CIEM tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,88%
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM), việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 – 8 quý tới không quá khó nhưng cần quan tâm đến tính bền vững về sau.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô thuộc CIEM.
Dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể đạt mức 6,88% so với dự báo 6,71% hồi tháng 7/2018. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990 – 2006.
Tăng trưởng xuất khẩu cả năm được dự báo ở mức 13,34%, thặng dư thương mại ở mức 5,1 tỷ USD và lạm phát bình quân năm 2018 có thể đạt 3,97%.
Về lạm phát, theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô thuộc CIEM, quý 3/2018 chứng kiến những diễn biến phức tạp hơn của chỉ số giá tiêu dùng. CPI bình quân tăng 4,14% trong quý và 3,57% trong 9 tháng đầu năm.
“Dù có lo ngại về rủi ro lạm phát tại một thời điểm, song mục tiêu lạm phát năm 2018 bình quân 4% có khả năng đạt được”, ông Dương cho biết.
Video đang HOT
Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư do CIEM tổ chức với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), đại diện CIEM nhấn mạnh, điểm nổi bật của nền kinh tế trong quý 3/2018 là tốc độ tăng GDP đạt 6,88% và tính chung 9 tháng đầu năm đạt mức 6,98%, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó.
Giai đoạn 9 tháng đầu năm đã giúp hình dung tốt hơn về bối cảnh và kết quả phát triển kinh tế – xã hội cả năm 2018. Tăng trưởng kinh tế không suy giảm liên tục qua các quý như lo ngại. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản diễn biến tích cực.
Quan trọng hơn, Việt Nam bước đầu đã thể hiện được năng lực ứng phó với các biến động bất lợi (về tỷ giá, lãi suất…) từ thị trường thế giới truyền tải qua các kênh hội nhập kinh tế quốc tế. Những chuyển biến ấy càng đáng lưu tâm hơn khi bối cảnh điều hành hiện tại bao gồm áp lực lạm phát trong nước và rủi ro suy giảm tổng cầu của kinh tế thế giới khá giống, dù ở mức độ thấp hơn so với giai đoạn cuối quý 3, đầu quý 4/2008.
Ông Dương đánh giá, việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 – 8 quý tới không quá khó nhưng cần quan tâm đến tính bền vững về sau bởi lẽ cả tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản đều tăng chậm lại, xuất khẩu vẫn chủ yếu do khu vực FDI, đồng thời cần có cái nhìn khách quan hơn về việc đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất khẩu.
Theo các chuyên gia của CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý 4/2018 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố. Thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như độ nhất quán chính sách của Mỹ sau bầu cử giữa kỳ.
Thứ hai, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư.
Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá.
Thứ tư, tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới như RCEP, CPTPP, EVFTA có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài ở/vào Việt Nam.
Với những cân nhắc ấy, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu kinh tế là cần thiết, song không đủ. Việt Nam cần nhiều hơn khả năng giám sát lưu chuyển vốn và hàng hóa từ các thị trường vào Việt Nam và cách tiếp cận linh hoạt, thực dụng trong quan hệ kinh tế với các đối tác chủ chốt.
Các chuyên gia nhận định, việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động.
Quỳnh Chi
Theo theleader.vn
Nhiều dự án lớn triển khai, lợi nhuận các doanh nghiệp dầu khí thượng nguồn sẽ được cải thiện từ năm 2019
Theo CTCK BSC, việc giá dầu hồi phục mạnh, cũng như nhiều dự án lớn triển khai là tín hiệu tích cực với các doanh nghiệp dầu khí. Tuy vậy, các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ có thời gian phục hồi chậm hơn do độ trễ của giá dầu (thường từ 6 tháng đến 1 năm).
CTCK Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo triển vọng TTCK quý 4 với những đánh giá khả quan với nhóm cổ phiếu dầu khí.
Theo BSC, giá dầu đang trong xu hướng tăng mạnh và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019. Triển vọng lạc quan đối với ngành năng lượng xuất phát từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu khí của Iran dự kiến có hiệu lực từ tháng 11 qua đó sẽ giúp cắt giảm một phần nguồn cung. Dự báo xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ giảm khoảng 19% so với mức bình quân 7T/2018.
EIA dự báo giá dầu Brent bình quân năm 2018 ở mức 73 USD/thùng và sẽ tăng lên 74 USD/thùng trong năm 2019. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho đà tăng của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Một yếu tố hỗ trợ nữa là nhiều dự án mới bắt đầu được triển khai. Vào cuối tháng 7, PVN, PV Gas và các chủ mỏ đã ký các hợp đồng phát triển mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, dự kiến đến Q3/2020 sẽ bắt đầu khai thác dòng dầu và khí thương mại. Ngoài ra các dự án khác cũng kỳ vọng sẽ được triển khai trong giai đoạn 2018-2019 bao gồm (1) Dự án Lô B Ô Môn, (2) Sư Tử Trắng - Giai đoạn 2. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy việc cơ cấu lại nhân sự cấp cao của PVN đã gần như hoàn thiện, qua đó kỳ vọng giúp ngành Dầu khí hoạt động hiệu quả hơn.
Về kết quả kinh doanh, BSC cho biết ngành dầu khí đã có sự cải thiện nhưng mức độ phân hóa đang diễn ra khá mạnh. Nhìn chung, các doanh nghiệp vận chuyển/phân phối khí có kết quả kinh doanh khả quan hơn, hưởng lợi từ giá dầu tăng lên.
Các doanh nghiệp thượng nguồn vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh tiến độ triển khai các dự án thăm dò đầu tư còn chậm và chỉ mới có dấu hiệu khởi động lại trong cuối năm 2018. Tổng doanh thu ngành dầu khí 6 tháng đầu năm đạt 61.672 tỷ đồng ( 16% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 6.134 tỷ đồng ( 4% yoy). Tuy nhiên, sự phân hóa thể hiện khá rõ rệt với việc GAS là doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh về LNST ( 42% yoy) trong khi đó các doanh nghiệp còn lại khác đa phần đều ghi nhận KQKD sụt giảm do (1) Độ trễ của giá dầu và (2) Tiến độ triển khai các dự án mới còn chậm.
Đánh giá chung, BSC cho rằng với triển vọng giá dầu sẽ duy trì tại mức hiện tại và có khả năng tiếp tục xu hướng hồi phục trong tương lai, năm 2019 có thể kỳ vọng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp dầu khí thượng nguồn sẽ bắt đầu cải thiện do yếu tố đặc thù của ngành (Độ trễ phản ánh của giá dầu thông thường từ 6 tháng đến 1 năm). Ngoài ra, trong năm 2019, PVN tiếp tục thực hiện 3 dự án chính trong năm 2018: Dự án Sao Vàng Đại Nguyệt (Nam Côn Sơn 2), dự án Sư Tử Trắng - Giai Đoạn 2, Lô B Ô Môn. Nếu các dự án này thực hiện đúng tiến độ thì các doanh nghiệp dầu khí sẽ được hưởng lợi. BSC lưu ý các cổ phiếu dầu khí đáng chú ý là GAS, PVD, PVS, PVB, BSR, PLX, OIL.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Giá vàng tuần mới: Khó giữ đà tăng? Giá vàng thế giới tuần rồi tăng mạnh gần 30 USD/oz (2,3%) trong bối cảnh chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh và lan ra toàn cầu. Dù vậy, việc duy trì đà tăng của giá vàng trong tuần này vẫn còn là ẩn số. Khảo sát của Kitco News cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư tham gia trả lời đều...