CII thu về 200 tỷ trái phiếu riêng lẻ đợt 3, cổ phiếu vẫn dò đáy
Từ đầu năm đến nay, CII đã liên tục phát hành trái phiếu để huy động vốn. CII cũng mới ký kết hợp đồng để thu hồi (vốn đầu tư và lợi nhuận) số tiền khoảng 1.120 tỷ đồng. Kết quả, CII có thể sẽ hủy đợt phát hành 800 tỷ trái phiếu trong quý 3, hoặc tiếp tục phát hành để thực hiện các thương vụ khác.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt ba, tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 36 tháng, mệnh giá 100 triệu đồng/đơn vị, hình thức là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm bằng tài sản, có lãi suất kép kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi và không là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.
Hình thức bút toán ghi sổ, lãi suất 11%/năm với 2 kỳ đầu, sau đó tính theo tổng 3,5%/năm cộng lãi tham chiếu. Đại lý phát hành thông qua CTCK Tiên Phong, trái chủ là nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Về CII, năm 2018 được ban lãnh đạo xem là năm khó khăn nhất kể từ ngày thành lập, việc tạm dừng thanh toán các dự án BT gây ảnh hưởng dòng tiền vào, phá vỡ tất cả các dự tính. Bao gồm dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận chậm tiến độ so với kế hoạch khi nhà đầu tư phải tăng thêm vốn để đáp ứng điều kiện cho vay ngân hàng; BOT Xa lộ Hà Nội chưa thể thu phí…
Song song, việc tạm dừng thanh toán các dự án theo hợp đồng BT do Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu tạm dừng xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi có Nghị định của Chính phủ quy định. Đến ngày 28/12/2018 thì Nghị định mới được ban hành, do đó suốt năm 2018, CII không được thanh toán hợp đồng nào đã ký.
Phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình thừa nhận mất cân đối thu chi là một áp lực khủng khiếp đối với HĐQT.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, CII đã liên tục phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong tháng 7, Công ty phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11%/năm.
Trước đó vào tháng 3, Công ty đã phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo – công ty dịch vụ bảo lãnh đa quốc gia thuộc PIDG, được tài trợ bởi 5 nước là Anh, Úc, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Hà Lan.
Video đang HOT
Mới đây, CII đã đàm phán thành công thỏa thuận đầu tư một dự án của Công ty, ký kết hợp đồng để thu hồi (vốn đầu tư và lợi nhuận) số tiền khoảng 1.120 tỷ đồng. Kết quả, CII có thể sẽ hủy đợt phát hành 800 tỷ trái phiếu trong quý 3, hoặc tiếp tục phát hành để thực hiện các thương vụ khác.
Kết thúc quý 2/2019, doanh thu CII giảm sút phân nửa về 458 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng thu 145 tỷ, giảm so với mức 211 try quý 2/2018. Ngược lại, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 153 tỷ lên 354,6 tỷ nhờ khoản lãi dự án, chi phí tài chính cũng tăng tương ứng gần 2 lần (tăng đáng kể là chi phí lãi vay).
Về chi phí, chi phí bán hàng và quản lý được cắt giảm đáng kể, kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng 43% lên 89 tỷ đồng. Trong kỳ, Công ty ghi nhận thu nhập thuế TNDN hoãn lại hơn 185 tỷ, kết quả lãi ròng quý 2 tăng đột biến 3,5 lần lên 252 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, CII đạt doanh thu 1.036 tỷ đồng (cùng kỳ thu về 1.597 tỷ), lợi nhuận sau thuế 292 tỷ đồng, tăng so với mức 124 tỷ nửa đầu năm ngoái.
Trên thị trường, cổ phiếu CII tiếp tục dò đáy, hiện chỉ còn giao dịch tại mức 21.100 đồng/cp.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Việt Nam cần những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn tham gia đầu tư hạ tầng giao thông
Thời gian tới, vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng vẫn rất thiếu, theo tính toán, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được 20%. Vậy làm thế nào để tiếp tục kêu gọi, huy động các nhà đầu tư tư nhân tham gia cuộc chơi này vẫn là bài toán khó?
Về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ủy viên thường trực UB Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh.
Thưa ông, mới đây Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu "đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân". Là người từng nhiều lần lên tiếng về vấn đề này, ông thấy gì từ thông điệp này?
Việc này có nghĩa là đã đến lúc cần mở hết mọi cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân phát triển. Đó là xu thế tất yếu. Tất cả các nước phát triển hiện nay đều phải dựa vào kinh tế tư nhân. Đối với Việt Nam, thực tế đã chứng minh rằng, kinh tế nhà nước hiện nay có hiệu quả thấp hơn so với kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy nên trong định hướng lâu dài mới cần phải cổ phần hoá DNNN. Nhà nước chỉ giữ những lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc, còn lại giao cho tư nhân, người ta sẽ làm tốt hơn.
Từ định hướng lớn như vậy, cần xác định kinh tế tư nhân sẽ là xương sống, là động lực để xây dựng đất nước "dân giàu nước mạnh". Theo đó, trong từng chính sách cụ thể, nhà nước phải hướng tới thực hiện mục tiêu đó.
Nói "đừng kỳ thị" nghĩa là thực tế đã có sự kỳ thị dành cho khu vực kinh tế tư nhân. Đại diện cho cơ quan giám sát trong lĩnh vực này, ông có thể khái quát những biểu hiện của sự kỳ thị là gì không?
Thứ nhất là từ cơ chế. So với các TP kinh tế khác, hiện DN nước ngoài vào đầu tư được trải thảm đỏ, được giao đất dễ dàng, được miễn thuế... DNNN cũng được giao vốn, giao đất, còn DN tư nhân phải tự bỏ mọi nguồn lực mà việc tiếp cận dự án, tiếp cận thông tin... cũng không dễ dàng.
Thứ hai, về nguyên tắc, luật không phân biệt đối xử giữa các TP kinh tế nhưng cách thức triển khai rất có vấn đề. Đáng lẽ, người dân, DN, trong đó có DN tư nhân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm nhưng thực tế hiện nay có nhiều thủ tục hành chính, giấy phép con... gây khó cho DN.
Chủ trương huy động các nguồn lực tư nhân tham gia phát triển kinh tế được triển khai đã nhiều năm, tiêu biểu như trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng. Nhưng thực tế việc áp dụng lại bộc lộ nhiều vấn đề, gây bức xúc. "Cú bắt tay" giữa nhà đầu tư tư nhân với nhà nước chưa cho ra được những trái ngọt như vậy là do đâu?
Vấn đề là phải cải cách từ thể chế. Phải có quy định hỗ trợ tư nhân tham gia vào lĩnh vực này trong bối cảnh các DN tư nhân hiện vẫn có những điểm yếu thế.
Quốc hội đã ban hành luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ, luật có hiệu lực từ 1/1/2018 nhưng tiếc là việc ban hành những văn bản hướng dẫn luật còn chậm.
Thế nên, trước mắt cần triển khai thực hiện luật cho tốt để có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước để đất nước có những DN tư nhân có quy mô tốt, năng lực tốt, quản trị tốt, vận hành tốt, hoạt động hiệu quả.
Có nhiều ý kiến lại cho rằng, trong cuộc khủng hoảng BOT vừa qua, việc nhà nước chưa thực sự cùng đồng hành với DN nên đến giờ nhiều nhà đầu tư "nản", số khác thì không yên tâm, sẵn sàng cho những hợp tác tiếp theo. Và thực tế, giai đoạn tới đây, dù rất thiếu vốn nhưng các dự án hạ tầng cũng sẽ vẫn khó gọi vốn tư nhân tham gia?
Thực tế, trong tất cả các dự án BOT và BT vừa qua, nhà nước đã có sự bảo hộ. Thứ nhất, giá vé là nhà nước quy định tính trên cơ sở doanh thu, đến thời điểm nhất định mà khi đó, nếu tiền bán vé thu về không đủ thì nhà nước phải cho tăng giá vé hoặc phải cho kéo dài thời gian thu tiền. Rồi trong quá trình đầu tư, nếu nhà đầu tư đi vay vẫn được tính lãi suất, nếu dự án chậm trễ cũng được tính lãi suất.
Tuy nhiên, câu chuyện ở đây là điểm yếu trong hoạt động liên kết. Dự án hạ tầng thường đòi hỏi chi phí lớn, đơn vị thực hiện phải có năng lực quản trị, tổ chức tốt nên một nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không đáp ứng được yêu cầu.
Cũng về câu chuyện thu hút nguồn lực tư nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, mới đây lãnh đạo Quảng Ninh, địa phương đã 2 năm liền giữ cương vị quán quân trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) chia sẻ, bí quyết để mỗi đồng vốn mồi từ ngân sách họ sử dụng giúp hút về thêm 8-10 đồng vốn khác làm sân bay, cao tốc, cầu đường, bến cảng... chính là cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa nhà đầu tư. Câu chuyện này gợi cho ông suy nghĩ gì?
Tôi cho rằng ở đây, vấn đề trước hết là yếu tố địa bàn, trong đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương rất quan trọng. Quảng Ninh đã phối hợp với DN, trải thảm đỏ đón nhà đầu tư, thực hiện việc giải phóng mặt bằng, cấp đất nhanh gọn. Sau nữa, địa phương này cũng chọn được người để "chọn mặt gửi vàng". Tôi biết Quảng Ninh đã chọn được nhà đầu tư chiến lược mạnh, như Sun Group chẳng hạn.
Thời gian tới, vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng vẫn rất thiếu, theo tính toán, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được 20%. Vậy làm thế nào để tiếp tục kêu gọi, huy động các nhà đầu tư tư nhân tham gia cuộc chơi này khi nhiều DN đã phát nản với những "quả đắng" nhận về?
Cần làm minh bạch hơn các dự án. Sau khi giám sát về các dự án BOT giao thông, Quốc hội đã đưa ra nghị quyết, nhất quán việc không làm BOT với những dự án cải tạo trên nền đường cũ và yêu cầu đảm bảo sự minh bạch, dự án phải được thẩm định từ khâu đề xuất dự án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán... trên cơ sở đấu thầu. Các cơ quan chức năng đang làm việc đó và chúng ta phải... đợi.
Xin cảm ơn ông!
Hùng Dũng
Theo InfoNet
Hiến kế để doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào vốn ngân hàng Đã có những tín hiệu tích cực khi một số doanh nghiệp huy động thành công hàng ngàn tỉ đồng trên thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu, giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Cuối tháng 1-2019, Ngân hang Standard Chartered Viêt Nam đã thu xêp phat hanh thanh công đơt trai phiêu đâu tiên cua Công ty CP...