CII đang đàm phán thương vụ gần 5.000 tỷ đồng trong lúc áp lực nợ vay đè nặng
Ngày 4/11, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) bắt đầu đàm phán với các nhà đầu tư để thực hiện một số thương vụ với tổng giá trị ước tính khoảng 4.780 tỷ đồng.
Theo đó, CII sẽ nhận thanh toán theo 2 đợt theo cấu trúc thương vụ đang được thương thảo.
Trong đợt 1, nhà đầu tư sẽ thanh toán cho CII 3.600 tỷ đồng, trong đó thanh toán 1.050 tỷ đồng bằng tiền ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng và mua 2.500 tỷ đồng trái phiếu do CII phát hành.
Thời hạn trái phiếu tương đương với thời gian CII cần có để thực hiện các điều kiện tiên quyết của hợp đồng. CII được toàn quyền sử dụng toàn bộ số tiền 3.600 tỷ đồng thu được từ đợt 1 này.
Trong đợt 2, nhà đầu tư sẽ thanh toán 3.730 tỷ đồng bằng tiền hoặc hình thức tương đương khi CII hoàn thành các điều kiện tiên quyết của hợp đồng.
CII sẽ sử dụng một phần số tiền thu được để hoàn trả nợ trái phiếu (2.550 tỷ đồng), phần tiền còn lại (1.180 tỷ đồng) CII được toàn quyền sử dụng.
Theo CII, các thương vụ nói trên sẽ hoàn tất trong tháng 12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài qua đầu tháng 1/2020.
CII công bố đang đàm phán thương vụ ngàn tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, đầu tháng 10, CII có công bố phương án phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Theo phương án phát hành, CII sẽ phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn dự kiến tối đa 24 tháng. Số trái phiếu này là trái phiếu doanh nghiệp, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền.
Với số tiền huy động trên, CII sẽ tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư vào các chương trình, dự án của Công ty, đáp ứng các yêu cầu của việc huy động vốn từ trái phiếu.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về mệnh giá, thời gian phát hành cũng như lãi suất danh nghĩa dự kiến của trái phiếu mà sẽ ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT quyết định.
Dự kiến trong ngày 24/10, CII sẽ phát hành gói trái phiếu thứ nhất (đợt 1) với giá trị tối đa 200 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành trong 24 tháng theo hình thức bút toán ghi sổ.
Lãi suất cho gói trái phiếu thứ nhất này trong năm đầu tiên dự kiến là 11%/năm, từ năm thứ 2 trở đi được tính bằng lãi suất trung bình cộng lãi suất tiết kiệm áp dụng cho cá nhân, kỳ hạn 12 tháng, lãi trả cuối kỳ do Ngân hàng TMCP Tiên Phong công bố cộng biên độ 4%/năm.
Gần đây nhất, CII đã hoàn thành đợt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất được cố định 9,5%/năm. Số tiền huy động được nhằm thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty.
Áp lực gánh nặng nợ vay đè lên CII
Việc liên tục thực hiện các đợt phát hành trái phiếu đương nhiên tạo sự gia tăng áp lực lên gánh nặng nợ đối với CII. Trong khi đó, cơ cấu nợ hiện tại của CII cho thấy, đại gia ngành xây dựng hạ tầng đã khá nặng gánh về nợ nần, với quy mô nợ đã lớn hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2019, nợ phải trả của CII là hơn 19.527 tỷ đồng, chiếm đến 68% tổng nguồn vốn. Vay nợ tài chính của Công ty tại ngày 30/9 tới 12.193 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Các khoản dài hạn chiếm 72%.
Ngoài ra, các đợt phát hành trái phiếu của CII tuy được coi là vay dài hạn nhưng đa phần chỉ là vay 2 năm, nên chỉ sau 1 năm là các khoản vay này sẽ chuyển thành nợ ngắn hạn. Thậm chí, có khoản vay tuy tính là vay dài hạn trên lý thuyết khi phát hành, nhưng chỉ sau vài ngày là trở thành nợ ngắn hạn (như khoản phát hành 800 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng 1 ngày hồi tháng 8/2019).
Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng 2019, CII ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất hơn 1.471 tỷ đồng, giảm hơn 33% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ doanh thu tài chính, lãi từ công ty liên doanh liên kết, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng mạnh so với cùng kỳ, CII vẫn báo lãi sau thuế 762 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.
Giải thích về sự tăng trưởng lợi nhuận quý 3/19, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII, trong văn bản giải trình với cổ đông, đã cho biết, lý do chính là lợi nhuận được chia từ các công ty con tăng cao (tăng 158,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, trong kỳ vừa qua, Công ty còn có khoản thu nhập từ thoái vốn đầu tư.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Thương vụ sáp nhập hơn 48 tỷ USD tạo ra hãng xe ô tô lớn thứ 4 thế giới
Chủ tịch của Fiat Chrysler, ông John Elkann, dự kiến sẽ trở thành chủ tịch của công ty mới sáp nhập này còn CEO của Peugeot, ông Carlos Tavares dự kiến sẽ thành CEO.
Ảnh: WSJ
Hãng xe Fiat Chrysler và hãng xe PSA chủ thương hiệu Peugeot của Pháp đã đồng ý về điều khoản sáp nhập, thương vụ này sẽ giúp tạo ra hãng xe ô tô lớn thứ 4 trên thế giới tính theo lượng xe bán ra, giá trị thị trường ước tính khoảng 48,4 tỷ USD, theo giới thạo tin.
Ban đàu hành của Fiat Chrysler và Peugeot cũng như Exor NV - gia đình sở hữu hãng xe Ý - Mỹ đã chấp thuận thỏa thuận sáp nhập này trong ngày thứ Tư.
Chủ tịch của Fiat Chrysler, ông John Elkann, dự kiến sẽ trở thành chủ tịch của công ty mới sáp nhập này còn CEO của Peugeot, ông Carlos Tavares dự kiến sẽ thành CEO. Cả hai đều có vị trí trong ban quản trị của hãng xe mưới sáp nhập, ban quản trị này sẽ bao gồm 6 người đến từ Peugeot trong đó có ông Tavares và 5 người đến từ Fiat Chrysler.
Khi đàm phán để có được thỏa thuận này, hẳn ông Elkann đang muốn học bài học từ trước đây, hoặc sáp nhập và tăng trưởng hoặc rơi vào tình trạng làm ăn yếu kém.
6 tháng sau khi sáp nhập thất bại với Renault SA, ông Elkann, người thừa kế của dòng họ Agnelli phát hiện ra rằng Fiat ngày một yếu kém đi.
Chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp đều đã nhận được thông tin về thương vụ này.
Trước khi Wall Street Journal đưa tin về các cuộc đối thoại hướng đến sáp nhập này, Fiat Chrysler có giá trị vốn hóa thị trường 18,5 tỷ euro còn Peugeot có giá trị vốn hóa 22,5 tỷ euro. Trong ngày thứ Tư, cổ phiếu của Fiat Chrysler tăng 9,5% còn cổ phiếu Renault giảm 4%.
Trước vụ sáp nhập, Fiat Chrysler có các cuộc đối thoại với Liên đoàn người lao động ngành ô tô Mỹ. Tuy nhiên Peugeot không có sự hiện diện tại Mỹ, chính vì vậy vụ sáp nhập sẽ không lấy đi việc làm của người lao động Mỹ.
Nhiều năm trước, ông Elkann đã thích sáp nhập với Renault hơn, thế nhưng theo các chuyên gia phân tích Peugeot là một lựa chọn tốt hơn. Hai công ty có thể bổ trợ cho nhau trên phần lớn các thị trường và vốn đã có một vài liên doanh, trong đó có cả liên doanh sản xuất xe thương mại. Dù Fiat Chrysler đã có hoạt động kinh doanh tại Braxin, công ty Pháp chủ yếu tập trung vào Argentina.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Từ FTM, nhìn lại những cú lao dốc 'kinh điển' trên thị trường chứng khoán Việt Nam Cổ phiếu FTM đang gây "sốc" cho nhà đầu tư bởi chuỗi 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam còn ghi nhận rất nhiều trường hợp các cổ phiếu giảm sàn trên 10 phiên liên tiếp thậm chí có cổ phiếu giảm sàn đến 34 phiên liên tiếp. Đợt giải chấp cổ phiếu FTM của...