CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%
Sáng 17-10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư. Hội thảo nhằm cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý III cũng như cập nhật triển vọng cả năm 2018.
Đại diện nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban chính sách kinh tế vĩ mô, CIEM đa cập nhật những diễn biến nổi bật của nền kinh tế thời gian qua. Ông Nguyễn Anh Dương phân tích, Việt Nam bước vào quý III với những kỳ vọng và lo ngại đan xen. Tăng trưởng kinh tế cao trong hai quý đầu năm giúp giảm đáng kể áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm. Cụ thể, tốc độ tăng GDP trong quý III đạt 6,88% và 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản diễn biến theo hướng tích cực. Song, quan trọng hơn, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định đà tăng trưởng. Việt Nam bước đầu thể hiện được năng lực ứng phó với các biến động bất lợi (về tỷ giá, lãi suất…) từ thị trường thế giới.
Quang cảnh hội thảo.
Nhấn mạnh vào những tác động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong quý IV, ông Nguyễn Anh Dương chỉ rõ, đó là căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc còn diễn biến khó lường; thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư. Đặc biệt, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá. Bên cạnh đó, tiên triển trong quá trình đàm phán, phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam.
Trước những phân tích như trên, CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 (cập nhật) có thể đạt mức 6,88%, cao hơn con số 6,71% của lần dự báo trước vào tháng 7 năm 2018; tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%.
Song thảo luận tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990-2006. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô và đổi mới hệ thống thể chế, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động. Bên canh đo, Việt Nam cần linh hoạt trong việc điều hành giá xăng dầu để kiểm soát áp lực lạm phát.
Tin, ảnh: VŨ DUNG
Theo qdnd.vn
Video đang HOT
Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu
Tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,08%. Nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra hồi đầu năm nay là 17 - 18%, ngành ngân hàng khó hoàn thành, khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, một lãnh đạo cao cấp Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,08%.
Nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra hồi đầu năm nay là 17 - 18% nhằm bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thị trường chung nhận định, ngành ngân hàng khó hoàn thành, khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nhận định, với tình hình hiện tại, tăng trưởng tín dụng khó đạt được mức 17%.
Một mặt, các ngân hàng vẫn đang hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp tốt; mặt khác, lại lựa chọn rất kỹ doanh nghiệp để cho vay vì các ngân hàng đều chịu mức trần tín dụng rất hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc xin nới "room" tăng trưởng tín dụng là rất khó.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm, tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 khoảng 15% là đủ.
"Tôi từng chia sẻ phép tính nếu GDP đặt ra là 6,7%, nhân mức này với 2,5 thì tăng trưởng tín dụng vào khoảng 16,75%. Nhưng tăng trưởng tín dụng ở mức 15% trong năm nay là hợp lý.
Lý do là, tăng trưởng GDP trong 3 quý đầu năm khá tốt, nền kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng 6,7% mà không nhất định phải dùng công cụ tăng trưởng tín dụng. Khi tăng trưởng tín dụng đã khả quan, Nhà nước nên quan tâm đến việc ổn định tiền đồng, kiểm soát lạm phát", TS Hiếu phân tích .
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện là 135%. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ dùng đòn bẩy vốn. Việc chấp nhận rủi ro quá mức có khả năng dẫn đến chất lượng tín dụng hay các tài sản đảm bảo có thể xấu đi,
- ông Sebastian Eckard, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Cũng theo TS. Hiếu, giá dầu, thực phẩm, dịch vụ y tế đang tăng mạnh, ngoài ra là câu chuyện tỷ giá đang gây áp lực lên chỉ số lạm phát.
Dự báo từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ phá giá VND ở mức độ nhỏ, nhưng hàng nhập khẩu tính theo USD sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
Trong khi đó, hàng nhập khẩu hòa chung vào rổ hàng hóa ở trong nước sẽ đẩy lạm phát lên, nguy cơ không kiểm soát được lạm phát ở mức 4% là hiện hữu.
"Tín dụng tăng trưởng có nghĩa là đẩy lượng tiền lớn vào lưu thông. Hạn chế tăng trưởng tín dụng có nghĩa là hạn chế lượng tiền trong lưu thông, từ đó kiểm soát lạm phát ở mức 4%", TS. Hiếu nhấn mạnh.
Chia sẻ góc nhìn về câu chuyện chính sách tăng trưởng tín dụng, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, chính sách tiền tệ cần điều chỉnh lượng thanh khoản trong khu vực ngân hàng sao cho lãi suất liên ngân hàng gắn với lãi suất chính sách và đưa tăng trưởng tín dụng về mức phù hợp với các yếu tố căn bản.
Nỗ lực trên có thể được bổ trợ bằng các biện pháp cẩn trọng vĩ mô nhằm ngăn ngừa tình trạng dành tín dụng quá mức cho các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản hoặc tiêu dùng cá nhân.
"Tăng trưởng tín dụng là vấn đề lâu dài ở Việt Nam. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện có quy mô tương đối lớn, với mức tăng trưởng cao ngoài phần dư nợ tín dụng đã lớn như hiện nay. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện là 135%.
Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ dùng đòn bẩy vốn. Việc chấp nhận rủi ro quá mức có khả năng dẫn đến chất lượng tín dụng hay các tài sản đảm bảo có thể xấu đi", ông Sebastian Eckardt khuyến cáo.
Cũng theo ông Sebastian Eckardt, tăng trưởng tín dụng nhìn về dài hạn có thể sẽ trên mức tiềm năng, trong khi tín dụng cần dựa vào yếu tố căn bản của nền kinh tế, cần đảm bảo phản ánh được các chỉ tiêu đã đề ra, đảm bảo nhu cầu đầu tư hay hành vi người đi vay.
Dù mức tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng còn cách khá xa mục tiêu và một số ngân hàng đã "tiêu" gần hết room tín dụng trong 6 tháng đầu năm, nhưng quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là sẽ không nới room tín dụng.
Theo đó, trong tháng 8/2018, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018, yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống, cũng như từng tổ chức tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra.
NHNN sẽ không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt như một số tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các tổ chức tín dụng yếu kém).
Đồng thời, các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông...
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trung Quốc cắt giảm dự trữ bắt buộc trong ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 7/10 đã ra thông báo cắt giảm lượng tiền mặt mà hầu hết các ngân hàng thương mại dùng để dự trữ, nhằm san sẻ gánh nặng chi phí tài chính cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đang có xu hướng leo thang....