CII lên kế hoạch huy động 800 tỷ trái phiếu trong quý 3/2020
Từ đầu năm đến nay, CII liên tục phát hành trái phiếu huy động vốn với tổng giá trị 2.520 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm.
Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (HoSE: CII) vừa thông qua kế hoạch phát hành tối đa 800 tỷ đồng trái phiếu, mục đích nhằm tăng quy mô vốn hoạt động cũng như đầu tư các dự án của Công ty.
Trái phiếu phát hành là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền với kỳ hạn 3 năm, lãi suất dự kiến 11%/năm. Dự kiến phát hành thành 1 hoặc nhiều đợt phù hợp nhu cầu và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, theo lộ trình sẽ thực hiện ngay trong quý 3/2020.
Năm 2020, ban lãnh đạo CII cho biết dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến khả năng huy động vốn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có CII. Cụ thể, nguồn tín dụng nước ngoài đang bị thu hẹp do quan ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh lên kinh tế toàn cầu. Từ đó, các nhà đầu tư và quỹ ngoại ưu tiên duy trì tiền mặt cao thay vì tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.
Nguồn tín dụng trong nước cũng được siết chặt nhằm giảm thiểu khả năng nợ xấu phát sinh do dịch bệnh, cũng như ưu tiên hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước bối cảnh này, CII nhấn mạnh cần một phương án huy động vốn mới hấp dẫn hơn với nhà đầu tư và phù hợp với lợi ích cổ đông, cũng như nhu cầu vốn cho các dự án dở dang của Công ty. Theo đó, HĐQT CII có tờ trình phát hành riêng lẻ trái phiếu kèm chứng quyền.
Lúc này, nhà đầu tư sẽ đầu tư trái phiếu kèm chứng quyền do CII phát hành và được cấp quyền mua tối đa 62 triệu cổ phiếu CII. Trái phiếu sẽ được phát hành thành 2 đợt, đợt 1 chào bán rộng rãi trái phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 200:1 (cổ đông sở hữu 200 cổ phiếu CII được quyền mua 1 trái phiếu). Số lượng trái phiếu dự kiến phát hành 1,24 triệu trái phiếu. Tổng giá trị phát hành hơn 1.239 tỷ đồng.
Đồng thời, CII sẽ phát hành tối đa 160 triệu cổ phiếu ra công chúng, giá 10.000 đồng/cp nhằm dự phòng nguồn trả nợ khi xảy ra các trường hợp sau:
(i) Xảy ra sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến nguồn thu hoạt động kinh doanh của công ty không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Trái phiếu; và
Video đang HOT
(ii) Nhà đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền mua cổ phiếu CII theo chứng quyền của Trái phiếu; và
(iii) 6 tháng trước ngày đến hạn Trái phiếu, nếu CII không chứng minh được nguồn trả nợ chắc chắn cho Trái Chủ hoặc nguồn trả nợ không được trái chủ chấp nhận.
Theo điều kiện và điều khoản của chứng quyền, mỗi trái phiếu được nhận một chứng quyền, một chứng quyền được mua 38,75 cổ phần CII với giá mua cổ phần khi thực hiện chứng quyền theo công thức định sẵn.
Từ đầu năm đến nay, CII liên tục phát hành trái phiếu huy động vốn với tổng giá trị 2.520 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm.
Tiền đổ mạnh vào kênh trái phiếu: Lãi suất TPCP 10 năm xuống 3%/năm, lượng đặt mua vẫn gấp 4 lần lượng bán
Giá trị đăng ký mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm gấp 4,2 lần lượng chào bán, ở kỳ hạn 15 năm và 20 năm là gấp đôi và gấp 3,7 lần.
Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội, tháng 6, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu, huy động được tổng cộng 32.594 tỷ đồng trái phiếu, tăng 77,2% so với tháng trước. Trong đó 100% trái phiếu huy động được do Kho bạc Nhà nước phát hành. Tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 6 đạt 89,3%, khối lượng đặt thầu gấp 3,03 lần khối lượng gọi thầu.
Theo CTCP Chứng khoán SSI, lượng phát hành trái phiếu Chính phủ của KBNN trong tháng 6 là lượng phát hành theo tháng lớn nhất trong 1 năm gần đây. Tổng khối lượng phát hành Q2/2020 là 54 nghìn tỷ đồng - tương đương 90% kế hoạch quý và tăng 64% so với Q1/2020. Trong nửa đầu năm 2020, KBNN đã phát hành tổng cộng 87 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% kế hoạch phát hành cả năm 2020.
Một điểm đáng chú ý, mặc dù lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm, 15 năm, 20 năm chỉ quanh mốc 3%-4%/năm, song lượng đặt mua gấp nhiều lần lượng đặt bán. Cụ thể, giá trị đăng ký mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm gấp 4,2 lần lượng chào bán, ở kỳ hạn 15 năm và 20 năm là gấp đôi và gấp 3,7 lần.
Khối lượng đăng ký gấp nhiều lần lượng chào bán - Nguồn: HNX
So với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 6 tăng tại kỳ hạn 10 và 15 năm với mức tăng 0,04-0,05%/năm, giảm tại kỳ hạn 5 và 20 năm với mức giảm 0,04-0,25%/năm.
Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10-20 năm quanh mốc 3%/năm - Nguồn: SSI
Nguồn: SSI
Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 6, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8.194 tỷ đồng/phiên, giảm 11,8% so với tháng trước. Giá trị giao dịch Repos đạt 36,3% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Theo đó, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 995 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 114 nghìn tỷ đồng, giảm 8% về giá trị so với tháng trước.
Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 605 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 65,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% về giá trị so với tháng trước.
NĐT nuwocs ngoài mua ròng trái phiếu Chính phủ kể từ tháng 5/2020 - Nguồn: SSI
Giá trị giao dịch mua outright của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 5,2 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright của NĐTNN đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng. Không có giao dịch repos của NĐTNN. Như vậy tháng 6 NĐTNN mua ròng hơn 2,2 nghìn tỷ đồng. Với tổng giá trị trúng thầu là 32.594 tỷ đồng trong tháng 4, nhà đầu tư nội chiếm 84% giá trị giao dịch trên thị trường.
Tổng giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ tính đến 30/6/2020 đạt hơn 1,16 triệu tỷ đồng.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giá trị đặt mua trái phiếu trong tháng 5 cao hơn gấp đôi lượng chào bán.
Nguồn: BVSC
Các công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất là tổ chức tín dụng và các công ty bất động sản và xây dựng
Kho bạc Nhà nước huy động 10.480 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ Tại phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ ngày 24/6, Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) huy động được tổng cộng 10.480 tỷ đồng, trong đó, khối lượng trúng thầu tại kỳ hạn 10 năm tăng mạnh và lãi suất giảm nhẹ. Kho bạc Nhà nước huy động thành công 10.480 tỷ đồng...