Chuyện về ông “giám đốc” ngồi xe lăn sản xuất xe lăn
Hằng ngày ở ngõ 115, khu tập thể 15B Kim Liên (Hà Nội) vẫn vang lên tiếng cắt tiện, hàn xì của ông Nguyễn Trung – người được mệnh danh là “giám đốc xe lăn”. Dù đã ở tuổi 66, nhưng ông Trung vẫn miệt mài sửa chữa, lắp ráp, chế tạo xe lăn giá rẻ cho những người khuyết tật trong khi ông cũng đang ngồi trên xe lăn.
“Có gì đâu, cuộc sống mà các cháu, mình làm việc thiện mong sao có thể giúp người khuyết tật vượt lên chính cuộc sống của mình, góp ích cho xã hội” nói đoạn ông dẫn chúng tôi vào thăm xưởng lắp ráp chế tạo xe lăn cho người khuyết tật. Gọi là xưởng chế tạo xe lăn chứ thực chất đó là căn phòng nhỏ hơn 10m2, được bố trí đầy đủ máy móc vật liệu nào là máy tiện, máy uốn sắt, khung inox, ốc vít…
Khác với những chiếc xe lăn bình thường, xe lăn của ông Trung trở thành một thương hiệu riêng bởi tính tiện ích của nó. Ông chế tạo xe theo đặc điểm của từng người, để người có thể dễ di chuyển dễ dàng, ông tâm sự: “Có người bị khuyết tật chỉ còn lại một tay, mình phải chế tạo làm sao họ chỉ cần lăn trên một bánh xe là có thể di chuyển nhẹ nhàng rồi, chứ tay lăn bánh xe bên này rồi lại qua bánh xe bên kia thì vất vả quá”.
Và để có thể chế tạo được những chiếc xe lăn như thế đối với ông Trung là cả một quãng đường dài. Sinh ra trong một gia đình gốc Quảng Nam, bị bệnh bại liệt từ năm lên hai, được ba sắm cho chiếc xe lăn nhưng chiếc xe lăn nặng, hay bị hỏng khiến việc di chuyển rất khó khăn, tình trạng đó cứ kéo dài khiến ông nảy sinh ý tưởng “tại sao không làm xe lăn cho mình và cho người khác để di chuyển thuận tiện hơn”.
Nghĩ là làm, ông bắt đầu mua nhiều chiếc xe lăn khác nhau để tìm hiểu nguyên lí vận hành rồi cứ tháo ra lại lắp vào, việc thử nghiệm chế tạo đã nhiều nhưng vẫn chưa thành công. Một thời gian sau đó ông Trung được mời tham dự lớp tập huấn về bảo dưỡng, thiết kế và sản xuất xe lăn ở Bangkok (Thái Lan) theo chương trình “Người đi xe lăn sản xuất xe lăn” do một tổ chức của Nhật Bản tài trợ.
Ông Trung trò chuyện về công việc chế tạo xe lăn cho người khuyết tật
Sau nhiều năm miệt mài cố gắng học hỏi của ông, chiếc xe lăn đầu tiên đã ra đời năm 1997 làm hoàn toàn bằng nguyên liệu dễ kiếm như ống inox, bánh xe đạp, vải dù… với tay lái nhẹ, dễ điều khiển, dễ sửa chữa khi hỏng.
Video đang HOT
Khi ấy nhiều người không tin chiếc xe lăn đó là do ông làm được, chỉ khi thấy ông di chuyển thuận tiện họ mới đến đặt hàng. Lại nói về câu chuyện đặt hàng ông chia sẻ: “Nói là đặt hàng thế thôi, nhưng cũng có khi là bán với giá rẻ, không tính công, và đôi lúc cũng là cho người ta không lấy tiền, tôi cũng là người khuyết tật như họ, điều kiện cũng rất khó khăn nhưng nghĩ giúp được người ta thay đổi hoàn cảnh cuộc sống là thấy vui rồi”.
Đằng sau câu chuyện chế tạo xe lăn giá rẻ cho người khuyết tật của ông Trung, còn một câu chuyện khác đó là câu chuyện về nghị lực vươn lên trong cuộc sống, và tôi còn nhớ mãi câu nói của ông trước khi rời xa căn nhà nhỏ ấm cúng: “Nếu sinh ra là người khuyết tật đó không phải lỗi của bạn, nhưng nếu bạn để mình trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn”.
TheoLao động
Chuyên gia: "Hà Nội chọn vàng tâm, trồng nhầm cây mỡ"
Đến tận nơi lấy mẫu, các nhà khoa học cho rằng cây mới trồng trên con đường từng được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam là cây mỡ.
Chiều 23.3, hội thảo "Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội" đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.
"Hà Nội không vội được đâu!"
Tại cuộc toạ đàm ông Nguyễn Tiến Hiệp (Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam) lôi trong ngăn bàn ra một túi lá cây và cho biết, ông đến đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để lấy mẫu này từ hàng cây mới trồng.
Ông Nguyễn Tiến Hiệp đến đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để lấy mẫu từ hàng cây mới trồng
Qua phân tích và kinh nghiệm của mình, ông Hiệp khẳng định, cây mới được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm.
Ông cũng giải thích thêm, "vàng tâm" là từ rất chung chung, gồm có 4 loài khác nhau. Nhưng nếu chiếu loài vàng tâm theo sách đỏ Việt Nam thì loại cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm mà là loại mỡ bình thường.
Loại này thường được trồng ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, có đường kính gốc khoảng 20cm. Loại cây mỡ này không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nội thành Hà Nội, do vậy có khả năng chết rất cao.
Ông Hiệp đã từng trồng thử nghiệm loại cây này, hiện chỉ còn loại sống ở núi cao mới sinh trưởng được. Tuy nhiên, cho dù có sống được cũng không nên trồng loại này ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Tiến Hiệp cho rằng, lá cây từ hàng cây mới trồng là của cây mỡ
Loại cây mỡ này cũng không đúng tiêu chí trồng cây trong nội thành như tránh cây có côn trùng, sâu bệnh. Ví dụ như loại cây này có hoa vào tháng 2, 3, 4 và tồn tại trong khoảng 15 ngày. Ban đầu hoa thoang thoảng thơm nhưng khi rụng sẽ tạo mùi rất khó chịu.
Ông Hiệp nói: "Người ta nói vui rằng Hà Nội không vội được đâu, nhưng lần này Hà Nội quá vội".
Tại tọa đàm, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam đặt câu hỏi: Nếu mọc được chăng nữa, liệu 10 năm nữa cây mỡ có bóng mát không? "Chắc không"- ông Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông, không quan tâm vàng tâm hay mỡ, bởi cả 2 loại đều không thích hợp vì là cây nhiệt đới rừng xanh ở độ cao 100 - 700 m. Nhưng qua thông tin ở hội thảo này cho thấy, Hà Nội chỉ có độ cao 6m so với mặt nước biển.
Cây bệnh phải chữa chứ không thể đem "chôn"
GS. Nguyễn Lân Dũng nhắc lại việc chặt hạ cây xanh vừa qua đã tạo ra sự bức xúc quá lớn, tới mức "không thể hiểu được". Giáo sư đi được 30 Thủ đô các nước, thấy nhiều Thủ đô hoành tráng nhưng cây thua Việt nam, kể cả những thủ đô nổi tiếng.
Giáo sư nhắc lại câu chuyện nghệ sĩ, diễn viên Chiều Xuân đã phải khóc để kiên quyết giữ cây xanh trước cửa nhà trên đường Nguyễn Thái Học. Rất nhiều văn nghệ sĩ đã lên tiếng, bao nhiêu bài vè, bài thơ, sắp tới có phim tài liệu về chuyện này.
"Tôi cho rằng phải đặt ra chuyện truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất chủ trương này, chứ không thể dừng lại kiểm điểm, ngừng công tác để kiểm điểm được", Giáo sư bày tỏ.
Ông Dũng dẫn lời giáo sư Trần Văn Mão - người 51 năm trong ngành thực vật nói rằng, cây việc cây xanh bị bệnh là chuyện hết sức bình thường, vấn đề là cứu lấy chúng, khi nào không còn cách nữa mới phải bỏ đi.
"Cây cũng như con người, có lúc khỏe, lúc yếu. Hiện nay, cây có 600 loại bệnh nhưng bị bệnh thì phải cứu chữa, chứ không phải yếu đem chôn", Giáo sư Dũng nói.
Theo_Dân việt
Bà bầu kêu cứu trong đám cháy ở khu tập thể Thành Công Ngọn lửa bùng phát tại khu tập thể khiến nhiều người hoảng sợ chạy tán loạn xuống đất. Một người phụ nữ mang bầu cố gắng thoát ra ngoài, vừa đi vừa kêu cứu và được nhiều người giải thoát. Sự việc xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 4/2 tại tập thể A3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo lời kể...