Chuyện về ‘Quái vật thung lũng Ltschental’: Từ nỗi kinh hoàng một thuở đến trò vui bất ngờ giữa thế giới hiện đại
Họ chui ra từ đâu trong đêm tối? Từ trên núi ư? Rồi thì họ lại biến đi đằng nào?
Ltschental là “thung lũng con” lớn nhất của thung lũng Rhône, Valais, Thụy Sĩ. Nó nằm trong dãy núi Bernese Alps, bắt nguồn từ sông băng Langgletscher và trải dài khoảng 27km.
Nỗi kinh hoàng của các cư dân trước thế kỷ 20
Theo nghiên cứu khảo cổ thì con người có thể đã xuất hiện trong Ltschental từ trước Công nguyên (TCN). Vì bị bao bọc bởi tứ bề là núi cao (Bietschhorn 3934m, Hockenhorn 3293m, Wilerhorn 3307m, Petersgrat 3205m), nơi này gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Do thiếu giao thương và đất nông nghiệp có hạn, nên Ltschental xưa kia đã luôn là vùng nghèo khó. Ngoại trừ trồng trọt và chăn nuôi, các cư dân không phát triển được thêm ngành nghề nào.
Thế nhưng mỗi năm cứ đến khoảng cuối đông đầu xuân, trong thung lũng lại bất chợt xuất hiện những “quái vật” đeo mặt nạ gỗ chạm khắc hình thù hung ác. “Chúng” khoác trên mình chiếc áo lông thú to dài, mặc quần vải bố rộng và đeo chuông bò lớn.
Không kể già, trẻ, gái, trai, các “quái vật” vừa trông thấy ai liền lao tới hù dọa do sợ chết khiếp. Nếu là đàn bà con gái, “chúng” còn rung chuông bò và đuổi theo, bốc tro trong túi ném lên đầu, lên mình. Đôi khi, các “quái vật” hiên ngang xông thẳng vào nhà dân xâm hại phụ nữ, cướp bóc thực phẩm, vật dụng.
Người ta gọi “chúng” là Tschggtt.
Tschggtt – “Quái vật” thung lũng Ltschental
Có thể là những người đói khát đường cùng làm đạo tặc
Ở khoảng nửa sau của thế kỷ 19, các Tschggtt đã lộng hành tới mức khiến nhà thờ địa phương không cách nào làm ngơ được nữa. Họ ra luật lệ bắt phạt nặng, 50 xu/người.
Không ai chắc chắn cái lệ hù dọa trước thềm mùa xuân ấy xuất hiện từ lúc nào và vì sao, song dựa trên hoàn cảnh của Ltschental thì có thể đoán. Họ có lẽ là những trai tráng “cùng đường sinh đạo tặc” vì đói khát.
Ltschental trước thế kỷ 20 không những nghèo mà còn là một trong những vùng đói khổ nhất của Thụy Sĩ. Cuối đông cũng là khi lương thực tích trữ đã cạn sạch. Chiếc mặt nạ hung tợn bằng gỗ được hun khói cho đen thui, bao lông thú dài trông cực kỳ rùng rợn chắc đã được dùng như công cụ che giấu mặt thật.
Thêm vào đó, các Tschggtt còn cẩn thận lấy vải quấn quanh bàn chân để không để lại dấu vết. Cộng với đống quần áo dày, dài luộm thuộm, họ giấu luôn cả dáng vóc.
Bị hù dọa bởi một “quái vật” to lớn, thái độ dữ tợn, mọi người liền khiếp hãi bỏ chạy. Còn các Tschggtt thì nhân cơ hội ấy vơ vét, trộm cắp.
Rất nhanh sau khi luật phạt tiền được đưa ra, các Tschggtt đã hoàn toàn vắng bóng. Tới năm 1865, cái gọi là “quái vật thung lũng Ltschental” chỉ còn trong ký ức của các dân cư địa phương.
Khôi phục nhờ đột ngột phát triển du lịch
Mãi đến tận đầu thế kỷ 20, Ltschental mới được kết nối với bên ngoài nhờ một tuyến đường sắt. Cũng từ lúc này, nó thu hút vô số du khách ghé thăm.
Sở dĩ như vậy là bởi Ltschental đói khổ hóa ra lại sở hữu quang cảnh tự nhiên đẹp mê hồn. Trải khắp thung lũng là những suối ghềnh trong vắt, lối đi bộ nên thơ. Mùa đông, tất cả được tuyết phủ trắng, biến thành sân băng siêu rộng, thích hợp cho vui chơi, thể thao.
Đa dạng các kiểu mặt nạ Tschggtt
Chớp mắt một cái, Ltschental đã “đổi đời”. Khi cuộc sống mỗi lúc một sung túc, các cư dân bất giác nhớ về thuở xưa. Cái truyền thống Tschggtt tuy hãi hùng nhưng lại vẫn có phần thú vị và trên hết là cực kỳ độc đáo.
“Họ chui ra từ đâu trong đêm tối? Từ trên núi ư? Rồi thì họ lại biến đi đằng nào? Tôi không biết,” – Manuel Bltzer, một cư dân Ltschental bồi hồi.
“Khi lần đầu tiên thấy họ lúc vẫn còn là đứa trẻ, tôi đã rất sợ hãi. Nhưng cho dù là như vậy, trong lòng tôi vẫn dậy lên nỗi hiếu kỳ, muốn được nhìn thêm.”
Thế nên Tschggtt vốn đã “chết” lại được tái sinh, tổ chức lễ hội và trở thành một phần văn hóa không thể thiếu.
Sự chuyển vai độc đáo từ kinh dị sang lãng mạn
Ngày nay nếu đến Ltschental và ghé làng Kippel, bạn sẽ thấy một xưởng gỗ chuyên khắc mặt nạ Tschggtt của nghệ nhân Albert Ebener. Ebener là thợ có 50 năm kinh nghiệm. Trong xưởng của ông là la liệt các mặt nạ từ cũ đến mới, mà cái nào cái nấy đều hung hăng, ghê rợn, chỉ nhìn thôi cũng đủ muốn… ngất.
Hù dọa cho vui thôi
Vì nguyên liệu để khắc thường là gỗ thông (mau hư) nên mặt nạ Tschggtt được hun khói cho bền. Song cũng bởi bị hun khói, nó đen thui ám muội, đã kinh dị lại càng thêm đáng sợ. Để gia tăng sức hù dọa, người ta còn tỉ mẩn gắn răng, sừng và tóc cho nó nữa.
Trời vừa chập tối, những “quái vật” đã sẵn sàng lao ra từ mọi góc khuất, hù dọa người trên đường. Thỉnh thoảng, họ còn phấn khích rượt đuổi cả du khách lạ.
Chỉ là Tschggtt ngày nay không hù dọa để “mắt trước mắt sau” trộm của, mà giỡn chơi cho vui thôi. Không như ngày xưa chỉ cánh đàn ông mới đeo mặt nạ, bây giờ “nam phụ lão ấu” gì cũng dùng được.
Đặc biệt, thanh niên Ltschental rất thích chiếc mặt nạ này. Nhờ nó che giấu, họ cảm thấy dễ tiếp cận và trò chuyện với đối phương hơn. Cái công cụ vốn dùng để hù dọa cuối cùng lại thành ra phương tiện kết nối, khởi đầu cho một mối quan hệ lãng mạn.
Không khó để có một chiếc mặt nạ Tschggtt ưng ý ở Ltschental. Mọi người có thể đặt thợ thủ công làm cho, cũng có thể tự chế tác.
Tham khảo: BBC
Theo Helino
Những thiết bị tình báo lợi hại của KGB
Sự phát triển của các thiết bị được cơ quan tình báo Liên Xô sử dụng đã tạo một bước ngoặt với sự khởi đầu của cuộc "Chiến tranh Lạnh" trước đây.
Và điều đầu tiên mà các nhà thiết kế bắt đầu làm là giảm kích thước của thiết bị. Một trong những tiêu chí chính của thiết bị dùng cho các nhà tình báo và điệp viên là sự kín đáo.
Máy ảnh giấu trong cúc áo
Cách phổ biến nhất để ngụy trang cho máy ảnh là dưới một bao thuốc lá. Cả hai cơ quan tình báo của Liên Xô và phương Tây đều sử dụng nó.
Ở Liên Xô, một chiếc máy ảnh tương tự có mác "Kiev-30" hoặc "Kiev-Vega" đã được sản xuất tại nhà máy Kiev "Arsenal". Tuy nhiên, ngay từ những năm 1950, họ đã phát triển chiếc máy ảnh có thể giấu trong một chiếc cúc áo.
Máy ảnh mật mã "Ajax-12".
Cấu trúc của "Ajax" được may vào bất kỳ quần áo nào (áo khoác ngắn, áo choàng hoặc áo mưa) và bảng điều khiển máy ảnh, giống như một thiết bị phóng đại được đặt trong túi. Nó được di chuyển chiếc chổi nhỏ một cách khá kín đáo.
Các mẫu Ajax sau này có thể được gắn vào một chiếc khóa đặc biệt ở chiếc thắt lưng với một tấm gương hơi mờ. Trong trường hợp này, cà vạt được thắt để che được chiếc khóa. Để chụp ảnh, nó cần phải lệch một chút về phía sau- khi đó chiếc cà vạt đã mở phần tầm nhìn cho ống kính. Tuy nhiên, đeo loại máy ảnh này phải là người không thừa cân.
Giai đoạn chụp ảnh có vấn đề nhất của Ajax là hướng máy ảnh vào một vật thể có chiều cao. Thông thường, thay vì một vật thể đầy đủ (nếu là một người) thì chỉ có thể nhìn thấy chân trong ảnh. Do đó, mỗi nhân viên tham gia giám sát đều phải tham gia một khóa học dùng loại camera được ngụy trang dưới những chi tiết khác nhau của bộ quần áo.
Máy ảnh "Zola"
Vào giữa những năm 1970, cơ quan tình báo Liên Xô đã nhận được máy ảnh Zola mới. Loại này có thể quay trên 35mm và được trang bị bộ điều khiển màn trập điện tử và máy phát quang. Trước đó, nhân viên thực hiện thao tác mỗi lần chụp phải tự đặt khẩu độ bằng tay. Hiện giờ, khi vật thể bất ngờ rơi vào bóng tối, hoặc ngược lại di chuyển về phía mặt trời thì Zola sẽ tự động thích nghi với những tình huống đó.
Máy ảnh siêu nhỏ Zodchy
Vào đầu những năm 80, các nhà sáng chế Liên Xô đã sản xuất một thiết bị đặc biệt- máy ảnh Zodchy được ngụy trang thành băng casstte âm thanh Minox phổ biến vào thời điểm đó. Chức năng trực tiếp của máy là chụp ảnh tài liệu A4. Kích thước của "Zodchy" là 47x23,5x17mm, trọng lượng 37gr, góc chụp 76 độ, khoảng cách chụp là 25cm.
Máy ảnh "Zodchy" được tăng kích thước âm bản vì thế giúp in ảnh có chất lượng cao hơn. Điều này rất quan trọng trong trường hợp các tài liệu được chụp có bản in nhỏ hoặc được ghi bằng những ngôn ngữ hiếm.
Máy ảnh Alych
Tuy nhiên, một máy quét liên lạc có tên Alych, chỉ nặng 150gr, vẻ ngoài của nó giống như một bao thuốc. Nguyên lý hoạt động của máy ảnh là thiết bị mở ở góc khoảng 10 độ và quay một vài bánh xe, sau đó máy ảnh được hướng tới và di chuyển dọc theo chiều dài của tài liệu. Độ phân giải của máy quét là 50mm, giúp có thể sao chép thông tin từ một tờ A4 trong ba lần lăn. Trên 1,6m của phim ở trong băng "Alychi" có thể sao chép được đến 30 trang.
Sau một vụ bê bối gián điệp, "Alych" đã rơi vào tay các cơ quan tình báo phương Tây. Có thể nó dựa trên nguyên tắc hoạt động của máy quét Liên Xô đã xuất hiện từ những năm 50, và các mẫu đầu tiên dựa vào kỹ thuật photocopy "Xerox" của Mỹ.
Các loại máy ghi âm ngày càng nhỏ gọn
Các nhà sáng chế Liên Xô đã tiến đến được tầm cao nhất định trong việc sản xuất thiết bị ghi âm cho cơ quan tình báo. Các loại máy ghi âm đầu tiên của Liên Xô dựa trên nguyên mẫu của Đức - bộ máy dây có tên là "Minifon Mi51" cho phép ghi lại một cuộc trò chuyện với thời lượng lên tới 2,5 giờ.
Nó có thể để kín đáo trong một chiếc cặp, nhưng GRU (Tổng cục tham mưu của lực lượng vũ trang LB Nga) cần một kỹ thuật ghi âm nhỏ gọn hơn nữa với các kích thước phù hợp để yên tâm che giấu nó dưới lớp quần áo mỏng bên ngoài hoặc thậm chí là đồ ở trong. Điều này đặc biệt quan trọng với những nước có khí hậu nóng.
Vào giữa những năm 1960 máy ghi âm cầm tay "Mezon" có dây đã xuất hiện tại TSNIISG (Viện nghiên cứu trung tâm về công nghệ đặc biệt) của KGB cho phép ghi âm liên tục trong 1,5 giờ. Máy ghi âm này hoạt động âm thầm và được gắn vào chiếc thắt lưng đặc biệt bên trong quần áo của người dùng. Tuy nhiên, có một nhược điểm đáng kể: để tìm thông tin quan trọng, đôi khi phải mất khoảng 1 giờ để đợi cho đến khi tua hết. Vì vậy độ bền của dây thường khiến các chuyên gia thất vọng.
Để thay thế cho "Mezon" có loạt máy ghi âm "List" được trang bị chức năng tua nhanh của băng ở cả hai phía và điều chỉnh đều tốc độ và âm thanh mượt mà. Và tuy vậy, thời lượng ghi âm vẫn muốn được tốt hơn trước kia. Giải quyết cho vấn đề này là chiếc máy có kích cỡ bằng bao diêm "Moscow-M", có băng casset lên tới 4 giờ, nhưng các nhà thiết kế Liên Xô quyết định tiến xa hơn nữa.
Vào cuối những năm 1970, FBI đã bắt được giữ một điệp một viên Liên Xô, dưới lớp áo của người này phát hiện thấy thiết bị kích thước bằng hộp diêm. Các nhà chế tạo Mỹ đã rất ngạc nhiên khi biết rằng trước mắt họ là một chiếc máy ghi âm có khả năng ghi được đến 5 giờ.
Tại KGB, chiếc máy này có tên mật mã là "Liliput". Chiếc máy ghi âm này đã được các điệp viên Liên Xô sử dụng không chỉ để ghi âm các cuộc nói chuyện, mà còn ghi lại và giám sát những vị trí hoạt động trong tương lai.
Tuy vậy, ở Liên Xô ngay cả "Liliput" cũng chưa phải là tối ưu: đầu những năm 80 đã ra đời một chiếc máy ghi âm siêu nhỏ "Motưlek". Độ dày của nó chỉ có 1cm, điều này giúp có thể để máy ở bất cứ chỗ nào thuận tiện. Chiếc máy "Motưlek" siêu nhạy có thể ghi âm một cách chất lượng ngay cả khi có tiếng ồn bên ngoài.
Theo soha
Khởi đầu thành công, Dota Underlords lên kế hoạch "hút máu" game thủ Valve cho biết battle pass sẽ cho phép người chơi mở khóa các biểu ngữ độc đáo, biểu tượng cảm xúc, khu vực chiến đấu khác nhau bằng cách hoàn thành các trận đấu, cũng như vượt qua các thử thách hàng tuần và hàng ngày. Cơn sốt của thể loại auto baltle- đặc biệt là auto chess tiếp tục bùng cháy khi...