Chuyện về những cầu thủ “đốt” cả gia sản sự nghiệp vào canh bạc World Cup
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là World Cup chính thức thức được khởi tranh tại Brazil. Trong khi những người hâm mộ hồi hộp chờ đợi để thưởng thức những trận cầu hấp dẫn thì những HLV ở V.League như ngồi trên đống lửa.
Đắc Khánh trong một trận đấu sân phủi ở Vinh.
“Mùa” World Cup hay EURO từng là những “đống lửa” để không ít các cầu thủ Việt lao vào cá độ như con thiêu thân và rồi chỉ sau một tháng bóng lăn, cả gia tài, sự nghiệp của họ cũng tan tành theo mây khói.
Tiền tỉ ném vào đỏ đen
Giới cầu thủ cho đến giờ này vẫn còn dùng tới hai từ “thất kinh” để nói về một cầu thủ trượt dài sau World Cup 2010 tại Nam Phi. Đó là Trương Đắc Khánh. Khánh từng là niềm hy vọng lớn của bóng đá xứ Nghệ. Sinh năm 1987, Khánh nhanh chóng thể hiện được mình trong màu áo SLNA và được gọi vào tuyển U23 Việt Nam dự SEA Games 2009 tại Lào. Lối chơi máu lửa của Đắc Khánh đã thuyết phục hoàn toàn ông Calisto – HLV U 23 Việt Nam lúc ấy.
Thành công quá sớm và quá nhanh, Trương Đắc Khánh từ chỗ chỉ có manh áo và cái quần cộc từ Quỳnh Lưu lên Vinh ứng thí lò đào tạo trẻ bỗng nhanh chóng lao vào những cuộc chơi bạc tỉ. Những khoản lương thưởng ở SLNA tuy không nhiều như những nơi khác nhưng cũng là cao so với mặt bằng chung ở Nghệ An. Dù thu nhập lên tới mấy chục triệu một tháng nhưng ông Tài, bà Bé (bố mẹ Khánh) đường như chưa lúc nào được nhờ con. Vẫn là ngôi nhà tồi tàn ở quê, ông Tài mang tiếng có con chơi bóng ở Nghệ An, vào đội tuyển nhưng vẫn thường xuyên đi làm cửu vạn kiếm đồng ra đồng vào.
Hỏi “tiền thằng Khánh để đâu?” thì đám cầu thủ ở Nghệ An chỉ cười cười, người thâm ý thì kín đáo chỉ tay lên trời ý nói: “Lên trời mà hỏi”. Thế nhưng ai cũng biết Khánh có máu cờ bạc, đồng đội biết, các thầy cũng biết. Đến năm 2009, khi Khánh quyết định lấy vợ thì ai cũng mừng thầm: “Tài năng như thằng Khánh, tu chí làm ăn thì chẳng mấy chốc lại hợp đồng tiền tỉ, lương thưởng cả trăm triệu mỗi tháng”. Lấy vợ xong, chưa kịp mừng cho Khánh thì “cơn bão World Cup” ập đến.
Video đang HOT
Các cầu thủ SLNA kháo nhau: Sau World Cup, thằng Khánh ngập sâu quá, nợ lên tới vài tỉ rồi. Vì vẫn còn hợp đồng với SLNA, lương của Khánh chỉ hơn 20 triệu đồng/tháng, còn chưa đủ tiền lãi vay nóng. Sự nghiệp đi vào ngõ cụt, hơn nữa trong mỗi buổi tập có Đắc Khánh là ngoài sân hàng chục “con nợ” săm trổ đầy người lượn vè vè khiến không chỉ Khánh mà cả những cầu thủ còn lại trong đội cũng phải kinh sợ.
Sau World Cup 2010 đầy cay đắng ấy, Đắc Khánh đá nốt mùa giải cho SLNA và tính chuyện sang V.Ninh Bình – miền đất hứa của các cầu thủ lúc đó – với hy vọng có vài tỉ đồng lót tay vừa trả nợ, vừa làm lại cuộc đời. Tính toán là thế, nhưng trớ trêu, những đêm thức trắng xem bóng đá để “cày”, thức trắng vì sợ con nợ “xin bát tiết” đã khiến thể lực của Đắc Khánh bị bào mòn. Mặt khác, tai tiếng của Đắc Khánh còn đến trước bất kỳ nơi nào cầu thủ này định đặt chân đến. Giấc mộng Ninh Bình không thành, Khánh trở về SLNA gần như lạy lục sự thương tình của ban huấn luyện (BHL) đội.
HLV Nguyễn Hữu Thắng – với tư cách đàn anh vốn có – đã đưa tay cứu Khánh nhưng với điều kiện là phải thử việc sau đó mới “chốt” khoản chuyển nhượng 1,5 tỉ đồng. Song, Khánh không đảm bảo chuyên môn, hơn hết, nhiều thành viên trong BHL cũng e ngại sự có mặt của cầu thủ này sẽ làm đội bóng thêm phức tạp. Khánh chính thức ra đường, mọi liên lạc bị cắt đứt vì Khánh còn mải… trốn nợ.
Với bố mẹ Khánh, tưởng được nhờ con, nào ngờ còn phải cắt đất hương hỏa để trả nợ cho con. Từ cầu thủ tài năng, Đắc Khánh về quê chấp nhận làm anh thợ nhôm kính ngày ngày đầu tắt mặt tối ở Cầu Giát. Mới rồi, một chủ ngân hàng ở Nghệ An nghe chuyện thương tình gọi Khánh đi làm… bảo vệ, mức lương 4 triệu/tháng ngoài ra có được thưởng thêm nếu tham gia hoạt động phong trào của công ty.
Đắc Khánh dù xa môi trường bóng đá chuyên nghiệp 3 năm, đã to béo lên nhiều, nhưng vẫn là một cầu thủ “xịn” của bóng đá phong trào. Mới đây, đội bóng của Khánh còn đoạt giải trong một giải đấu của ngành ngân hàng Nghệ An.
Khánh không muốn nhắc lại chuyện cũ vào lúc này, chỉ nói: “Tôi đã sai lầm và hy vọng còn đủ thời gian để sửa chữa sai lầm”.
World Cup: Hai tiếng… “rụng rời”
Tháng 5.2010, tức là trước World Cup 2010 chỉ ít ngày, tuyển thủ QG Châu Phong Hòa cập bến V.Ninh Bình trong một bản hợp đồng mà Hòa đút túi 900 triệu đồng cùng khoản lương 30 triệu đồng/tháng. Thực ra từ khi ở B.Bình Dương, Hòa đã “có tiếng” là “ma bóng bánh” nợ lần tùm lum.
Hòa về V.Ninh Bình tưởng có đất sống, nào ngờ “bập ngay” vào… World Cup. Không rõ ma lực từ những trận đấu đỉnh cao thế giới có sức hút thế nào nhưng sau World Cup thì Châu Phong Hòa vẫn không thể trở lại là cầu thủ nhanh nhẹn như khi còn ở Đồng Tháp và lúc mới về B.Bình Dương.
Bố mẹ và căn nhà tồi tàn ở quê nhà của Đắc Khánh .
Điều này cũng giống như trường hợp đàn anh Vũ Như Thành. Giới cầu thủ đồn rằng, từ B.Bình Dương về Ninh Bình, Thành nhận hợp đồng kỷ lục, khoảng 10 tỉ đồng thời điểm 2009. Thế nhưng tiếng là có chừng ấy lót tay nhưng Như Thành gần như chẳng còn cầm đồng nào vì khoản tiền khổng lồ ấy nhanh chóng chui vào… túi các chủ nợ. Thậm chí, khi các cầu thủ mua xe sang thì Như Thành còn chẳng có lấy cái wave “tàu” mà chạy.
Sau World Cup 2010, quan hệ giữa Thành và BHL V.Ninh Bình xấu hẳn, phần vì cầu thủ này chểnh mảng luyện tập, phần vì luôn phải lo đối phó với chủ nợ cho đến giữa 2011 thì Như Thành… bỗng nhiên biến mất. Sau đó, trong một lần hiếm hoi trả lời phỏng vấn báo chí, Như Thành thừa nhận: “Đúng là tôi có mê đỏ đen, tiền bạc tôi kiếm được từ bóng đá rất nhiều và cũng mất nhiều vào những trò đỏ đen. Tôi biết điều đó không tốt, nhưng có thời gian vì buồn bực nhiều vấn đề trong cuộc sống riêng nên tôi đã lao vào nó như con thiêu thân, khiến đất đai nhà cửa tôi kiếm được từ bóng đá giờ gần như chẳng còn giữ lại được gì…”.
Sau khi vụ cá độ ở V.Ninh Bình phát lộ, nhiều lãnh đạo thêm lo ngại về khả năng “chơi ngoài luồng” của các cầu thủ. Chủ tịch CLB SLNA, ông Hồng Thanh thừa nhận: “Thời đại công nghệ thông tin, việc tham gia cá độ rất dễ. Cấm thì chúng tôi vẫn cứ cấm nhưng đảm bảo 100% không cá độ mùa World Cup thì khó. Chỉ trông vào tự giác của các cầu thủ và hy vọng họ nhìn vào những tấm gương tày liếp mất cả gia sản, sự nghiệp và những trò đỏ đen mùa World Cup để tự răn mình…”
“Đúng là tôi có mê đỏ đen, tiền bạc tôi kiếm được từ bóng đá rất nhiều và cũng mất nhiều vào những trò đỏ đen. Tôi biết điều đó không tốt, nhưng có thời gian vì buồn bực nhiều vấn đề trong cuộc sống riêng nên tôi đã lao vào nó như con thiêu thân, khiến đất đai nhà cửa tôi kiếm được từ bóng đá giờ gần như chẳng còn giữ lại được gì…”, Như Thành nói.
Theo VNE
Trung vệ Như Thành rời An Giang
Bến đỗ mới của Thành 'Kếu' là CLB hạng nhất Tây Ninh. Như Thành muốn giúp đội bóng lên hạng còn bản thân lọt vào mắt xanh của HLV Miura.
"Tôi rời An Giang để tới Tây Ninh. Với nhiều người, đó là sự xuống cấp. Nhưng tôi sẵn sàng hy sinh tất cả để thực hiện mục tiêu, có thể đó là mục tiêu cuối cùng trong sự nghiệp của mình", trung vệ Như Thành tâm sự về quyết định bị nhiều người cho là khó hiểu của mình.
Ý định rời An Giang nảy sinh trong đầu Như Thành đã lâu và đích đến của trung vệ này lẽ ra là Cần Thơ của người thầy cũ Vương Tiến Dũng. Tuy nhiên, cơ quan chủ quản yêu cầu mức đền bù rất cao nên đội bóng Tây Đô đành mượn trung vệ Lê Xuân Anh từ Thanh Hóa để thay cho Huy Hoàng - cầu thủ đã bị thanh lý hợp đồng vì vi phạm kỷ luật. Về Tây Ninh, Như Thành đã ký hợp đồng có giá trị thấp nhất trong sự nghiệp của mình, với số tiền lót tay chỉ là 150 triệu đồng. Con số này quá thấp so với 12 tỷ đồng mà thời đỉnh cao Thành "kếu" đút túi khi gia hạn hợp đồng với Bình Dương.
Theo Như Thành, tiền bạc với anh không còn quan trọng nữa. Ảnh: KL.
Như Thành phát biểu: "Đến tuổi này, vào tầm này, tiền bạc không còn quan trọng nữa. Đến danh dự và uy tín, tôi cũng không còn nặng và cảm thấy mình đã đúng khi rời V-League để tới một đội hạng Nhất. Đơn giản vì tôi muốn thi đấu tốt, giúp Tây Ninh thăng hạng và đặc biệt, tôi sẽ có cơ hội được trở lại tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2014 - giải đấu quốc tế cuối cùng mà tôi có thể tham dự. Để thực hiện khát vọng cháy bỏng đó, tôi có thể hy sinh tất cả, kể cả đá bóng không cần lĩnh tiền".
Trước mùa bóng năm nay, rất nhiều ngôi sao lớn thuộc thế hệ vàng hoặc những nhà vô địch V-League đã chọn những CLB hạng Nhất làm bến đỗ. Không hẹn mà gặp, nhiều người trong số đó phải nói lời chia tay sân cỏ khi mùa giải chưa kết thúc với những lý do khác nhau và đáng tiếc hơn, đó đều là những ngôi sao thuộc thế hệ vàng. Trung vệ Huy Hoàng vi phạm kỷ luật và bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn, Việt Cường vắng mặt không phép và không còn nằm trong kế hoạch sử dụng của CLB TP HCM.
Lời chia tay đau đớn nhất thuộc về Văn Trương. Đang nỗ lực hết mình cùng Cần Thơ, hậu vệ trái hay nhất Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua bị đứt dây chằng đầu gối trong trận đấu với CLB Hà Nội và phải từ giã sân cỏ trong nước mắt. Ninh Bình giải tán, tiền đạo Văn Quyến và thủ môn Quang Huy cũng lên kế hoạch giải nghệ nếu đội bóng chủ quản không triệu tập cho trận tứ kết AFC Cup 2014. Bên cạnh đó, còn rất nhiều ngôi sao cũng chuẩn bị tinh thần chia tay sân cỏ vì tuổi tác không còn ủng hộ họ nữa, trong đó, có những tên tuổi lớn, từng cống hiến vào thành tích đỉnh cao của bóng đá Việt Nam như Minh Phương, Tài Em, Việt Thắng...
Thế hệ vàng giờ vẫn còn những ngôi sao đóng vai trò đầu tầu như Công Vinh, Tấn Tài, Phước Tứ, Minh Châu... Họ đang là những người dẫn dắt lứa đàn em tài năng như Trọng Hoàng, Văn Bình, Văn Hoàn, Thành Lương, Văn Quyết, Minh Tuấn, Hải Huy, Ngọc Đức, Hoàng Thịnh, Mạnh Hùng, Ngọc Hải...
Theo VNE
Từ tuyển thủ U23 quốc gia thành bảo vệ Thời đỉnh cao, Đắc Khánh từng được đề nghị chuyển nhượng với phí lót tay 5 tỷ đồng nhưng cơn say đỏ đen khiến anh lâm vào cảnh nợ nần và bị chủ nợ truy đuổi. Năm 15 tuổi, Khánh chơi nổi bật trong màu áo đội bóng đá trẻ huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và được gọi vào "lò" Sông Lam Nghệ...