Chuyện xúc động về tình anh em
Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” – câu ca dao vẫn vẹn nguyên giá trị trong câu chuyện cảm động về cậu bé đạp xe 100 km từ Sơn La xuống Hà Nội thăm em đã từng khiến bao người rung động. Câu chuyện đó, hơn mọi bài học về đạo đức khuôn mẫu, sáo rỗng, trở thành một trong tấm gương sáng về tình thương, tình cảm anh em gia đình.
Chị bật khóc nghẹn ngào trong ngày cưới khi được em trai trao vàng trong ngày cưới. Nguồn ảnh FB nhân vật.
“Nghĩ đến em trai thì sợ hãi bay hết…”
Vì Quyết Chiến (13 tuổi) là đứa con đầu lòng của anh Vì Văn Nam và chị Hà Thị Sâm, có em gái Vì Khánh Như (7 tuổi) và Vì Văn Lực (2 tháng tuổi). Bé Lực nhập Bệnh viện Nhi trung ương lúc mới chào đời 2 ngày, sinh non 1 tháng và mắc phải nhiều bệnh với tình hình sức khỏe không được khả quan.
Từ khi bố mẹ đưa em xuống Hà Nội, Chiến cũng biết tình hình bệnh của em vì thỉnh thoảng mẹ vẫn gọi điện về. Chiến chưa đi Hà Nội bao giờ, chỉ thấy bảo em Lực đang được “nuôi lồng kính” ở đó. Trưa ngày 25/3/2019, vừa đi học về, Chiến đã nghe được cuộc hội thoại giữa ông nội và mẹ thì được biết Lực ốm nặng, bệnh tình chuyển biến xấu.
Chị Sâm đã dặn gia đình chuẩn bị hậu sự. Nằm trên ghế, Chiến ôm mặt khóc nức nở. Chiến chưa bao giờ được nhìn thấy mặt em trai vì từ ngày Lực sinh ra đều phải nằm viện. Suốt từ đó, Chiến cứ hy vọng rồi quyết tâm xuống gặp em Lực.
Để được gặp em, dù không biết Hà Nội ở đâu, to lớn cỡ nào nhưng Chiến vẫn đi. Từ núi rừng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La, Chiến một mình đạp xe gần 100 km xuống Hà Nội thăm em trai, vượt qua gần 15 con đèo lớn nhỏ.
Không biết đường, Quyết Chiến cứ chọn những con đường lớn mà đi, đoạn nào không biết thì hỏi người ta. Đôi chân sưng vù, hai chiếc dép rách bươm. Mỗi lần đổ dốc hay qua đoạn đường khúc khuỷu, Chiến phải lấy chân làm phanh, làm chiếc dép chảy nhựa khét lẹt. Đoạn nào khó đi quá thì Chiến đành xuống xe dắt bộ…
“Em sợ em trai mất nên muốn xuống Hà Nội. Em không biết Hà Nội ở đâu, nhưng nhớ em quá, chưa bao giờ hai anh em được nhìn mặt nhau. Em có sợ nguy hiểm chứ. Nhưng nghĩ đến em trai thì sợ hãi bay đi đâu hết luôn. Em đi hướng bên phải, bám ven đường, nhìn trước nhìn sau mới đi.
Có đoạn em mệt quá bị ngất, một chiếc xe khách đi qua tưởng em bị tai nạn, họ xuống hỏi xin số điện thoại bố mẹ em. Các chú mới gọi cho bố. Nếu không gặp xe đó, em dự định đạp tiếp, chưa nghĩ về sau sẽ như thế nào…” – Chiến kể với báo chí về hành trình của mình.
Xuống đến Hà Nội, lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy em trai sau hành trình trăm cây số, Chiến đã khóc òa lên nức nở. Chiến đã hy vọng em Lực sẽ chống chọi thật mạnh mẽ với bệnh tật để có thể sớm khỏe mạnh trở về nhà.
“Sau này khoẻ mạnh, chúng mình sẽ cùng đi chăn bò, đá bóng. Anh sẽ rang cơm cho em ăn, đi học cùng em” – Chiến thì thầm như đang nói với em. Thế nhưng ông trời chẳng chiều lòng người, em trai Chiến đã lỗi hẹn, chẳng thể nào cùng anh lớn lên vui đùa. Với anh em Chiến, âm dương đã trở nên quá đỗi cách biệt.
Cậu bé Chiến và em tại bệnh viện.
Nhưng dù sao vẫn còn đó một câu chuyện về lần gặp mặt cuối cùng đầy yêu thương của hai anh em – hai đứa trẻ, còn đó câu chuyện về tình yêu thương, về lòng tử tế giữa một cuộc đời ngày càng đầy rẫy những vụ án người thân trong gia đình tàn sát lẫn nhau.
Video đang HOT
Em trai nuôi gà lấy tiền mua vàng mừng cưới chị
Đó là câu chuyện của một cô gái ở Quảng Nam tên Diệu khi kể về đứa em trai “cừu đen” tên Cường từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi nhưng lớn lên lại luôn yêu thương ba mẹ và chị hai. Theo những dòng chia sẻ của người chị, từ nhỏ cậu em trai đã phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí khi đang học lớp 8 thì phải nghỉ vì sức khỏe không cho phép.
“Mình sinh năm 1996, em trai mình sinh năm 2004. Dân gian người ta bảo rằng trong một gia đình sẽ có một người là “cừu đen”, tức là người gánh chịu bớt những chuyện xui xẻo cho gia đình và trong gia đình mình thì em trai mình là “cừu đen” đó.
Lúc mới đẻ ra được vài tháng tuổi em ấy bị hạ canxi máu khiến cơ thể co giật liên tục, ba má mình bồng em đi chạy chữa từ bệnh viện huyện đến Bệnh viện Đa khoa TP. Đà Nẵng suốt mấy tháng ròng. Lúc đó mình mới học lớp 2 nhưng giờ vẫn nhớ như in bác sĩ dùng cái kim tiêm to đùng lấy của em mình biết bao nhiêu máu để xét nghiệm, rồi dây ống các loại đầy người em.
…Ba má mình cứ tưởng mất em rồi. Thời điểm đó nhà mình nghèo lắm, ba má phải chạy vạy khắp nơi, may mắn là em mình khỏi bệnh. Nhưng sau đó em biết bò, đang bò chơi thì lại bị giật điện bất tỉnh, sau lần giật điện đó thì trí óc em mình chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa, lưỡi em bị bè ra và phát âm không chuẩn nữa.
Em mình tự ti nên ít giao tiếp với bạn bè và học hành thì nhà mình chỉ mong em lên lớp được là vui rồi. Đang học lớp 8 thì em mình chính thức nghỉ học vì không theo kịp bạn bè. Em ở nhà nuôi gà, làm việc nhà, chơi với chó mèo vậy thôi. Năm nay em mình 15 tuổi nhưng tâm hồn giống một đứa con nít vậy, chưa kể lúc nhỏ nó chưa hết bị gãy tay lại chuyển sang gãy chân”.
Theo lời kể của chị gái, cậu em trai luôn vui vẻ, ngoan hiền, vâng lời và thương chị hai. Khi biết tin chị sắp lên xe hoa, cậu em trai đã xin ba mẹ cho nuôi gà để dành tiền mua vàng tặng cho chị vào ngày cưới.
“Biết năm nay mình cưới nên đầu năm nó xin má tài trợ mua cho đàn gà con về chăm, bảo gà lớn thì bán đi rồi mua vàng để nó cho chị hai đám cưới chứ không được lấy làm chuyện khác. Khoảnh khắc cậu em lên trao vàng cho mình trong đám cưới, mình bật khóc ngon lành trước bao nhiêu người, trôi hết cả lớp trang điểm.
Người nhà mình mắt ai cũng đỏ hoe. Mình vẫn luôn tự hứa sẽ cố gắng sống thật tốt để không phụ lòng yêu thương của ba má và thằng em trai mãi mãi không trưởng thành của mình nữa” – người chị gái chia sẻ đầy xúc động.
Nhìn bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cậu em trai trao cho chị món quà cưới mà tự tay đã chuẩn bị từ rất lâu, nhiều người rưng rưng xúc động trước tình cảm chị em trong gia đình đầy yêu thương, đùm bọc.
Không phải vô tình khi Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình chọn 2 tiêu chí: Hòa thuận và Chia sẻ để làm điểm nhấn trong điều chỉnh hành vi ứng xử giữa anh, chị, em. Theo đó, anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trong gia đình, mối quan hệ anh chị em rất nhiều chiều nên phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc. Từ xa xưa đến nay, người Việt Nam có truyền thống xem trọng huyết thống, xem trọng tình cảm anh em. Dù trong hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt vẫn luôn là những người đầu tiên quan tâm, lo lắng cho nhau.
(Trích Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình)
Dương Nhi
Theo baophapluat.vn
Dân tình trầm trồ trước những cử chỉ đáng yêu của cặp anh trai em gái hơn nhau 15 tuổi
Những khoảnh khắc đáng yêu cùng những cử chỉ thân thương mà người anh trai dành cho cô em gái 7 tuổi khiến không ít người phải thốt lên vì quá dễ thương.
Câu chuyện về những cặp anh, chị em hơn nhau nhiều tuổi luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các cặp anh trai và em gái. Mặc dù hơn nhau rất nhiều tuổi nhưng khoảng cách về tuổi tác dường như không thể làm ảnh hưởng đến tình cảm anh em của họ.
Mới đây, dân mạng lại được một phen xôn xao và khen không ngớt lời trước sự dễ thương của cặp anh trai - em gái mới được đăng tải trên mạng xã hội.
Bài đăng về hai anh em hơn kém nhua 15 tuổi thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng
Được biết, cặp anh em xuất hiện ở bài viết trên là Nguyễn Thanh Tùng (22 tuổi) và Nguyễn Phương An (7 tuổi). Gia đình Thanh Tùng và Phương An có 3 anh chị em, Phương An là em út trong nhà, lại khá nhỏ tuổi nên được anh trai hết sức cưng chiều.
Đích thân anh trai cắt tóc, chăm chút cho em gái nhỏ tuổi khiến dân tình không khỏi ngưỡng mộ
'Phương An nhỏ tuổi nhưng ngoan lắm, lúc nào cũng nghe lời nên được lúc nào cũng được anh trai yêu quý. Mình đi lấy chồng rồi, giờ chỉ còn hai anh em ở nhà nên dính lấy nhau như sam ý. Kỷ niệm giữa Tùng và An thì nhiều lắm, mình không kể hết được nhưng nhớ nhất là đợt Tùng đi bộ đội, được về phép lần đầu, về nhìn thấy em, ôm em khóc nức nở. Cả nhà thấy thương ai cũng khóc theo', chị Nguyễn Tuyết - chị gái của cặp anh em Tùng - An chia sẻ.
Chị Tuyết chia sẻ thêm: 'Tùng rất tình cảm và tâm lý, rất chiều chuộng em và các cháu nhưng cũng rất nghiêm túc. Nếu nói đứa nào không nghe lời, sẵn sàng xử lí luôn. Nên đứa nào cũng quý và yêu Tùng lắm, không đứa nào làm trái lời Tùng cả'.
Anh trai Thanh Tùng và em gái Phương An khi Phương An mới được 3 tuổi
Từ nhỏ đến lớn, hai anh em Tùng - An luôn dính lấy nhau như sam
Ngay sau khi những hình ảnh của cặp anh em trai Thanh Tùng - Phương An được đăng tải trên một group đông người, nhiều người đã dành những lời khen cũng như sự ngưỡng mộ tới hai anh em. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ những câu chuyện đáng yêu về những người em nhỏ xíu của mình.
Tài khoản T.H chia sẻ: ' Nhà mình chị cả và em út cách nhau hơn 1 giáp. Đi lấy chồng lúc ấy cu cậu mới 3-4 tuổi gì đó. Ngày nào cũng hỏi mẹ chị đâu sao chị không về chơi với con. Mẹ bảo chị đi lấy chồng rồi. Nó làm câu về đấy phải làm ôsin đấy mẹ ạ mẹ bảo chị về đi. Nghe mẹ kể lại nghẹn nghào nước mắt trực chảy ra'.
Tài khoản D.C thì dí dỏm kể lại: 'Tôi cũng sinh năm 97 và em tôi học lớp 2. Ngược lại với chủ thớt tôi làm chị. Em tôi nó đánh tôi suốt ngày. Còn lảm nhảm nói tôi như ông cụ, nhiều lúc tôi tưởng nó là anh tôi cơ'.
Đồng thời, cư dân mạng cũng thi nhau vào khoe ảnh những trường hợp anh, chị, em mình hơn kém nhau 'kha khá' tuổi.
Dân tình đua nhau vào khoe ảnh em trai, em gái nhỏ tuổi của mình
Trước đó, cặp anh em Nguyễn Minh Đức (sinh năm 2000) và em gái Ngọc Bích ( sinh năm 2015) cũng đã từng gây bão mạng xã hội với những bức ảnh và những clip chế vô cùng hài hước .
Cặp anh em Minh Đức - Ngọc Bích từng làm chao đảo cộng đồng mạng với những biểu cảm vô cùng hài hước
Đinh Vui
Theo baodatviet
Thêm một "nữ thần" vỡ tan hình tượng vì lộ nhan sắc thật trên sóng livestream, các fan nam khóc ròng thất vọng Lại thêm một trường hợp vỡ mộng vì "nữ thần" trên mạng và ngoài đời khác xa nhau! Sự "vi diệu" của camera 360 và những phần mềm chỉnh sửa ảnh đã không còn là một khái niệm xa lạ với bất kì ai. Dường như hiện tại chẳng mấy ai chịu đăng ảnh lên Facebook, Instagram mà không sử dụng một chút...