Chuyến xe ‘không tiền mặt’ bên cầu Rồng đang thu hút người dân Đà Nẵng
Hàng ngàn người dân Đà Nẵng đã đến với sự kiện chuyến xe ‘không tiền mặt’ bên cầu Rồng Đà Nẵng.
Rất nhiều người dân và du khách đã tìm đến để trải nghiệm thanh toán không tiền mặt.
Khách tìm hiểu về phương thức thanh toán chạm tap2phone của gian hàng Sacombank – Ảnh: T.T.D.
Đúng 16h15 ngày 26-5, chương trình mang chủ đề “Tiện ích trong tầm tay” chào đón Chuyến xe “không tiền mặt” đã diễn ra tại đầu cầu Rồng (trên đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Ngoài ba chuyến xe “không tiền mặt”, 10 gian hàng của các ngân hàng, đơn vị đồng hành đã thu hút rất đông người dân đến tham quan, tìm hiểu.
Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ – phát biểu tại chương trình – Ảnh: T.T.D.
Phát biểu tại chương trình, nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ – cho biết ngoài hoạt động diễu hành, ở những nơi chuyến xe dừng chân sẽ có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, sân khấu ca vũ nhạc, các hoạt động giao lưu với người nổi tiếng…
Đồng thời sẽ kết hợp với hoạt động trải nghiệm thực tế công nghệ thanh toán do các đơn vị đồng hành của chuỗi chương trình là các ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử như Napas, Sacombank, MBbank, HDBank, SHB, Nam Á Bank, VNPT Money.
Điệu nhảy không tiền mặt tại chương trình ở Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
“Hôm nay tại ngày hội “Tiện ích trong tầm tay” đánh dấu trạm dừng tại Đà Nẵng, một trong ba trạm dừng chính của chuyến xe “không tiền mặt”, chúng tôi hy vọng sẽ tạo dấu ấn với người Đà Nẵng và sau khi chuyến xe đi qua, nơi đây sẽ sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn”- nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên nói.
Trong chương trình sẽ liên tục trình chiếu, quảng bá các công nghệ thanh toán đang có tại Việt Nam và cho người dân trải nghiệm thử các công nghệ thanh toán, qua đó truyền đi thông điệp về quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán.
Video đang HOT
Khán giả tham gia chương trình sẽ nhận được những món quà trong suốt hành trình của chuyến xe thông qua các trò chơi.
Ông Võ Minh, giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, cho rằng chuyến xe “không tiền mặt” mang sứ mệnh thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng 4.0.
Ông Võ Minh, giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng (thứ hai từ trái qua), thăm gian hàng HDBank – Ảnh: T.T.D.
Ông Minh cho biết tại Đà Nẵng vừa qua đã có bước tiến mạnh mẽ trong phương thức thanh toán không tiền mặt. Cụ thể trong năm 2021 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 416.000 tỉ đồng, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm trước.
Đà Nẵng đã triển khai mô hình chợ 4.0 không dùng tiền mặt tại một số chợ và có 4 tuyến phố thanh toán không tiền mặt. Hạ tầng hiện đại là cơ sở để người dân tiếp cận phương thức thanh toán mới, hiện đại.
Các hoạt động trải nghiệm thanh toán của chuyến xe ‘không tiền mặt’ sẽ diễn ra đến hết đêm nay.
Hoạt động trên nằm trong chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt 2022 do báo Tuổi Trẻ, Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước) tổ chức cùng sự phối hợp với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) đến Đà Nẵng.
Người dân tham gia các ứng dụng thanh toán không tiền mặt – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Chuyến xe ‘không tiền mặt’ bên cầu Rồng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Người Đà Nẵng đoàn viên sau gần nửa năm mắc kẹt ở TP HCM
Sau gần nửa năm mắc kẹt ở TP HCM, nhiều người dân Đà Nẵng xúc động khi đi máy bay về quê nhà, gặp lại gia đình.
Trưa 12/10, chuyến bay hồi hương đưa người từ TP HCM về Đà Nẵng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chị Đặng Thị Thị Thu Thanh, 33 tuổi, trú quận Thanh Khê và con gái Lê Viết Thuỳ Linh (12 tuổi) lặng lẽ đưa tro cốt của người cô ruột Đặng Thị Ái (hưởng dương 59 tuổi), trao cho cha là ông Đặng Văn Nam, 62 tuổi.
Bà Ái mất vì Codvid-19, ngày 14/9. Chị Thanh mới tiêm một mũi vaccine nên phải đi cách ly tập trung, không thể cùng đưa tro cốt về nhà lo hậu sự. Chị vào TP HCM làm công nhân may, con gái nghỉ hè năm lớp 6 vào chơi và "hai mẹ con suốt ngày ở trong phòng trọ, ăn cơm chiên với mì tôm trong 4 tháng".
"Chú Trần Hùng Phong, Phó chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP HCM, đã giúp đỡ tiền cách ly, sắp xếp cho hai mẹ con tôi được mang tro cốt về trên chuyến bay hồi hương này", chị Thanh chia sẻ.
Ông Nam cùng con trai đưa tro cốt của em gái về nhà để lo tang lễ. Dọc quãng đường đi bộ khoảng 200 mét, ông không nói được câu nào, đôi mắt đỏ hoe.
Bà Ái không lập gia đình, vào TP HCM làm giúp việc. Bà sau đó mắc bệnh phổi, khi đang điều trị ở bệnh viện thì nhiễm nCoV. Do gia cảnh khó khăn, chị Thanh phải liên lạc với Hội đồng hương tại Đà Nẵng và được giúp đỡ một khoản tiền gửi lo viện phí cho cô. Khi bà Ái mất, chị xin đưa tro cốt về nhưng cũng đắn đo "vì nếu về sẽ không có tiền lo chi phí cách ly tập trung".
Hai chuyến bay giải cứu hôm nay đã đưa 321 người Đà Nẵng kẹt tại TP HCM, cùng 20 nhân viên y tế tăng cường cho các tỉnh, thành phía Nam chống dịch, về đến sân bay an toàn. Trong đoàn, nhiều gia đình có con nhỏ.
Ông Trần Hùng Phong cho biết, hai gia đình có người thân mất vì Covid-19 đã đưa tro cốt về trên hai chuyến bay hồi hương. Trước đó, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng giúp vận chuyển hơn 10 hũ tro cốt của người Đà Nẵng mất vì Covid-19 tại TP HCM về bằng ôtô.
Thành phố ưu tiên đón người trên 70 tuổi và người đi cùng về quê. Ngoài ra, còn có phụ nữ mang thai và người nhà; học sinh, sinh viên giáo viên; lao động tự do đặc biệt khó khăn; người đi chữa bệnh và người thân đi cùng.
Một phụ nữ về trên chuyến bay trình các giấy tờ mang theo để cơ quan chức năng hướng dẫn việc cách ly. Theo quy định của thành phố, những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine, xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, sẽ được cách ly tại nhà 7 ngày. Người mới tiêm một mũi vaccine cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn (có thu phí).
Đây là lần thứ hai Đà Nẵng tổ chức các chuyến bay đưa người dân từ TP HCM về quê. Lần trước hồi tháng 7, thành phố tổ chức đưa 618 người từ TP HCM về.
Công ty cổ phần đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) đã tài trợ miễn phí vé máy bay cho cả hai đợt.
Niềm vui đoàn tụ của ông ông Lương Đức Khoan, 66 tuổi, trú quận Thanh Khê, khi đón cháu đích tôn Lương Đức Tín, 9 tuổi. "Hơn 5 tháng rồi mới gặp được cháu, ông nhớ lắm", ông Khoan nói, tay ghì chặt cháu nội vào lòng.
Tín cùng mẹ vào em gái vào TP HCM thăm người cậu ruột, dịp nghỉ lễ 30/4 và bị kẹt đến nay. Ông Khoan bảo do dịch bệnh ở cả TP HCM và Đà Nẵng đều phức tạp, từ ngày 3/5 đến nay có 4.927 ca bệnh, nên cả nhà động viên và nhắc nhau hạn chế tối đa việc ra ngoài khi không cần thiết, đến nay Đà Nẵng đã kiểm soát được dịch và gia đình mới được đoàn viên.
Bà Tăng Thị Quỳnh Diêu (72 tuổi, trú đường Trần Phú, quận Hải Châu) vui mừng khi gặp lại người quen lúc xuống sân bay, nhưng chưa dám nói chuyện nhiều vì phải thực hiện 5K.
Bà Diêu vào TP HCM thăm con từ 6 tháng trước, nay mới được về nhà. "Gia đình tôi đã rất mong mỏi thành phố có chuyến bay để đưa mẹ về", anh Ngô Văn Đạt, 40 tuổi, nói.
Nhiều người chưa dám thể hiện sự thân mật, thay vào đó là việc cẩn thận khử khuẩn các vật dụng trước khi tiếp xúc để đảm bảo an toàn. Đà Nẵng mới cơ bản khống chế được dịch, trong đó 10 ngày qua không có ca lây nhiễm cộng đồng.
Đa số người từ TP HCM về đợt này đã được tiêm hai mũi vaccine và được cách ly tại nhà. Tại Đà Nẵng, tỷ lệ phủ vaccine mũi một là 816.955 người (gần đạt 100% lượt người trên 18 tuổi cần tiêm vaccine), trong đó gần 120.000 người tiêm đủ 2 mũi.
Bé Đỗ Phạm Duy Anh, 3 tuổi, vẫy tay chào mọi người khi được mẹ chở về nhà. Bé Anh cùng bà vào TP HCM thăm người thân và làm tiểu phẫu răng hàm mặt, kẹt lại 6 tháng qua. Hàng ngày, bé được người thân hỗ trợ học online lớp một theo chương trình học của Đà Nẵng.
Người dân Đà Nẵng được cấp giấy đi đường trong 3 phút như thế nào? Các cơ quan, doanh nghiệp và người dân ở Đà Nẵng làm giấy đi đường chỉ cần đăng ký trực tuyến để nhận mã QR. Nếu hồ sơ gửi lên đúng, chỉ mất 2-3 phút để được duyệt và cấp. Đăng ký giấy đi đường bằng cách nào? Từ 8h ngày 5/9, TP Đà Nẵng thực hiện nới lỏng các biện pháp chống...