CII đạt được thỏa thuận nguyên tắc với Guarantco
Ngày 9/11 vừa qua, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đã nhận được Thông báo chính thức từ GuarantCo – được tổ chức Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm AA- và Moody’s xếp hạng A1 – về việc chấp thuận nguyên tắc bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp do CII phát hành.
GuarantCo, công ty dịch vụ bảo lãnh trực thuộc Tập đoàn Phát triển hạ tầng tư nhân (Private Infrastructure Development Group – PIDG) chuyên cung cấp bảo lãnh bằng đồng nội tệ để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Đông Nam Á, cũng như cung cấp bảo lãnh bằng USD tại các quốc gia mong manh và bất ổn.
CII cho biết, khi GuarantCo bảo lãnh thanh toán trái phiếu cho doanh nghiệp nào thì trái phiếu đó nghiễm nhiên sẽ có hệ số tín dụng tương đương hệ số của GuarantCo.
Hiện nay, Công ty đang trong quá trình thương thảo về các điều khoản bảo lãnh trái phiếu của GuarantCo.
Theo đó, một số điều khoản cơ bản bao gồm: Tổng giá trị dự kiến phát hành 1.150 tỷ đồng Việt Nam. Tổng giá trị được Guarantco bảo lãnh thanh toán là 100% giá trị phát hành. Lãi suất dự kiến khoảng 7%/năm (chưa bao gồm phí bảo lãnh thanh toán, phí phát hành và các phí khác). Thời hạn bảo lãnh tối đa 10 năm.
Trong chiến lược 5 năm 2017-2022 của CII là tập trung vào những dự án hạ tầng quy mô lớn, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, Công ty đã nhắm đến việc phát hành trái phiếu có thời hạn dài cho các các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn lớn, phù hợp với mục tiêu đầu tư lâu dài của các đơn vị này.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Gọi vốn ngoại vào Việt Nam
Sau gần 20 năm đi vào vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 7/2018, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đạt 34,2 tỷ USD.
Vốn ngoại đổ mạnh vào chứng khoán Việt
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của cơ quan thông tấn báo chí, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Thứ nhất, đã tạo lập được một thể chế thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nước ta, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Thứ hai, đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách từ luật, nghị định cho đến các thông tư, quy chế, quy trình phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm cho quá trình giao dịch, vận hành và quản lý thị trường chứng khoán thông suốt, an toàn, công bằng, công khai, minh bạch và có hiệu quả.
Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trong năm 2017, cùng với việc tập trung hoàn thiện chính sách cho thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/8/2017 về xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi). Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện quy trình xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc.
Thứ ba, dần khẳng định và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2017 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng, tương đương 70,2% GDP, vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020. Năm 2018, thị trường tiếp tục duy trì đà phát triển. Tính đến ngày 30/9/2018, mức vốn hóa thị trường đạt gần 4,235 triệu tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2017.
Thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận bước phát triển mới. Vốn hóa thị trường đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tổng quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đến thời điểm cuối tháng 9 đạt gần 5,341 triệu tỷ đồng, tương đương 106,65% GDP.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt "Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Mục tiêu của Lộ trình nhằm phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm; từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thứ tư, thị trường chứng khoán ngày càng góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa và quá trình cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Năm 2017 là năm ghi nhận hoạt động thoái vốn nhà nước với giá trị thoái vốn thu về đạt mức kỷ lục: Gần 123 nghìn tỷ đồng, gấp 7,8 lần so với năm 2016. Thặng dư thu về cho ngân sách nhà nước đạt hơn 1,9 nghìn tỷ đồng. Điển hình là đợt đấu giá thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thu về cho ngân sách nhà nước gần 110 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), hay đợt đấu giá thoái vốn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thu về cho ngân sách nhà nước hơn 20 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 890 triệu USD).
Thứ năm, thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2017 ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với mức mua ròng 47.864 tỷ đồng (gấp 8 lần so với giá trị mua ròng trong năm 2016). Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh do tăng mua ròng mạnh các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tính đến cuối năm 2017, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 32,9 tỷ USD, tăng 90% so với cuối năm 2016. Giá trị vốn đầu tư gián tiếp vào ròng năm 2017 đạt hơn 2,9 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016.
Bước sang năm 2018, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng. Tính tại thời điểm 31/8/2018, tổng số tài khoản nhà đầu tư trên thị trường đạt 2,109 triệu tài khoản (trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài chiếm 27.146 tài khoản), tăng 9,87% so với cuối năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì ở mức cao, tính đến hết tháng 7/2018 đạt 34,2 tỷ USD.
Thứ sáu, sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh vào ngày 10/8/2017 đã đánh dấu tiến trình hoàn chỉnh cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời, khẳng định trình độ phát triển và đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường tài chính Việt Nam. Sự kiện này cũng đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 có thị trường chứng khoán phái sinh trong khu vực ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này.
Gia tăng sức hút của thị trường
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam kiên định chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với hệ thống chính sách mới đang được nghiên cứu xây dựng, chúng tôi tin tưởng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2018 - 2020 ở mức 6,7 - 7%/năm, ổn định lãi suất, tỷ giá, lạm phát, nợ công và các yếu tố vĩ mô khác. Qua đó, tiếp tục giữ vị thế là quốc gia năng động, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế để cùng tham gia sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính cam kết nỗ lực tối đa, đồng hành và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn vào thị trường tài chính Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục góp sức phát triển thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung an toàn và bền vững. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, triển khai xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó chú trọng xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch và bền vững hơn, đồng thời tạo môi trường thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hai là, triển khai các giải pháp chính sách đồng bộ nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam; xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường trái phiếu và các sản phẩm khác.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường quản trị công ty thông qua các giải pháp đồng bộ thực thi Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty và phát hành bộ Nguyên tắc quản trị công ty; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty đại chúng.
Bốn là, triển khai Đề án phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị để có thể sớm đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm 2018; khuyến khích các công ty có vốn lớn phát hành trái phiếu và đưa trái phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Năm là, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán phát triển thông qua việc cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian xử lý các công việc; giải đáp và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật mới; hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến thuế nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.
Đặc san Toàn cảnh doanh nghiệp niêm yết 2018
Chứng khoán Kỹ thương (TCBS): Lợi nhuận quý III tăng mạnh Trong quý III/2018, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đạt hơn 591 tỷ đồng doanh thu, gần 419 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi các chỉ tiêu này của cùng kỳ năm trước lần lượt là 370 tỷ đồng và gần 267 tỷ đồng. Ảnh Internet Lợi nhuận trong quý III năm nay tăng cao do doanh thu nghiệp vụ...