Chuyện về những người đi làm quần quật “cày như trâu” nhưng Tết đến nơi vẫn chẳng có đồng nào
Lướt MXH nhìn người này người kia khoe thành quả lao động, tâm trạng chung của team 0 đồng đó chính là áp lực, nhiều người còn stress đến mức xoá app cho đỡ thấy tủi thân.
Còn nhớ vào hồi tháng 10/2020, một bảng thống kê mang tên “Mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu để 35 tuổi có 2 tỷ mua nhà” đã gây sát thương tột độ trên MXH. Đại khái là ở từng độ tuổi, bạn cần phải tiết kiệm được bao nhiêu thì mới có thể nghĩ đến chuyện sở hữu một căn nhà có giá trị khoảng trên dưới 2 tỷ ở năm 35 tuổi. Nhiều người xem xong ngoài yếu tố khủng hoảng tâm lý thì cũng lấy đó làm động lực, lên dây cót tinh thần để phấn đấu Tết Nguyên Đán có dư giả được chút ít.
Thống kê thu nhập gây stress một thời…
Nhưng đời nào có như mơ. 2020 được xem là một năm khá khó khăn cho tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ vừa bước chân vào đời, chưa có nền tảng vững chắc về mặt tài chính. Nhìn trên mạng thấy người này người kia khoe thành quả có vài miếng đất, sổ tiết kiệm được vài trăm vài tỷ, trong khi bản thân nhìn lại, số dư tài khoản đến bây giờ vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Cảm giác của họ sẽ ra sao?
1.
Năm 2020 là năm tuổi, mẹ của tôi thì hơi duy tâm chút nên từ hồi đầu năm đã chuẩn bị một bộ quần áo màu đỏ và đôi tất thêu hình những con chuột nhỏ. Tưởng tưng bừng thế nào gặp ngay COVID-19, mất việc chưa nói nhọ hơn còn mất luôn là bạn trai đã quen 3 năm. Tôi nằm không ở nhà đến cuối tháng 4, thấy tình hình không ổn nên kinh doanh online. Xui xẻo thế nào vừa nhận đơn hàng đầu tiên thì bà khách bả bom hàng, làm tôi ôm một mớ không biết tiêu thụ mấy thứ quái dị này cho ai thế là lại mất cả đống tiền. Hậu quả là tôi bắt đầu chuyển sang ở trọ và đi tìm việc ở khắp nơi.
(Ảnh minh hoạ)
May là tình hình bây giờ cũng tạm ổn, tìm được một công việc không quá tệ, quen một anh chẳng soái ca nhưng được cái siêng năng chịu khó. Vừa rồi tài khoản mới báo 0 đồng kết năm sau khi trả nợ một mớ nhưng mà trong bụng vẫn vui lắm. Bây giờ trả nợ xong tinh thần cũng nhẹ nhõm, tôi không mong 2021 sẽ kiếm được nhiều tiền đâu, nhưng ít nhất cố để dư ra một ít để còn phòng thân.
Video đang HOT
2.
Mị sinh năm 1995, tốt nghiệp cử nhân, đi làm khoảng 2 năm rưỡi. Cũng như cô bạn ở trên, mị làm lụng không khác gì con trâu để tiết kiệm được một khoản kha khá và nó tanh bành ở năm 2020. Nguyên nhân cũng vì bốc đồng chi tiêu vào những khoản không hợp lý. Điển hình như đang yên đang lành, mị nổi hứng lên mua xe hơi, mua về mới thấy nuôi con xe hơi không khác gì nuôi 1 em sugar baby cả, thật sự rất mệt vì 7749 chi phí dành cho nó.
Đến bây giờ cuối năm, thật sự không dám lướt Facebook hay Instagram vì thấy người ta khoe nhà khoe cửa, khoe có miếng đất này cái chung cư nọ khiến bản thân tự ti kinh khủng. Chưa kể đây cũng là thời điểm đám cưới, nhà mới, kính thưa các loại đám tiệc ăn chơi dồn vào một chỗ nên… trốn là tốt nhất. Vì vậy, kế hoạch 2021 của mị là kiếm tiền thật nhiều, phải tiết kiệm tiền để còn lỡ không có chồng thì tự đẻ một đứa mà nuôi cũng không lo.
3.
Nghe các bác nói chuyện tiền nong làm tôi hào hứng quá, thú thật là tôi chưa bao giờ nghiêm túc nghĩ về việc mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền, nhất là một năm không ai kiếm ra tiền như 2020 vừa qua. Cơ mà nghĩ kĩ thì chuyện tiết kiệm này quan trọng phết đấy, nó giống như chuyện trước khi đi du lịch nắm rõ lịch trình vậy, cả chuyến đi sẽ thoải mái hơn. Có một nguồn tiền trữ sẵn lỡ có mất việc hay bị đình chỉ việc như đợt COVID-19 vừa rồi thì bản thân cũng luôn trong tâm thế chủ động. Nếu bạn quyết định địa điểm và cách đi trước khi đi, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong cả chuyến đi.
Tôi nghĩ lí thuyết vậy thôi chứ tín dụng tôi vẫn còn đang nợ ngân hàng 50 triệu chưa trả kịp, vừa gia hạn người ta qua Tết…
(Ảnh minh hoạ)
4.
Đây tôi sẽ kể về một năm 2020 đầy số nhọ của mình. Cuối năm 2019 tôi thất nghiệp, nghĩ bụng ra Giêng sẽ ổn định hơn. Trong lúc loay hoay tìm một công việc phù hợp, lựa tới lựa lui đùng cái dịch bùng phát… Sau đó thì có làm ăn gì được đâu, vài tháng sau nguôi nguôi thì lại bắt đầu nộp hồ sơ, phỏng vấn tiếp nhưng cũng chẳng tìm được việc gì ra hồn. Chỉ tính trong năm nay thôi, tôi đã ăn không ngồi rồi nửa năm rồi, vì không có gì làm nên cuộc sống cũng… “đạm bạc” hơn hẳn. Đến khi tìm được việc ổn định thì số tiền tôi vay bạn bè đã lên đến 50 triệu vì vay để ăn uống, rồi trang trải này kia. Ngẫm lại còn vài ngày nữa tới Tết Nguyên Đán rồi mà chưa thấy dư đồng nào.
Nghĩ lại thấy chán gì đâu.
5.
Các bác có thấy chuyện số dư tài khoản bằng 0 ở năm 2020 nó là lẽ hiển nhiên không? Cứ nhìn những người khoe mua được vài căn nhà, tiết kiệm được vài tỉ mà tôi cứ thấy nó ảo với phông bạt thế nào ấy. Ai đi làm công ăn lương như các bác trên với tôi thì đố mà dư được ở năm nay. Riêng về trường hợp của tôi, nguyên cái hàm răng thôi đã tốn cả mớ tiền rồi. Chưa kể nếu đã nhập viện rồi thì bệnh này đẻ thêm bệnh kia, thành công đâu không thấy, tôi sắp thành… con nợ tới nơi rồi đây. Thật lòng thứ mà chúng ta tiết kiệm được nhất trong năm nay là sức khoẻ thôi. Giữ mình an toàn, không bệnh tật, không nhiễm virus cúm đã là kì tích rồi.
Tốt nhất bây giờ tôi với các bác chỉ có thể cố gắng không chi tiêu hoang phí những món đồ không cần thiết như trước. Tết này tuyệt đối tránh xa đỏ đen, đã không dư được thì cố đừng để bị nợ thêm các cụ ạ!
Giữ môi trường an toàn cho học sinh
Một nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia Ấn Độ cho biết, có đến 80% người trẻ dưới 18 tuổi từng trải qua cảm giác cô đơn, cao gấp đôi so với tỷ lệ 40% người trên 65 tuổi trải qua cảm giác cô đơn.
Sự việc nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở quận Thủ Đức, TPHCM tự tử tại nhà riêng hồi đầu tuần qua lại gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng học sinh bị khủng hoảng tâm lý, không làm chủ được cảm xúc và hành vi của bản thân. Gia đình và nhà trường cần làm gì để những vụ việc đau lòng không tái diễn?
Giải mã "cô đơn"
Cuối tuần qua, tại tọa đàm "Giải mã cô đơn trong học đường" do Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TPHCM tổ chức, các chuyên gia giáo dục đã thừa nhận tình trạng học sinh bị trầm cảm, cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình và lớp học của mình ngày càng tăng trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Một nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia Ấn Độ cho biết, có đến 80% người trẻ dưới 18 tuổi từng trải qua cảm giác cô đơn, cao gấp đôi so với tỷ lệ 40% người trên 65 tuổi trải qua cảm giác cô đơn.
Học sinh tiểu học Trường Lương Thế Vinh, quận 1 trong buổi học văn nghệ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Lý giải thực tế này, ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Power, cho biết, độ tuổi 13-18 là giai đoạn trẻ muốn tự khẳng định mình với hàng loạt câu hỏi như tôi là ai, tôi như thế nào, tôi làm sao để khẳng định mình. Trong khi đó, đây cũng là giai đoạn gia đình và nhà trường đặt nhiều kỳ vọng nơi các em (áp lực điểm số, thành tích học tập, công nhận kỹ năng...). Khi không đáp ứng được kỳ vọng, nhiều em e ngại không muốn nhờ sự giúp đỡ vì tâm lý sợ bị từ chối và phủ nhận. Từ đó, các em rơi vào cảm giác cô đơn, chọn sự im lặng, không chơi với ai, không trò chuyện cùng ai.
Theo TS Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, học sinh rơi vào trạng thái cô đơn thường có các biểu hiện như nghe đi nghe lại một bản nhạc nào đó một cách vô thức, có thói quen thức khuya, đắm chìm trong bóng tối, không dám nhìn vào mắt người đối diện, đặt niềm tin vào các mối quan hệ ảo, cảm thấy lạc lõng giữa đám đông, cảm thấy bản thân có nhiều khiếm khuyết...
Dưới góc độ tâm lý, TS Nguyễn Thanh Hùng phân tích, cô đơn là trạng thái cảm xúc gây cho cơ thể cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tiết ra hóc môn phản kháng lại sự giao tiếp với xã hội khiến người rơi vào trạng thái cô đơn khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. Thậm chí, chuyên gia này cảnh báo, nếu không kịp thời phát hiện, người có cảm giác cô đơn sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, trường hợp xấu nhất là có ý định kết thúc cuộc sống.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, nhận định, 2 đối tượng cần sự quan tâm nhiều hơn của giáo viên là học sinh quá hiếu động và học sinh quá thụ động. Thường với những trường hợp này, các em ít tìm được sự chia sẻ của những người xung quanh. Vì vậy, nếu thầy cô không chủ động gần gũi và chia sẻ sẽ gián tiếp đẩy các em đến cảm xúc tiêu cực, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Môi trường học tập không phán xét
Để giúp trẻ thoát khỏi cảm giác cô đơn, từ đó tránh được các hành vi tiêu cực, TS-NSND Bạch Tuyết cho rằng, gia đình mà cụ thể là cha mẹ cần cho trẻ cảm giác được tin tưởng. Khi trẻ cảm thấy tự tin sẽ có thêm năng lượng tích cực, từ đó biết cách giải quyết khó khăn.
Học sinh tiểu học Trường Lương Thế Vinh, quận 1, TPHCM trong buổi học văn nghệ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ngoài ra, ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh gợi ý, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với một bộ môn năng khiếu hay nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, đàn... Khi tâm lý bị ức chế, các em có "kênh" giải tỏa năng lượng tiêu cực. Về phía trường học, cần tạo môi trường học tập không phán xét, cho học sinh cảm giác an toàn, có thể thảo luận, bày tỏ suy nghĩ, tạo điều kiện cho các em tự khám phá, hiểu và chấp nhận bản thân trước khi bị chi phối bởi áp lực.
Đặc biệt, đối với học sinh, nếu cảm giác cô đơn dẫn đến suy nghĩ tiêu cực thì ngay khi vừa có suy nghĩ tiêu cực, các em không nên một mình chống chọi với cảm xúc tiêu cực đó mà ngay lập tức gọi điện cho cha mẹ, thầy cô hay bất cứ ai để giải tỏa cảm xúc này.
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, gia đình và nhà trường đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý, tính cách của học sinh. Nếu gia đình là điểm tựa vững chắc về tình yêu thương thì nhà trường là chỗ dựa về tinh thần, giúp học sinh cảm thấy được đồng hành và chia sẻ. Ở góc độ khác, TS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, thầy cô ở trường không chỉ giúp học sinh làm toán, viết văn mà còn giúp các em giải quyết những khó khăn, tiêu cực trong cuộc sống bằng tình thương và sự bao dung của mình, để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Đồng quan điểm, thầy Lâm Vũ Công Chính bày tỏ, để không xảy ra những trường hợp học sinh tự tử đau lòng như thời gian qua, thầy cô nên bớt chút thời gian để lắng nghe học sinh nói, đồng hành các em. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khẳng định cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động các phòng tư vấn tâm lý học đường để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống tinh thần và cảm xúc của học sinh như khó khăn trong học tập, vướng mắc trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, lo lắng vì điểm số, thành tích học tập...
Giúp trò vượt qua khủng hoảng tâm lý hậu Covid-19 và thiên tai Lời khuyên của chuyên gia tâm lý dành cho HSSV sau khi đối mặt với dịch bệnh Covid-19 và thiên tai là tập trung hoạt động cần làm trong khoảnh khắc hiện tại; sẵn sàng chia sẻ những lo lắng... Bảo đảm an toàn cho học sinh trước dịch bệnh được ngành GD và các địa phương thực hiện nghiêm túc. Chia sẻ...