đương nhiên không gì là bất thường, đặc biệt ở các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nhiều năm qua, rất nhiều trường hợp “thay tên đổi họ” sau khi chuyển giao cho chủ sở hữu mới.
Thế nhưng, việc PVF muốn đổi sang thành Cảng Sài Gòn khiến nhiều người phản ứng, bởi lẽ đơn giản họ muốn cái tên này nằm trong ký ức đẹp đẽ của mọi người, kể từ khi đội bóng này giải tán vào 2009.
Ngay khi thông tin PVF định “nhận vơ” thương hiệu lừng danh một thời của bóng đá Sài thành được loan đi, đơn vị chính chủ sở hữu cái tên này là công ty cổ phần Cảng Sài Gòn cũng “tuýt còi” vì cho rằng rất dễ gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh của mình.
Video đang HOT
Chưa biết PVF còn muốn đổi tên nữa hay không, nhưng ít nhất đến lúc này nhìn từ phản ứng của dư luận xem ra rất khó.
3. Nhìn những gì đã, đang diễn ra có vẻ như tập đoàn giáo dục Văn Lang muốn làm bóng đá thật sự, bởi ngoài CLB Sài Gòn thì lúc này còn có sân sau PVF chơi ở giải hạng Nhì.
Nhưng người ta thấy ngạc nhiên ở chỗ, có vẻ như chủ sở hữu CLB Sài Gòn đang làm hơi… lố, thậm chí là sai đi bản chất, mục đích ban đầu của Quỹ đầu tư phát triển bóng đá Việt Nam (PVF) như vốn có.
nhưng nhìn CLB Sài Gòn mùa này người ta sợ rằng rồi Cảng Sài Gòn nếu được hồi sinh cũng như thế
Cần biết rằng PVF được thành lập với mục tiêu xây dựng một hệ thống đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp có văn hoá, đạo đức nhằm phục vụ cho bóng đá nước nhà.
Và bao năm qua PVF đã chuyển giao rất nhiều khoá cầu thủ được đào tạo bài bản cho các CLB chơi ở V-League, hạng Nhất hoặc hạng Nhì đúng tiêu chí ban đầu đề ra là phi lợi nhuận. Nhưng giờ, xem chừng chủ mới của PVF đang làm khác đi, có tính chất… khó đoán hơn.
Không chỉ là đi sai con đường vốn được xây dựng chắc chắn và đáng ngợi khen nhiều năm qua của PVF, việc muốn xây dựng một đội bóng khác mang phiên hiệu Cảng Sài Gòn cũng làm nhiều người phải lắc đầu khi nhìn sang sự chìm nổi của CLB Sài Gòn.
Người Sài thành lại phải sợ rằng rồi tương lai Cảng Sài Gòn cũng thế, nếu trường hợp PVF được VFF đồng ý cho đổi tên khi nhìn vào cách làm không giống ai của bầu Bình với CLB Sài Gòn mùa này.
Sẽ là “hồn Trương Ba, da hàng thịt” như nhiều CLB từng mang danh vì bóng đá Sài thành trước đây chứ khó có thể khác, bởi có vẻ như bầu Bình đang bước trên con đường chẳng khác gì bầu Thuỵ, bầu Thọ hồi còn những Sài Gòn Xuân Thanh, Navibank Sài Gòn.
Bóng đá Sài thành đã khốn khổ nhiều năm, CLB Cảng Sài Gòn cũng đã xa, thôi thì đừng xới nỗi đau ấy lên nữa!
Cơ hội theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp cho tài năng trẻ địa phương
Sở hữu nội lực dồi dào song chưa được khai phá và quan tâm đúng mức, không ít chân sút trẻ ở các địa phương vụt mất cơ hội tiếp cận và theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp.
Việc phát hiện, khơi dậy nội lực của các chân sút trẻ để đào tạo bài bản, bổ sung vào đội hình thi đấu, phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại các tỉnh, thành phố là bài toán lớn nhất hiện nay. Mới đây, nhãn hàng Red Bull chính thức hợp tác cùng CLB Hoàng Anh Gia Lai đem cơ hội theo đuổi giấc mơ sân cỏ đến với các bạn trẻ địa phương thông qua chương trình tuyển chọn tài năng bóng đá.
Chênh lệch do khai thác nội lực chưa đồng bộ
Vài năm gần đây, thứ hạng cao tại các giải trẻ quốc gia như U17, U19... luôn thuộc về những lò đào tạo tên tuổi nhờ sở hữu lứa cầu thủ được đào tạo về thể chất, kỹ năng lẫn bản lĩnh sân cỏ từ sớm. Từ đây, các chân sút có cơ hội chắc suất tại nhiều CLB thi đấu ở các giải bóng đá chuyên nghiệp, đến gần hơn với giấc mơ sân cỏ.
Ngược lại, đội trẻ của các tỉnh, thành nơi nội lực bóng đá trẻ chưa thực sự được khai thác hiệu quả như Tiền Giang, Bình Thuận, Cần Thơ... thường xuyên gặp khó khăn ở vòng đấu loại, nhiều năm liền chưa thể đoạt vé vào vòng chung kết để tranh tài với những đội bóng trẻ xuất sắc. Điều này cũng lý giải phần nào sự vắng bóng đội bóng chuyên nghiệp của các địa phương này tại nhưng giải đấu như V.League, hạng nhất.
Thực tế, hoạt động chiêu mộ tài năng bóng đá trẻ vài năm gần đây dần được tiến hành quy mô, bài bản hơn, vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Các học viện, CLB bóng đá nhận thức được tiềm năng chưa khai phá của nhiều chân sút triển vọng nên đã mở rộng tuyển sinh tại các lò đào tạo vệ tinh ở các tỉnh, thành lân cận địa bàn đóng quân.
Dù vậy, sự thiếu đồng bộ trong việc giải phóng và phát triển nội lực bóng đá giữa các tỉnh, thành vẫn tồn tại, dẫn đến sự bất cân đối về thành tích của đội trẻ lẫn đội bóng chuyên nghiệp giữa các địa phương này.
Nội lực bóng đá chưa được khai thác đồng bộ, hiệu quả khiến khoảng cách phát triển bóng đá trẻ lẫn chuyên nghiệp giữa các địa phương bị nới rộng.
"Khơi" nội lực cho bóng đá trẻ
Đầu tư cho bóng đá trẻ là hành trình dài đòi hỏi sự hợp sức của nhiều bên, từ VFF, các CLB, đội bóng địa phương đến các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp, nhà tài trợ nhận thấy những hạn chế trong công tác đào tạo trẻ tại các địa phương "yếu thế" về bóng đá, đã bắt tay với học viện, trung tâm thể thao nhằm tạo điều kiện tiếp cận bóng đá chuyên nghiệp cho các bạn trẻ.
Từ đầu năm nay, khi logo Red Bull xuất hiện trên áo đấu của CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, người hâm mộ đã đón chờ sự hợp tác mang tinh thần năng động, tích cực của hai bên. Không phụ kỳ vọng này, tại buổi họp báo ngày 9/3 tại TP.HCM, nhãn hàng Red Bull chính thức bắt tay cùng CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai khởi động chương trình tìm kiếm và tuyển chọn tài năng bóng đá, độ tuổi 15-20. Chương trình đến với 5 tỉnh, thành gồm Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Gia Lai (Pleiku), và Bình Thuận, khởi động từ tháng 4.
Red Bull bắt tay CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai khởi động chương trình tuyển chọn tài năng bóng đá trẻ.
Mang thông điệp về nguồn năng lượng tích cực bất tận, khơi dậy nội lực, Red Bull sẽ kết hợp cùng CLB HAGL trao cơ hội theo đuổi giấc mơ sân cỏ vẫn còn dang dở cho các chân sút địa phương, giúp họ kết nối với đơn vị đào tạo chuyên môn có uy tín, bài bản. Cầu thủ trẻ sẽ được tham gia đào tạo trong môi trường sinh hoạt, tập luyện theo tiêu chuẩn của câu lạc bộ xuyên suốt quá trình huấn luyện. Bên cạnh đó, Red Bull cũng tài trợ học bổng bóng đá trị giá 20 triệu đồng/người cho những cầu thủ xuất sắc chiến thắng ở vòng chung kết tuyển chọn.
Việc đăng ký dự tuyển để giành vé góp mặt trong đội hình của CLB Hoàng Anh Gia Lai có thể thực hiện từ nay. Tiền Giang sẽ là điểm dừng đầu tiên của đợt tuyển chọn.
PVF chuyển nhượng 20 cầu thủ cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp Ngày 28/12 Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF (thuộc Vingroup) tổ chức Lễ tốt nghiệp, trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho 20 học viên ưu tú. Toàn bộ lứa cầu thủ này sẽ được chuyển nhượng cho các CLB V-League và hạng Nhất Quốc gia. 20 cầu thủ ưu tú tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Đào...