Chuyện vợ chồng bao nhiêu là đủ?
Trong những câu “ răn đời”, người ta bảo “ yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu”. Rồi ca dao đùa cợt “Vợ đẹp chỉ tổ đau lưng, Trà khan khan giọng, điếu thông quyện đờm”.
Yêu nhiều có ốm không? Vợ đẹp có là nguyên nhân làm các quí ông sức dài vai rộng phải đau lưng không? Có và không. Vấn đề là liều lượng.
Xưa, chẳng hiểu cụ Hải Thượng Lãn Ông hay cụ Tuệ Tĩnh ví chuyện gối chăn như việc thổ mộc, nghĩa là làm chuyện ấy cũng vất vả ngang với thứ lao động nặng (dù có thế đi nữa, về sự sung sướng chắc khác hẳn nhau). Còn các nhà khoa học phương Tây lại quen đo lường chính xác. Họ cho biết: một phụ nữ nặng 60 kg đốt 8 kilocalo trong 1 phút làm tình, còn đối tác “đánh cờ người” cùng với họ (nói theo kiểu Hồ Xuân Hương) đốt 12 kilocalo. Nếu bấy nhiêu thì cũng chỉ tương đương một bài thể dục ngắn chứ làm gì mà quá quắt. Và tiêu hao năng lượng cũng là cách để giảm béo phì chứ sao.
Tất nhiên, tùy sức khỏe của mỗi người, tuy tuổi tác, cái sự “vừa đủ” ở đây mỗi người phải tự xác định lấy, miễn là thấy thoải mái và không cần huy động bất cứ sự cố gắng nào. Thuốc bổ dùng quá liều còn có hại nữa là phương thuốc thú vị này. Hãy giữ lại câu răn dạy trên “yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu”, tránh cái sự… thái quá biến người đàn ông thành một kẻ rũ rượi như một chú cò bợ gặp mưa trong tục ngữ Kinh hoặc oặt oẹo như mảnh giẻ vắt trên bờ rào của tục ngữ Tày Nùng .
Hơn nữa, các nhà khoa học luôn luôn nhắc nhở cái gọi là “ quan hệ tình dục tốt”. Tốt, hiểu nôm na là lành mạnh, đúng đối tượng, hòa hợp và điều độ. Một đời sống yêu đương nồng nàn đầy hương vị của hai người thương yêu nhau là bức tường ngăn chặn bệnh tật. Ngược lại, tình dục liệu pháp – như người ta thường gọi – sẽ chỉ phản tác dụng.
Theo Đẹp
7 mẹo ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu
1. Đi tiểu sau khi "XXX"
Video đang HOT
Trong khi XXX, các vi khuẩn li ti có thể thâm nhập vào đường tiết niệu, vì vậy cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu là đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
Nó có thể không được lãng mạn cho lắm khi bạn thực hiện việc này ngay sau đó nhưng còn tốt hơn là bị viêm nhiễm phải không nào!
2. Mặc quần chíp bằng vải cotton
Vải cotton luôn có độ thoáng tốt, không gây bí bách, ra mồ hôi, như vải nylon hoặc các loại vả khác. Dù thế nào, nó cũng giúp "cậu bé", "cô bé" dễ thở hơn. Do đó, bạn nên tránh mặc quần chíp bằng vải tơ nhân tạo hoặc bằng nylon nhé.
3. Thay quần áo ướt ngay sau khi bơi
Bộ quần áo bơi ẩm ướt là vùng đất "chăn nuôi" tiềm năng cho những vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu đấy. Nhớ tắm lại và thay luôn bộ quần áo khô ráo sạch sẽ sau khi bơi xong bạn nhé.
4. Uống nhiều nước
Để giữ cho đường tiểu của bạn luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ và không nhiễm trùng bạn cũng cần phải uống nhiều nước nữa đấy.
Uống nước nhiều giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn và cũng là cách tốt nhất để "tống khứ" những con vi khuẩn đáng ghét ra ngoài cơ thể.
5. Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau
Sau khi tắm hoặc vệ sinh vùng kín xong bạn cần lau chùi từ trước ra phía sau để tránh lây lan vi trùng vi khuẩn từ hậu môn lên đường tiết niệu.
6. Uống nước ép quả nam việt quất
Nếu bạn cảm thấy hay phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, mà mỗi lần đi được có tí tẹo thui thì cũng có thể là dấu hiệu bắt đầu của viêm nhiễm đường tiết niệu đấy.
Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống ôxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Các teen nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy tác dụng cải thiện ngay.
7. Không sử dụng xà bông khi tắm
Đây là điều rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Thỉnh thoảng sử dụng bọt bong bóng xà phòng cũng không sao nhưng nếu càng nhiều hoá chất thì càng dễ gây kích ứng đường tiểu và dễ nhiễm trùng hơn.
Nếu bọt bong bóng là sở thích của bạn thì hãy thử hạn chế dùng chúng, chỉ dùng một hoặc hai lần mỗi tháng và nếu bạn là người dễ mắc nhiễm trùng thì nên tránh hoàn toàn.
Nếu bạn cảm thấy bệnh tình ngày càng khó chịu và nặng thêm thì đến gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị bệnh viêm nhiễm. Hãy chú ý các triệu chứng của bệnh mà đừng cố chịu đựng hoặc trì hoãn việc chữa trị khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Theo PLXH