CIA và tình báo Ukraine bí mật xây dựng quan hệ ra sao?
Theo một bài viết cùa ABC News, sau khoảng 10 năm, tình báo Ukraine dần phá bỏ những lo ngại từ đồng nghiệp tại Mỹ để trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu với tình báo Washington.
Vào năm 2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Valeriy Kondratyuk, khi đó là Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, mong muốn được Mỹ hỗ trợ để củng cố kế hoạch đối phó Nga, song tình báo Mỹ vẫn còn dè dặt.
Thế rồi “món quà” của ông Kondratyuk – những tài liệu quân sự tuyệt mật về Nga – được gửi cho các quan chức tình báo Mỹ có thể được xem như một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa cơ quan tình báo Mỹ và Ukraine, vốn trước đây ở 2 đầu chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh.
Sĩ quan Tổng cục tình báo quốc phòng Ukraine (HUR) điều khiển xuồng không người lái. ẢNH: AFP
Theo lời kể của các cựu quan chức tình báo 2 nước dành cho ABC News, sự hợp tác mang đến cho Kyiv thông tin để có thể tự vệ trước Moscow, trong khi Washington sẽ có cái nhìn về quá trình ra quyết định của Nga, dựa trên việc Ukraine và Nga từng thuộc Liên Xô và ít nhiều có sự gần gũi.
“Họ (Ukraine) đi từ con số không đến một trong những đối tác quan trọng nhất của chúng tôi, đâu đó ngang hàng với quan hệ giữa tình báo Mỹ và Anh. Khả năng tiếp cận thông tin của họ rất quan trọng, do từng là đồng minh lâu năm với Nga. Họ biết những điều mà chúng tôi gần như không có manh mối gì”, một cựu quan chức tình báo Mỹ trả lời ABC News.
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã hỗ trợ Kyiv tái xây dựng Tổng cục tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), chi hàng triệu USD đào tạo sĩ quan tình báo Ukraine, xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hàng chục căn cứ hoạt động bí mật gần biên giới Nga. Cơ quan tình báo 2 nước cũng thực hiện những chiến dịch chung ở phạm vi toàn cầu, điều được xem là thể hiện mức độ tin cậy cao nhất trong lĩnh vực tình báo.
Báo Mỹ: CIA lập căn cứ, giúp Ukraine tiến hành chiến dịch chống Nga
Xây dựng lòng tin
Hơn 10 năm trước, vào năm 2014 nổ ra làn sóng biểu tình “Euromaidan” tại Ukraine, với đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ thân Nga của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Chính phủ mới thân phương Tây khi đó đã bổ nhiệm ông Valentyn Nalyvaichenko làm Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU). Tuy nhiên, điều khiến ông “sốc” là hầu hết lãnh đạo cơ quan này đã chạy sang Nga và Crimea.
Ông Nalyvaichenko nói rằng SBU đã bị chi phối từ bên trong và thậm chí một số thành viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) làm việc trong bộ phận an ninh mạng của SBU. Sau đó, ông đã gọi đến đại sứ quán Mỹ và Anh để nhờ 2 nước hỗ trợ xây dựng lại các chương trình đào tạo SBU.
Chính những bất ổn trong giới tình báo Ukraine ban đầu khiến tình báo phương Tây lo ngại khi muốn hợp tác với Kyiv, đặc biệt là cơ quan tình báo quân sự HUR. Việc ông Valeriy Kondratyuk trở thành lãnh đạo HUR và quyết định táo bạo tìm đến Mỹ đề nghị hợp tác đã bắt đầu giai đoạn phối hợp mạnh mẽ giữa Kyiv và Washington trong lĩnh vực vốn kín tiếng trước công chúng.
Lực lượng Ukraine chuẩn bị vũ khí trong 1 buổi diễn tập. ẢNH: REUTERS
“Không dễ gì để thuyết phục Mỹ rằng chúng tôi xứng đáng. Do đó tôi quyết định sẽ cho đi mà không cần nhận lại thứ gì”, ông Kondratyuk đề cập việc tiết lộ tài liệu quân sự tuyệt mật cho Mỹ. Các thẩm định viên CIA ban đầu vẫn để ngỏ khả năng tài liệu ông Kondratyuk cung cấp là những thông tin Moscow cố tình để lộ nhằm “tung hỏa mù”. Song, càng về sau họ nhận thấy đây là những thông tin đáng giá.
Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, Ukraine đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến Nga, bao gồm quá trình ra quyết định, mẫu thiết kế hệ thống vũ khí, công nghệ tác chiến điện tử. “Chúng tôi cần Ukraine nhiều như cách họ cần chúng tôi về vấn đề Nga”, một cựu quan chức Mỹ nói.
Những lằn ranh đỏ
Hợp tác tình báo giữa Ukraine với Mỹ và Anh diễn ra chặt chẽ hơn từ năm 2016, với nhiều chương trình đào tạo sĩ quan Ukraine hoạt động tại Nga, thu thập tin tình báo, giám sát hoạt động và thực hiện chiến dịch bí mật.
Nói đến việc Ukraine và Nga có sự gần gũi về địa lý và chính trị, đây có thể là con dao 2 lưỡi với Ukraine. Một mặt, Kyiv có thể thuận tiện hơn khi khai thác thông tin mật về Nga so với các đối tác phương Tây, nhưng mặt khác, có nhiều nguy cơ thông tin bí mật của Ukraine bị tiết lộ cho tình báo Moscow. Do đó, HUR đã lập một nhóm mới và chỉ tuyển mộ những nhân viên dưới 30 tuổ.i, không dính dáng đến quá khứ của Nga và Ukraine khi thuộc Liên Xô.
Tuy sự hợp tác phát triển sâu rộng, 3 chính quyền tổng thống Mỹ, lần lượt của ông Barack Obama, ông Donald Trump và ông Joe Biden, ít nhiều thận trọng rằng quan hệ tình báo giữa Mỹ và Ukraine có thể khiêu khích Nga. Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào thu thập thông tin và ngăn CIA hỗ trợ Kyiv trong các hoạt động gây chế.t người hoặc phá hoại nhằm vào Nga. Đây được xem là những “lằn ranh đỏ” của Washington và Kyiv nhiều lần bất mãn vì Mỹ đặt ra quá nhiều hạn chế.
Mâu thuẫn từng xảy ra khi ông Kondratyuk cử đơn vị tình báo đến Crimea thực hiện hoạt động cài chất nổ tại căn cứ Nga, song kế hoạch bại lộ dẫn đến cuộc đấu sún.g với lực lượng đặc nhiệm Nga và một số người thiệ.t mạn.g, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai cảnh báo đáp trả. Nhiệm vụ trên đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Obama phẫn nộ và ông Valeriy Kondratyuk, người góp công xây dựng quan hệ tình báo 2 nước, đã phải mất chức giám đốc HUR sau đó.
Một số hạn chế đã được Mỹ nới lỏng khi Nga phát động chiến dịch tấ.n côn.g Ukraine năm 2022. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đặc vụ CIA ở lại lãnh thổ Ukraine. Dù họ không được phép trực tiếp sá.t hạ.i người Nga, CIA vẫn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu cho Ukraine.
ABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóng
Đài ABC News sẽ trả 15 triệu USD để dàn xếp vụ kiện với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đồng thời xin lỗi về việc phát thanh viên George Stephanopoulos đã phỉ báng ông trong chương trình được phát sóng hồi tháng 3.
Tổng thống đắc cử Donald Trump theo dõi trận bóng ở Landover (bang Maryland) hôm 14.12. ẢNH: REUTERS
Đài ABC News và phát thanh viên George Stephanopoulos ngày 14.12 (giờ Mỹ), đã đạt được thỏa thuận dàn xếp với Tổng thống đắc cử Donald Trump trong vụ kiện phỉ báng, AFP đưa tin hôm nay 15.12.
Vụ kiện xuất phát từ những lời bình luận của ông Stephanopoulos, phát thanh viên của Đài ABC News, trong lúc phỏng vấn Hạ nghị sĩ Mỹ Nancy Mace. Phát thanh viên này nói rằng ông Trump phải "chịu trách nhiệm về tội cưỡn.g dâ.m" nhà văn, nhà báo E. Jean Carroll.
Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn ở New York vào năm 2023 phán quyết ông Trump can tội "lạm dụng tìn.h dụ.c", chứ không phải "cưỡn.g dâ.m" trong vụ việc.
Điều khoản dàn xếp do thẩm phán Lisette M. Reid ở tòa án Miami (bang Florida) ghi rõ Đài ABC News phải nộp 15 triệu USD vào quỹ liên quan đến ông Trump, kèm chi trả phí tổn vụ kiện là 1 triệu USD.
Đài ABC News và phát thanh viên Stephanopoulos cũng phải xin lỗi công khai về phát ngôn sai lầm đối với ông Trump khi thực hiện cuộc phỏng vấn trên.
Vụ dàn xếp đán.h dấu thắng lợi pháp lý mới nhất của ông Trump sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 5.11.
Ông Trump kêu gọi bắ.n hạ các UAV bí ẩn ở Mỹ
Cũng trong ngày 14.12 (giờ Mỹ), ông Trump thông báo chọn ông Devin Nunes, Tổng giám đốc Công ty mạng xã hội Truth Social, giữ chức chủ tịch hội đồng cố vấn tình báo.
Một s.ố đ.ề cử khác trong ngày bao gồm ông Richard Grenell làm đặc phái viên tổng thống cho nhiệm vụ đặc biệt tại các điểm nóng thế giới như Venezuela và CHDCND Triều Tiên; Tổng giám đốc Constellations Bill White làm Đại sứ Mỹ tại Vương Quốc Bỉ; ông Troy Edgar làm Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa.
Ngày 10/9, ông Donald Trump và bà Kalama Harris sẽ tranh luận trực tiếp CNN ngày 9/8 đưa tin, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ tới từ đảng Dân chủ Kalama Harris đã xác nhận việc tham gia màn tranh luận trực tiếp đầu tiên trên sóng ABC ngày 10/9. CNN dẫn thông báo của ABC News nêu rõ: "ABC News sẽ tổ chức buổi tranh luận cho các ứng viên...