Chuyến xe mùa Xuân hỗ trợ sinh viên về quê ăn Tết
Ngày 19/1, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình Chuyến xe về quê ăn Tết và tặng học bổng, tặng quà cho đoàn viên thanh niên và sinh viên hệ quốc tế đang học tập tại học viện.
Đại úy Vũ Văn Thuận, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên gần 1 năm qua, nhiều bạn sinh viên chưa được về với gia đình. Nhằm hỗ trợ đoàn viên thanh niên gia đình chính sách, con em dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn,… về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Học viện đã phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình “Chuyến xe về quê ăn Tết” và tặng học bổng, tặng quà. Chương trình đã thể hiện được sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Học viện đối với đoàn viên, nhất là những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.
Số lượng đoàn viên được tặng quà và tham gia “Chuyến xe về quê ăn Tết” là 300; Chuyến xe sẽ đưa các em về một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên… và một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Ghi nhận của phóng viên tại Học viện Cảnh sát Nhân dân:
Từ sáng sớm, học viên Nguyễn Đức Long chuẩn bị tư trang trước khi tham dự buổi lễ chia tay để lên đường về quê đón Tết.
Hơn 8 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Nguyễn Đức Long và các bạn đồng nghiệp chưa được về thăm nhà.
Theo Ban Tổ chức, số lượng sinh viên được tặng quà và tham gia “Chuyến xe về quê ăn Tết” năm nay là 300 người.
Đây là chương trình thường niên thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Học viện Cảnh sát nhân dân đối với sinh viên, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình có sự tham dự của các du học sinh quốc tế đến từ nước Lào, Campuchia đang học tập tại Học viện Cảnh sát nhân dân.
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân phát biểu tại buổi lễ.
Trung tá Đồng Đức Vũ, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công an và đồng chí Trịnh Mai Phương, Quyền Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Đoàn tặng quà cho đại diện sinh viên hệ quốc tế Lào, Campuchia đang học tập tại Học viện Cảnh sát nhân dân.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tặng học bổng cho các sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân.
Ngay sau buổi lễ, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức các chuyến xe hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết.
Niềm vui của các bạn học viên trên những chuyến xe về quê đón Tết.
ADVERTISING
Học viên trở về quê dịp này đến từ nhiều địa phương trên cả nước như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,…
Cũng trong dịp này, nhiều hoạt động đón Tết cổ truyền cũng được tổ chức với sự tham gia của đông đảo sinh viên cùng các du học sinh quốc tế Lào, Campuchia.
Các hoạt động được tổ chức nhằm tăng sự gắn kết của cán bộ, sinh viên Học viện.
Các chiến sĩ trẻ của Học viện hào hứng gói bánh chưng.
Các chiến sĩ trẻ hào hứng bên những sản phẩm vừa được hoàn thiện.
Ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cùng các đại biểu và học viên Học viện Cảnh sát nhân dân tham gia gói bánh trưng tại chương trình.
Làng Tràng Cát vào vụ, người dân tất bật vì bán chạy thứ lá "thần thánh" không thể thiếu mỗi dịp Tết
Lá dong Tràng Cát có lịch sử từ lâu đời. Những ngày này, người dân ở đây lại tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên Đán 2022.
Kim An (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một xã nằm ven sông Đáy. Xã có 3 thôn, riêng Tràng Cát với đặc thù là làng trồng lá dong lâu đời.
Người dân ở đây cho biết, lá dong là ngành nghề truyền thống có từ thời thành lập làng đến nay (Theo gia phả làng Tràng Cát là từ thế kỉ XVI-XVII).
Đã có một giai đoạn do lá dong quá rẻ, người dân xã Kim An đầu tư mạnh về cây ăn quả như cam canh. Trên dưới chục năm, người dân lại phá đi bởi không đem lại hiệu quả kinh tế, họ lại quay trở về với việc trồng lá dong.
Trải qua một thời gian dài, người dân ở đây vẫn luôn giữ và mở rộng diện tích trồng lá dong. Tổng diện tích trồng lá dong riềng thôn Tràng Cát hơn 20ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân.
30 năm bền bỉ với loại cây trồng do ông cha để lại, hiện bà Nguyễn Thị Tuất (thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai) trồng hơn một mẫu lá dong.
Với bà, việc trồng, thu hoạch lá dong đỡ vất vả hơn làm nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau... Bởi lá dong không chỉ phục vụ dịp Tết Nguyên Đán mà còn thu hoạch vào các tháng khác trong năm, mặt khác việc chăm sóc cho loại cây này cũng không có gì quá khó khăn.
Cây dong dễ trồng, một năm có khoảng 3-4 lần cắt bán. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp đẹp. Mỗi sào lá dong, gia đình bà Tuất thu được khoảng 30 triệu đồng.
Theo bà Tuất, lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ.
Hiện, nhà bà đã bán được khoảng 20 vạn lá, tất cả loại lá từ lá to, lá nhỡ, lá bé.
"Dịch Covid-19 dường như chẳng ảnh hưởng tới mặt hàng này, nếu có cũng chỉ giá thành nơi cao, nơi thấp không đáng kể. Hiện mức giá dao động từ 800 đồng - 1.000 đồng/lá, cuối tháng Chạp giá có thể đẩy lên 1.500 đồng - 1.700 đồng/lá", bà Nguyễn Thị Tuất cho biết.
Loại lá này thích hợp với đất cát pha đặc trưng ở xã Kim An, vì thế lá dong được trồng ở đây dùng gói bánh chưng rất ngon và thơm.
Đến Tràng Cát độ này, người dân nơi đây đang tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên Đán 2022.
Theo ông Đoàn Văn Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Kim An, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp, nhưng việc tiêu thụ lá dong không đáng lo ngại. Thương lái vẫn đến mua rất nhiều, đến 20 tháng Chạp, người dân bắt đầu cắt đưa đi chợ bán. Mặt khác, lá dong không chỉ phục vụ riêng dịp Tết mà còn các dịp lễ khác trong năm. Ngoài ra, một số hộ gia đình trồng lá dong ở Tràng Cát cũng đưa mặt hàng này sang với bà con người Việt ở Đài Loan, Malaysia./.
Bộ đội Biên phòng giúp đỡ gần 2.500 học sinh đến trường Trong năm 2021, Bộ đội Biên phòng tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, mô hình và sáng kiến tiêu biểu, góp phần tạo chuyển biến đồng bộ, tích cực trên địa bàn biên giới, tiêu biểu là các chương trình: "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương"... Hai em Vàng Lò Hừ và Kỳ Hừ...