CII muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để dự phòng trả nợ, đưa ra 2 phương án kinh doanh
CII đưa kế hoạch dự phòng phát hành 200 triệu cổ phiếu để làm nguồn trả nợ 2.000 tỷ trái phiếu sau 3 năm tới.
Vào ngày 27/3 tới đây, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
CII cho biết, kết thúc năm 2019, Công ty mang về tổng doanh thu hợp nhất hơn 3.547 tỷ đồng, tăng 10% so năm trước, lãi sau thuế tăng đến 399%, đạt hơn 1.072 tỷ đồng.
Còn năm 2020, kết quả kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào tiến độ cơ quan nhà nước phê duyệt các hồ sơ pháp lý dự án. Đây là yếu tố khó xác định trong bối cảnh hiện nay.
Nên khác so với những năm trước, Hội đồng quản trị CII đưa ra 2 phương án cho năm 2020 là thận trọng và khả quan. Với phương án thận trọng, doanh thu mục tiêu đạt 5.800 tỷ đồng còn lãi ròng là 808 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện được trong năm 2019, kế hoạch doanh thu tăng 42% còn lợi nhuận giảm 16%.
Với phương án khả quan (trường hợp những vướng mắc về pháp lý đối với dự án BOT, BT và bất động sản được khơi thông), CII đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng lần lượt 61% và 68%, đạt 6.600 tỷ đồng và 1.608 tỷ đồng.
Về hoạt động đầu tư mảng cầu đường và thu phí giao thông, trong năm 2020, CII dự kiến tập trung vào 7 dự án gồm BT Thủ Thiêm, Mở rộng Xa lộ Hà Nội, Trung Lương – Mỹ Thuận, BOT Cầu Rạch Miễu, DT 741, dự án Ninh Thuận 1 & 2, dự án cầu Cổ Chiên.
Với mảng hạ tầng nước, CII tập trung thực hiện hoạt động kinh doanh 4 dự án trọng điểm gồm Tân Hiệp 2, Củ Chi, Gia Lai và Saigon – Dankia. Trong đó, dự án Tân Hiệp 2 tăng sản lượng bán nước lên 300.000 m3/ngày, Saigon – Dankia tăng lên 27.000 m3/ngày đêm.
Ở mảng bất động sản được CII triển khai 5 dự án gồm Khu căn hộ Thủ Thiêm, 152 Điện Biên Phủ, Diamond Riverside, Sơn Tịnh và De Lagi. Đáng chú ý, Công ty bảo đảm hoàn thành và bàn giao ngay trong năm 2020 ở 2 dự án 152 Điện Biên Phủ và Diamond Riverside.
Video đang HOT
Trong năm 2020, CII dự kiến chi 8.100 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi vay, đầu tư dự án và trả cổ tức. Trong đó, nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án lớn như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Mở rộng Xa Lộ Hà Nội…
Để có dòng chi, CII sẽ có dòng thu 8.140 tỷ đồng, chủ yếu từ phát hành trái phiếu và nợ vay; thu hồi vốn gốc đầu tư và cổ tức được nhận. Đến hết quý 1, Công ty dự kiến thu về 4.440 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm. Như vậy, trong 9 tháng còn lại, CII dự kiến sẽ thu về 3.700 tỷ đồng.
Trong Nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 3/2, CII đã thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong năm nay.
Nếu không xảy ra trường hợp bất khả kháng, trong vòng 3 năm tới, CII sẽ có nguồn thu từ nhiều dự án gồm Xa lộ Hà Nội thu phí từ quý 2/2020; dự án Trung Lương Mỹ Thuận thu phí từ 2021, các dự án từ CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB), các dự án của CII tại Thủ Thiêm.
Đây là những dự án có dòng tiền ổn định và chắc chắn Công ty có thể thu về dòng tiền khoảng 10.000 tỷ đồng trong 3 năm tới.
Tuy nhiên, CII vẫn đưa ra phương án phát hành dự phòng trong trường hợp bất khả kháng và thực hiện sau 3 năm. Theo đó, Công ty trình phương án dự phóng phát hành tối đa 200 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu.
Số tiền huy động được dùng để thanh toán gốc, lãi và các chi phí liên quan đến trái phiếu, bên cạnh đó còn tăng quy mô vốn hoạt động cho CII.
Công ty cho biết điều kiện phát hành khi xảy ra sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến nguồn thu hoạt động kinh doanh không đủ để hoàn thành nghĩa vụ nợ trái phiếu.
Và, 6 tháng trước ngày đến hạn trái phiếu, nếu CII không chứng minh được nguồn trả nợ chắc chắn cho trái chủ hoặc nguồn trả nợ không được chấp nhận thì CII phải thực hiện phương án phát hành cổ phiếu.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.vn
Kho bạc Nhà nước: Thu ngân sách năm 2019 có thể vượt 5% so với dự toán
Theo lãnh đạo Kho bạc Nhà nước, tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2019 có thể đạt mục tiêu vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước phát biểu tại họp báo. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tính đến hết ngày 15/12, lũy kế thu Ngân sách Nhà nước trong cân đối đạt 1.414.290 tỷ đồng, bằng 100,21% so với dự toán năm 2019. Trong đó, thu nội địa đạt 1.146.202 tỷ đồng, bằng 97,67% so với dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 53.297 tỷ đồng, bằng 119,5% so với dự toán năm và thu từ xuất nhập khẩu đạt 332.762 tỷ đồng, bằng 110,74%.
Với kết quả này, ước đến hết năm 2019, tổng thu Ngân sách Nhà nước đạt mục tiêu vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề "Kết quả công tác trọng tâm năm 2019" do Kho bạc Nhà nước tổ chức ngày 20/12, tại Hà Nội.
[Xem xét điều chỉnh kế hoạch vốn với những dự án chậm giải ngân]
Theo ông Lê Văn Khoa, Phó Chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước, đến ngày 15/12, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát đạt 846.353 tỷ đồng, đạt 81,2% dự toán chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (đây là khoản chi không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chình, dự phòng.)
"Thông qua công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước, các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 21.985 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết số tiền thực từ chối thanh toán là 79 tỷ đồng," ông Khoa nói.
Trong khi đó, liên quan đến việc quản lý ngân quỹ, theo ông Nguyễn Quang Vinh (Phó Tổng Giám đốc Kho Bạc Nhà nước), công việc này đã có nhiều cải cách, trong đó đột phá là hình thành một tài khoản duy nhất, tức là cuối ngày tất cả tiền gửi của kho bạc nằm rải rác tại các ngân hàng thương mại sẽ về 0, theo đó số dư sẽ chuyển hết về Ngân hàng nhà nước.
"Khi chuyển như vậy sẽ có lợi ích rất lớn nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền gửi. Kết quả cụ thể là có nguồn ngân quỹ nhàn rỗi chủ động điều hành thì Kho bạc đã tham mưu và Bộ Tài chính đã ra thông tư hướng dẫn giảm chi phí tạm ứng tồn ngân cho ngân sách Trung ương cũng như ngân sách địa phương xuống còn 0,1%," ông Vinh nói.
Với cách làm này, theo ước tính của kho bạc đã tiết kiệm cho ngân sách Trung ương và địa phương là trên 2.600 tỷ đồng, đồng thời dùng ngân sách tạm thời nhàn rỗi gửi có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại tạo nên thặng dư về kho bạc nhà nước và nộp ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Vinh cho biết, 2019 là năm đầu tiên Kho bạc thực hiện báo cáo tài chính nhà nước và báo cáo này được thực hiện rất công phu, khi tổng hợp từ 53.000 báo cáo trên toàn quốc của các đơn vị.
"Qua thống kê, trên toàn thế giới mới có khoảng 25 quốc gia có báo cáo tài chính Nhà nước và có khoảng 6% quốc gia thực hiện báo cáo theo chuẩn quốc tế," đại diện Kho bạc Nhà nước thông tin thêm./.
- Phó Chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước Lê Văn Khoa nói về thu ngân sách:
Theo Đức Duy (Vietnam )
Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, lợi nhuận năm 2018 của Vietinbank 'bốc hơi' 139 tỷ đồng Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng sau kiểm toán, xuống 5.275 tỷ đồng trong năm 2018. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) vừa công bố về việc điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2018 theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước....