Chuyện về người mẹ chồng tốt bụng của tôi
Lấy chồng là người con trai duy nhất trong nhà, cảm giác ban đầu của tôi là rất sợ.
Tôi hoang mang, lo lắng về cái trọng trách làm dâu trưởng lại là con dâu duy nhất, chẳng có ai gánh vác, đỡ đần chia sẻ hộ. Ngày chưa về nhà anh làm dâu, anh đã nửa đùa nửa thật nói với tôi, &’nhà anh vai vế, đông họ hàng lắm. Em về làm dâu trưởng là cẩn thận đấy, sau này có nhiều giỗ chạp lắm, em phải giúp mẹ gánh vác’.
Nghe anh nói, tôi sợ lắm, vì từ bé tới lớn tôi nào biết gì. Chỉ có mẹ tôi làm mọi việc, cúng bái, giỗ chạp rồi mời thầy cúng các thứ, tôi chưa một lần mảy may động tay chân tới. Thế mà bây giờ anh nói vậy, tôi hoảng quá. Nếu mà chẳng may gặp phải mẹ chồng khó tính, bắt con dâu trưởng thể hiện hết thì tôi chết toi… Tính toán tiền nong hay chợ búa có những món gì, tôi sợ lắm.
Ngày cưới, cái đêm tân hôn đầu tiên tôi đã mất ngủ. Với tôi, áp lực làm dâu lớn lắm. Tôi luôn nghĩ, nếu mình thể hiện không tốt sẽ bị nhà chồng chê bai rồi hàng xóm láng giềng nói ra nói vào. Tôi chán vì nghĩ, nếu như bố mẹ chồng mà không hài lòng về con dâu, chắc chắn tôi chẳng thể sống yên trong cái nhà này. Tôi sợ nhất là điều tiếng nàng dâu mẹ chồng.
Trước giờ tôi luôn nói với anh như vậy, tôi chỉ sợ mẹ anh không ưng tôi rồi nảy sinh mâu thuẫn… Về nhà chồng, ánh mắt đầu tiên tôi dè chừng chính là mẹ. Tôi nhìn mẹ len lén xem mẹ có để ý gì không. Cái đêm ấy, tôi thật sự mất ngủ, gần như lúc nào cũng trằn trọc nghĩ là, sáng hôm sau phải dậy thật sớm, không được ngủ quên, dậy quét sân, dọn dẹp nhà cửa, dậy quét nhà, rồi dọn dẹp bát đũa. Nói chung, tôi có cảm giác ngày đầu phải thật hoàn hảo, không được xảy ra sai sót gì.
Trước giờ tôi luôn nói với anh như vậy, tôi chỉ sợ mẹ anh không ưng tôi rồi nảy sinh mâu thuẫn… Về nhà chồng, ánh mắt đầu tiên tôi dè chừng chính là mẹ. (ảnh minh họa)
Khi tôi dậy cũng là lúc trời sáng, vậy mà thật lạ, thấy nhà cửa gọn gàng, sân sướng sạch tinh tươm, mẹ tôi thì đang quét ngõ. Thấy tôi mắt nhắm mắt mở, mẹ gọi với vào &’lên mà ngủ đi, mẹ dọn cho, có gì đâu, mới sáng sớm dậy làm gì’. Tôi cười hiền, bảo &’vâng ạ’. Nhưng mà tôi lén vào trong nhà, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà…
Lúc xong xuôi mẹ tôi bảo, &’mới về, mệt, cứ nghỉ đi. Cưới xin thế này con phải nghỉ vài hôm mới lại sức được, dạo này mẹ thấy con gầy đi so với cái hồi về đây chơi đấy’. Nghe mẹ nói, tôi cứ thấy xúc động. Nhìn xuống, thấy mẹ đi chân đất, mặc cái quần xa-tanh của các cụ ngày xưa, ống cao ống thấp, nhìn mẹ tội.
Lại nhớ đến hình ảnh của mẹ tôi ở quê. Nhà tôi cũng là gia đình nông nghiệp thôi. Ngày còn bé, tôi nhớ cái cảnh tuốt lúa, mấy đứa tôi cứ nhảy lên đống lúa rồi nghịc nghịch mà không sợ bị ngứa người. Mẹ tôi nói mãi không được vì chúng tôi bướng, mẹ lại cầm cái đòn gánh gánh lúa, đuổi chúng tôi mấy vòng ở sân. Bọn trẻ như chúng tôi khoái chí lắm vì có người đuổi, chạy nhanh, khỏe, còn mẹ thì thở hổn hển, mệt… Tôi thương mẹ nhưng ngày đó còn bé quá, biết gì đâu…
Ở quê, chúng tôi có con gọi là con cáy, người ta hay bắt hay câu về làm mắm, ăn với rau muống luộc thì ngon cực kì. Tôi thích món ấy lắm, chỉ là từ ngày lên thành phố học, xa món ấy rồi người ta cũng mua mắm nhân tạo nhiều, tôi không còn được ăn nữa, vẫn nhớ hương vị xưa…
Mẹ tôi khi đó đã nhiều tuổi. Sinh tôi là con út trong nhà lại là đứa sinh muộn nên tôi so với mẹ chênh lệch gần 4 chục tuổi. Tôi nhìn mẹ gầy còm, có khi lại ốm yếu, tôi thương mẹ lắm. Khi tôi đi học, răng mẹ đã rụng gần hết, bảo mẹ cắm răng giả mà mẹ không chịu, mẹ bảo vướng khó ăn, thế này quen rồi. Nhìn mẹ tôi xót xa trong lòng.
Video đang HOT
Mẹ tôi khi đó đã nhiều tuổi. Sinh tôi là con út trong nhà lại là đứa sinh muộn nên tôi so với mẹ chênh lệch gần 4 chục tuổi. (ảnh minh họa)
Lấy chồng, mẹ khóc lắm… Mẹ thương tôi lấy chồng xa, sợ tôi có khổ sở gì mẹ không quan tâm được. Tôi cũng khóc ròng suốt mấy ngày gần cưới… Thật ra, tôi biết mẹ thương tôi và tôi cũng thương mẹ cỡ nào.
***
Hôm nay, nhìn hình ảnh người mẹ chồng cũng tất bật như mẹ tôi, chân lấm tay bùn nhanh thoăn thoắt dọn dẹp nhà cửa, tôi xúc động vô cùng. Tiền cưới, mẹ chẳng lấy đồng nào, mẹ bảo cho chúng mày mang lên thành phố mà lo cuộc sống. Tôi cứ biếu mẹ mãi, mẹ không nhận. Tôi ngại, cuối cùng phải mua quà biếu bố mẹ.
Chồng tôi tính vô tư, bảo tôi mệt thì cứ nghỉ nhưng tôi không dám, dậy cơm nước tinh tươm. Mẹ tôi thấy tôi có triệu chứng ốm lại mắng, “con cứ lên nhà nghỉ, mấy chuyện này mẹ làm quen rồi. Bao năm nay mấy đứa con gái thì đi lấy chồng hết, con trai thì lập nghiệp trên thành phố, chúng mày cưới nhau mới ở lại vài ngày, mẹ vui không hết nữa là, sợ gì mẹ vất vả. Mẹ cơm nước cho các con ăn, ngon lắm!”.
Tôi thấy an lòng vì những câu nói của mẹ. Bữa cơm ấy, tôi thật sự ngạc nhiên, có mắm cáy và rau muống luộc. Tôi gắp một miếng, ăn thấy ngon, ngấm vào tận trong lòng giống như tình cảm tuổi thơ trở lại. Nước mắt tôi rơm rớm khi nhớ về người mẹ ruột của mình. Rồi tự nhiên, mẹ hỏi &’con làm sao thế, khóc à?’. Tôi òa lên, khóc nức nở. Tôi bảo &’món này y như món con được ăn ngày bé, mẹ con hay làm, con không nghĩ ở nhà mình cũng có. Con xúc động quá mẹ ạ…’. Mẹ tôi cười &’con bé này, có chồng rồi mà như trẻ con ấy nhỉ? Ờ, con thích thì mẹ sẽ làm cho con’…
Kể từ hồi đó, khi tôi xa nhà, mẹ chồng tôi tháng nào cũng gửi lên cho tôi 1 chai mắm cáy để tôi chấm với thịt và rau muống. Chồng tôi chẳng quen, chỉ có mình tôi ăn vì tôi đã gắn với nó suốt tuổi thơ mình. Mẹ đẻ tôi giờ bận rộn, lại còn sức yếu, chẳng làm nổi. Thi thoảng, tôi toàn gửi về biếu mẹ đẻ 1 chai, bảo là mẹ chồng biếu, mẹ tôi mừng lắm!
Tôi nhớ cái cảnh mỗi lần về, mẹ chạy sang hàng xóm mua quả mít, rồi chạy ra vườn chặt buồng chuối cho hai mẹ chồng mang lên, tôi vui lắm. (ảnh minh họa)
Thi thoảng không được về thăm mẹ đẻ, về quê chồng, tôi lại có cảm giác bình yên như quê mình vậy. Mẹ chồng tôi giống như mẹ ruột của chính tôi. Tôi chẳng còn giữ ý hay sợ mẹ nữa, sống như con gái trong nhà. Giỗ chạp, tôi thường gọi về dặn mẹ trước là đặt cỗ nếu như nhà đông. Bây giờ đông người thì cứ đặt cỗ, người ta làm giúp mình, mẹ đỡ vất vả. Tôi cũng lo tiền nong giúp mẹ, không để bố mẹ phải bận tâm. Ban đầu mẹ chưa quen nhưng sau mẹ cảm thấy, cách của tôi rất hay, và mọi người cũng bớt vất vả…
Tôi có mua biếu mẹ chiếc áo mới, mẹ cũng chẳng dám mặc. Người già là vậy nên lần nào tôi cũng gọi điện bảo &’hôm nay mẹ diện áo mới đi, con lại mua cho mẹ cái khác rồi’. Mẹ tôi cười hề hề trong điện thoại nhưng về chẳng thấy mẹ mặc gì. Tôi lại phải lấy ra, bắt mẹ mặc mẹ mới chịu. Cái vẻ ngượng ngùng khi mặc áo mới của mẹ thấy hay hay. Mẹ bảo &’bao năm chân lấm tay bùn, quần áo ở quê nhựa chuối quen rồi, mẹ mặc không quen’. Tôi nhìn mẹ thấy thương và quý mẹ vô cùng…
Con cái xa nhà, thi thoảng về thăm bố mẹ quý lắm. Mẹ nào chẳng thương con. Tuy là con dâu trong nhà, lại có rất nhiều chị em chồng nữa, nhưng tôi luôn được mẹ cưng vì tôi luôn giống như con gái của mẹ. Vả lại, xuất thân từ nông thôn nên tôi hiểu những cảm xúc giống như ngày tôi ở cùng mẹ đẻ. Nhà chồng tôi và nhà mẹ đẻ xa nhau nên tôi ít về quê mình được, chỉ về nhà chồng nhiều nhưng mà, tôi vẫn có cảm giác bình yên.
Tôi nhớ cái cảnh mỗi lần về, mẹ chạy sang hàng xóm mua quả mít, rồi chạy ra vườn chặt buồng chuối cho hai mẹ chồng mang lên, tôi vui lắm. Nhìn mẹ như vậy, tôi thấy đúng là có cảm giác bình yên. Thật sự, tôi đã quá may mắn rồi, quá may mắn vì có được người mẹ chồng tốt… giống như mẹ đẻ của chính tôi.
Theo Khampha
Mẹ chồng tôi, người đàn bà cô đơn
Trong cuộc sống hàng ngày bà rất tỉ mẩn. Từng chiếc bát, cốc, chén, thìa đũa, chỗ nào để chỗ đó, quần áo cũng phải rất gọn gàng.
Người xưa có câu: "Chòng chành như nón không quai; Như thuyền không lái, như gái không chồng". Làm người phụ nữ, suốt đời không biết tới sự êm ấm vòng tay của một người đàn ông mỗi đêm. Mùa lạnh cũng như mùa nóng, chỉ một mình gối tay mình trong nỗi cô đơn triền miên như thế, làm sao tránh khỏi cái cảm giác tủi hờn và bất an trong cuộc đời này.
Ngày nay, các cô gái có cá tính, hoặc cũng có thể do hoàn cảnh xô đẩy mà chịu chấp nhận làm mẹ đơn thân. Nhưng vài thập kỉ trước, làm mẹ đơn thân khó hơn gấp ngàn lần, tủi cực hơn rất nhiều. Người phụ nữ phải gồng mình lên trước bao nhiêu con mắt soi mói, gièm pha, khinh thường của thiên hạ.
Ngày biết người yêu mình sinh ra trong một gia đình chỉ có hai mẹ con. Thanh không có chút nào đắn đo vì điều đó. Thanh càng yêu Hải nhiều hơn. Muốn bù đắp cho anh những tình cảm thiếu hụt đó, mong mang tới cho anh cái cảm giác ấm áp của một gia đình đầy. Hải thường ôm Thanh vào lòng nói: Mẹ anh ở một mình nhiều, nên khó tính lắm! Em sợ không? Thanh cười: Em sẽ tốt với mẹ! Vì em yêu anh!
***
Ngày cưới nhau, Hải đi làm xa, chỉ còn Thanh ở lại nhà với mẹ chồng. Hai người phụ nữ chưa từng ở cùng nhau một ngày nào bỗng dưng thành người trong một nhà. Mẹ chồng Thanh cũng hết sức nhẹ nhàng với nàng dâu mới, nhưng Thanh vẫn thấy có chút gì đó gượng ngạo!
Những buổi tối đầu, Mẹ chồng sợ Thanh ngủ một mình nhà lạ, nên bà ngủ cùng cho Thanh yên tâm. Nhưng suốt những đêm ấy, mẹ chồng nàng hầu như không ngủ được. Đêm bà cứ lục sục, rồi trở mình liên tục khiến Thanh cũng mất ngủ. Mấy ngày sau, lựa lúc hai mẹ con ăn cơm, Thanh hỏi: Mẹ không ngủ được sao? Bà cười: ừ, Mẹ ngủ một mình quen rồi, có thêm người lại khó ngủ. Thanh nhìn mẹ chồng dịu dàng: Mẹ không phải lo cho con đâu, mẹ cứ ngủ ở nhà ngoài, con ngủ một mình cũng không sao! Con đi học, ngủ một mình cũng quen rồi mẹ ạ. Từ hôm đó hai mẹ con ngủ riêng. Có vẻ mẹ chồng Thanh ngủ ngon hơn. Bao nhiêu năm, ngủ một mình, có lẽ bà quen rồi.
Từ hôm đó hai mẹ con ngủ riêng. Có vẻ mẹ chồng Thanh ngủ ngon hơn. Bao nhiêu năm, ngủ một mình, có lẽ bà quen rồi. (ảnh minh họa)
Trong cuộc sống hàng ngày bà rất tỉ mẩn. Từng chiếc bát, cốc, chén, thìa đũa, chỗ nào để chỗ đó, quần áo cũng phải rất gọn gàng. Nhà cửa cũng phải sạch sẽ từ trong ra ngoài, bà không thích lôi thôi, luộm thuộm. Mọi thứ trong nhà nhất nhất phải làm theo ý bà... Lâu dần, Thanh nhận ra, mẹ chồng mình vì sống một mình quá lâu, nên khi có một người khác bên cạnh, bà vẫn không thể nào sửa được thói quen sống theo ý mình và làm theo ý của riêng mình. Người khác động vào là không yên tâm. Cái gì cũng phải tự tay mình làm. Thảo nào Hải nói mẹ anh khó tính!
Thanh thấy, ngay cả khi ốm đau cũng vậy, dù chỉ có hai mẹ con ở nhà với nhau, nhưng ít khi thấy bà nhờ Thanh việc gì riêng cho bản thân. Ốm bà tự mua thuốc, tự nấu cháo, tự chăm sóc bản thân. Trừ khi bà quá mệt không thể làm được bà mới nhờ tới Thanh. Bà vốn không quen dựa dẫm vào người khác bao giờ. Thanh cũng chỉ biết lặng lẽ mua các loại thuốc mà bà vẫn hay dùng để sẵn trong nhà, để khi ốm bà không pahir đi ra ngoài nữa.
Có lần có khách tới nhà, Thanh có pha trà mời khách, khách vừa về, đã thấy mẹ chồng cầm ấm chén đi cọ rửa, Thanh còn nghe thấy bà lẩm bẩm: ghét nhất là uống chè, chén chiếc là cứ bám hết cả vàng khè. Thì nhà có khi nào có đàn ông đâu, thỉnh thoảng có mấy bà hàng xóm sang chơi thì ngồi uống nước trắng thôi.
Đặc biệt là chuyện tiền nong, bà rất chặt chẽ. Không mấy khi Thanh thấy bà chi tiêu hoang hay cho ai đồng nào. Thanh cũng không trách bà, người phụ nữ một mình gánh vác gia đình, không có chỗ dựa, cảm giác chông chếnh ấy buộc bà phải thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm cho bản thân. Thỉnh thoảng, cuối tháng lĩnh lương, Thanh lại đưa cho bà một ít coi như tiền quà bánh. Bà vui lắm!
***
Những khi hai mẹ con nàng xin phép về ngoại chơi ít hôm, khi nào mẹ chồng nàng cũng nói: Ừ, về mà chơi với ông bà. Mẹ ở một mình quen rồi, có sao đâu.
Những khi hai mẹ con nàng xin phép về ngoại chơi ít hôm, khi nào mẹ chồng nàng cũng nói: Ừ, về mà chơi với ông bà. Mẹ ở một mình quen rồi, có sao đâu. (ảnh minh họa)
Nhưng rồi, mỗi lần về như thế Thanh nhận ra mẹ chồng nàng gầy hơn, hỏi bà thì bà bảo mấy hôm nay tự dưng mất ngủ, lại không ăn được nên thế. Xong Thanh biết, vì bà nhớ con cún và nàng. Ở gần nhau lâu, dù mẹ chồng vẫn giữ những nếp sống một mình như xưa, nhưng bà lại quen có cún và nàng ở nhà, tối đến cùng nhau quây quần bên mâm cơm, rồi hai bà cháu lại chơi đùa, tiếng nói cười của trẻ nhỏ luôn khiến người ta ấm lòng hơn. Có hôm, cún lại ngủ cùng với bà. Tự dưng nàng và con đi, căn nhà trở lại vắng vẻ và lạnh lẽo, cái cảm giác lầm lũi một mình có lẽ khiến mẹ chồng nàng bất an, buồn bã.
Ngày xưa, mẹ chồng Thanh ở một mình mãi quen rồi, con trai thì đi học suốt trong trường quân đội ít về, học xong lại công tác xa nhà nên không có thời gian nào ở nhà cũng mẹ lâu. Khi người ta đã sống quen với nỗi cô đơn, thì người ta không còn nhận ra sự thiếu thốn của mình, nhưng một khi, nó được lấp đầy, được xóa nhòa đi, thì khi gặp lại nó, người ta dễ sợ hãi hơn trước kia rất nhiều, thậm chí, là không thể chịu đựng được. Người ta đã được sống trong sự ấm áp, thì không ai muốn quay lại cuộc sống cô độc lạnh lùng. Vì thế, dù mẹ chồng Thanh không nói ra, nhưng nàng biết, những ngày sống một mình khi mẹ con nàng vắng nhà, cảm giác bất an và cô đơn tuổi già khiến mẹ chồng nàng cảm thấy buồn tủi.
***
Dù Thanh và mẹ chồng ít nói chuyện và tâm sự cùng nhau, bà không quen chia sẻ. Nhưng cùng là phụ nữ nên nàng biết, tận sau trong trái tim người đàn bà ấy là một tình yêu dịu dàng và bao dung vô cùng của một người đàn bà vốn chịu nhiều thiệt thòi và mất mát trong cuộc đời. Người đàn bà ấy đã không sợ nghèo khổ, không sợ khó khăn, thậm chí đã chấp nhận cô đơn khi còn trẻ để nuôi chồng nàng khôn lớn trưởng thành, nhưng bà sợ sự cô độc lúc tuổi già.
Mỗi khi hai mẹ con đi đâu xa một vài bữa, khi trở về, bắt gặp ánh mắt rạng rỡ và niềm vui sáng bừng trên khuôn mặt già nua hằn in đầy những dấu vết của thời gian và vất vả ấy, Thanh cũng có cảm giác, mình đã thực sự trở lại ngôi nhà của chính mình, trái tim nàng cũng cảm thấy ấm áp hơn. Bởi ít ra, nàng cũng đã có thể giúp mẹ chồng nàng, một người đàn bà cô đơn bớt cô đơn hơn trong những năm tháng tuổi già.
Theo Khampha
Tôi coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình Tôi sống ở nhà chồng 4 năm, cho đến tận bây giờ, con tôi đã lớn, mẹ vẫn đối xử với tôi tốt như vậy. Nói như vậy chắc hẳn nhiều chị em sẽ &'ném đá' tôi vì họ cho rằng, tôi là một đứa con bất hiếu. Mẹ chồng &'khác máu tanh lòng', người ta vẫn bảo vậy và họ tin là,...