Chuyện về một ‘Thị trấn Pháp ngủ quên’ giữa rừng Ba Vì
Không nhiều người biết, lẩn khuất giữa Vườn Quốc gia Ba Vì hiện còn có khoảng 200 phế tích là những dấu tích về một thị trấn Pháp từ gần một thế kỷ trước.
Dấu tích nhà thờ Pháp trên núi Ba Vì. Ảnh: CN.
Thị trấn Pháp giữa rừng Ba Vì gần 100 năm trước…
Đầu tháng 9 vừa rồi, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Phát triển giá trị phế tích của Vườn quốc gia Ba Vì”.
Đó có thể xem là một “Hội nghị Diên Hồng” nhằm mục đích lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà nghiên cứu lịch sử, các chuyên gia bảo tồn, kiến trúc, ngoại giao và nhiều chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước để xây dựng các giải pháp bảo tồn bền vững, đầu tư phát triển tài nguyên thiên nhiên đúng pháp luật, đúng mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, phục vụ quy hoạch kiến trúc lịch sử văn hóa cũ, hiện tại và tương lai cho Thủ đô Hà Nội.
Nói cách khác, đang có một quyết tâm rất lớn nhằm đánh thức “ người đẹp ngủ giữa rừng Ba Vì” suốt gần một thế kỷ qua.
Sẽ còn nhiều vấn đề phải bàn, tuy nhiên, những tư liệu, hồ sơ, quyết định, bản vẽ quy hoạch, kiến trúc… lần đầu tiên được công bố trong triển lãm phục vụ buổi tọa đàm hôm đó đã khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn tiếc nuối.
Hóa ra, đã từng có một thị trấn, một khu đô thị, từng có những biệt thự nghỉ dưỡng, trang trại, đồn điền và cả những căn cứ quân sự hiện hữu ở Ba Vì mà việc quy hoạch, xây dựng khiến hậu bối hàng trăm năm sau vẫn phải trầm trồ.
Tiếc rằng, những kiến trúc đó, bây giờ đang là những phế tích, hoặc nằm đâu đó dưới những lớp thảm thực vật đã hàng trăm năm, hoặc bị rêu phong rừng già phủ kín.
Thống kê chưa đầy đủ có khoảng gần 200 công trình nằm rải rác tại các điểm cao 400m, 600m, 700m, 800m, 1.000m thuộc khu vườn quốc gia có diện tích rộng gần 10,8 nghìn ha. Mỗi một công trình là một câu chuyện vừa kỳ bí lại vừa thú vị, không đơn thuần là câu chuyện lịch sử về một vùng đất vốn đặc biệt nổi tiếng tâm linh.
Cô nhi viện được người Pháp xây dựng bây giờ chỉ còn là phế tích. Ảnh: CN.
Trước khi bàn đến giải pháp “đánh thức” thị trấn Pháp giữa núi rừng Ba Vì đã có nhiều đoàn khảo sát lên những nơi mà viên Công sứ Pháp ở Sơn Tây G.Tucat đầu thế kỷ 20 đã mô tả: “Ba Vì lôi cuốn bởi sự huyền bí. Đây là nơi lý tưởng của những cuộc thám hiểm rừng hoang sơ và hầu như không có một con đường mòn nào… Núi rừng là nơi thần tiên của khách”.
Những dấu tích về một thị trấn Pháp, một khu đô thị giữa rừng Ba Vì qua hàng trăm năm vẫn còn lưu dấu khá rõ.
Kia, ở cốt cao hơn 600m là dinh thự của một viên đại tá người Pháp nhìn xa như một cái lô cốt khổng lồ nhô lên khỏi mặt đất, nhưng bên trong là cả một quần thể kiến trúc độc đáo với nền móng của rất nhiều căn phòng, lối đi, cửa thoát hiểm… được bài trí khoa học.
Dinh thự có vị trí đắc địa nằm tại cốt 700m lưng tựa đỉnh Ngọc Hoa, phía trước có tầm nhìn thẳng xuống sông Đà và một phần thị xã Sơn Tây. Một lối đi chính dành cho gia đình Đại tá, lối đi phụ cho đoàn tùy tùng và người giúp việc. Lối kiến trúc bờ tường dày, sàn nhà cao tới 4m như muốn thể hiện sự bề thế và kiên cố của khu dinh thự.
Kia, cao hơn 100m nữa là những dấu tích mà theo tài liệu lưu trữ vốn là những căn biệt thự được xây dựng vào khoảng những năm 1935 – 1939. Hiện vẫn còn một sân cỏ rộng lớn phục vụ cho sở thích cưỡi ngựa cũng như tổ chức các hoạt động thể thao của tầng lớp giàu có một thời.
Và đây, ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Bây giờ khu nhà thờ chỉ còn lại cái khung với bức tường được phủ rong rêu thời gian. Hình ảnh giáo đường âm u giữa cỏ cây khiến cảnh vật như được phủ lên một mầu hoài cổ xa xăm. Tuy nhà thờ đã đổ nát nhưng vẫn giữ được dáng vóc cổ điển.
Dấu tích dinh thự nhà Đại tá. Ảnh: CN.
Ở khu trại hè, ẩn hiện trong màu xanh của cây lá là khu nhà bếp nay chỉ còn bức tường và ống khói. Đã hơn 80 năm từ khi xây dựng nhưng bức tường vẫn còn kiên cố, mấy ống khói vẫn còn nguyên vẹn hình hài, chỉ có điều giờ chúng là nơi sinh sống của các loài cây cổ thụ đã rất già nua.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là một ngôi nhà rộng chỉ còn nền xi măng, vốn là nhà tập trung của trại hè, với những bức tường dù nằm lẫn trong cây cỏ vẫn toát lên vẻ đẹp kỳ lạ.
Một công trình khác cũng khá tiêu biểu của người Pháp xây ở cốt 800m là khu cô nhi viện với những ô cửa, mái vòm. Và không chỉ có nhà thờ, khách sạn, biệt thự, trong nhiều tư liệu để lại cho biết người Pháp còn cho xây dựng cả một sân bay lên thẳng và nhà điều hành ở cốt 1.100m…
Tất cả những phế tích ở Ba Vì đều trùng khớp với những tư liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Theo bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm, với khối lượng hàng nghìn trang tài liệu hành chính và các bản đồ quy hoạch và bản vẽ thiết kế về thị trấn Pháp ở Ba Vì có thể từng bước “vẽ” lại lịch sử Ba Vì từ gần 100 năm trước đến nay.
Cụ thể, từ cuối thế kỉ 19 người Pháp đã đến Sơn Tây cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc khác vì mục đích quân sự, trấn áp các cuộc nổi dậy của các nghĩa quân người Việt ở phía Bắc, đặc biệt trên núi Ba Vì.
Đến đầu thế kỉ 20, đã dần có sự xuất hiện của các điền chủ người Âu, trong đó, người được ghi nhận là có trang trại và đồn điền sớm nhất trên núi Ba Vì là ông Marius Borel vào năm 1916 ở độ cao cốt 400m. Đồn điền Borel khá rộng lớn và có nhiều khu khác nhau trên toàn tỉnh Sơn Tây thời kì đó.
Bản đồ Quy hoạch Khu nghỉ dưỡng cốt 1.000m của Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn năm 1943.
Năm 1943, Khu nghỉ dưỡng cốt 1.000m được quy hoạch theo Nghị định số 2815 ngày 5/4/1943 của Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn và thông báo bản đồ quy hoạch khu nghỉ dưỡng này. Khu nghỉ dưỡng cốt này gồm 2 khu đất phân lô và được quy hoạch chi tiết theo hai nghị định năm 1943. Các bản đồ, văn bản pháp quy và bản đồ quy hoạch, bản đồ phân lô hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Ngoài ra, tài liệu lưu trữ còn cung cấp các chi tiết về phân lô, đấu giá đất, quy định về xây dựng và kiến trúc cho khu nghỉ dưỡng. Để phục vụ quá trình quy hoạch khai thác, chính quyền Pháp đã điều tra, nghiên cứu khá chi tiết về các điều kiện về lịch sử vùng đất, địa lí, thời tiết, dân cư, thổ nhưỡng…
“Sau nhiều năm, các công trình hầu như không còn hoặc chỉ còn lại dấu tích ở nơi đây. Các dấu tích mà hiện nay đang được coi là phế tích trên đỉnh Ba Vì là một những di sản cần được trân trọng và phát huy giá trị cho các thế hệ, không thể để chúng mãi là các phế tích, không để Ba Vì bị bỏ quên”, Giám dốc trung tâm lưu trữ Quốc gia I trăn trở.
Trải nghiệm quá khứ chính là ký ức tương lai
“Giải quyết câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển hay khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì chắc chắn là một bài toán khó. Tuy nhiên trên thế giới bài toán này đã có lời giải rất phổ biến và hiệu quả. Họ đã phát triển, cải tạo các phế tích cũ để thu hút cộng đồng đến hưởng thụ và tìm hiểu trực quan những dấu ấn của lịch sử, văn hóa.
Đó là một cách làm thiết thực để quá khứ không còn chỉ nằm trên giấy”. Đó là những suy ngẫm của nhà sử học Dương Trung Quốc, một người rất quan tâm đến lịch sử và giá trị của những phế tích về thị trấn Pháp ở Ba Vì.
Câu chuyện làm thế nào để vừa bảo tồn vừa có thể phát huy được giá trị của “nàng công chúa ngủ trong rừng Ba Vì” đã khiến nhà sử học luôn trăn trở.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam thời thuộc địa là ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, nhưng cũng có thể coi nền văn minh của nước Pháp đã làm thay đổi vùng đất Ba Vì là một điều may mắn.
Và những tìm tòi, nghiên cứu của nhà sử học không chỉ thể hiện một Ba Vì cực kỳ ấn tượng với người Pháp về nghỉ dưỡng mà còn mang những giá trị khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nặng lòng với những phế tích ở Ba Vì. Ảnh: CN.
Ông Dương Trung Quốc khẳng định, khi còn là Thống sứ Bắc kỳ, Paul Bert đã mời nhà thực vật học Pháp danh tiếng Balansa đến khảo sát Ba Vì.
Đó là một nhà khoa học đã từng đi rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á và Bắc Phi. Đã phát hiện và sưu tập được rất nhiều loài, giống mới cho các vườn bách thảo, bảo tàng mà cảm nhận của ông khi khảo sát Ba Vì được gói trong một bức thư gửi cho người thân: “Thảm thực vật ở núi Ba Vì thật là vô tận…
Sau hơn một năm khảo sát, tôi vẫn chưa biết hết các loại thực vật ở đây. Ôi chưa bao giờ thấy một sự đa dạng như vậy! … Bắc bộ chắc chắn là nơi có thảm thực vật đa dạng nhất thế giới…Đây là một xứ sở tuyệt vời…”…
Cũng chính nhà khoa học Balansa được Viên thống sứ Bắc kỳ nhờ cậy sang xứ đảo Java (Indonesia) đưa giống cây Quinquinas về Đông Dương mà nơi trồng thử nghiệm đầu tiên chính là vùng người Dao sinh sống ở dưới chân núi Tản.
Những nghiên cứu của ông Dương Trung Quốc cũng trùng lặp với tài liệu ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I về một nhân vật tên là Marius Borel, một doanh nhân, người trồng cà phê một cách quy mô và khoa học sớm nhất ở Việt Nam, người đã chọn Ba Vì làm nơi lập nghiệp.
Marius Borel nhà canh tác được tặng Bắc đẩu bội tinh và giữ chức Phó Chủ tịch Phòng Nông nghiệp Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ. Trong khi khu vực rừng cây trong lõi Ba Vì được bảo tồn nghiêm ngặt, thì vùng ngoại vi dưới chân núi, cùng với việc quy hoạch trồng cây phủ xanh là việc lập những trang trại trồng trọt và chăn nuôi, khai thác lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất quanh Ba Vì thuộc 2 huyện Tùng Thiện và Bất Bạt.
“Riêng Borel đã lập 13 trang trại rộng tới hơn 2 ngàn ha để chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng trọt các loại hoa màu cung cấp cho Hà Nội. Và dân sinh sống quanh vùng Ba Vì ngày càng đông theo chủ trương của chính quyền khuyến khích việc di dân, khai hoang lập ấp hay đồn điền ở vùng đất cao để thu hút cư dân đồng bằng vốn đông đúc lên sinh sống và lập nghiệp.
Đặc biệt, gắn với tên tuổi của Borel là những đồn điền trồng cà phê mà Balansa đã đưa về thử nghiệm thành công.
Khai thác lợi thế của đất đai và cả nguồn nhân công rẻ, Borel không chỉ mở rộng kinh doanh mà còn thu hút được nhiều người đến đầu tư tạo nên sự trù phú của một miền bán sơn địa vốn hoang sơ. Khởi đầu việc khai phá từ năm 1898 của Marius đến 1940, riêng ở Tùng Thện đã có 31 đồn điền, nhưng chỉ có 2 là nghiệp chủ người Việt”, những tìm tòi của ông Dương Trung Quốc thể hiện.
Thành công của các đồn điền Borel đã khởi đầu cho việc thực hiện mục tiêu của chính quyền là xây dựng một khu dân cư mang tính nghỉ dưỡng. Vào năm 1916, ông chủ đồn điền này được tỉnh Sơn Tây trao 15ha để quy hoạch một khu biệt thự mà tòa đầu tiên là chính của chủ đất. Khu biệt thự ở độ cao 400m ra đời từ đó.
Đến năm 1936, những thay đổi to lớn của công cuộc khai thác thuộc địa và sự hình thành khu quân sự quan trọng nhất ở Bắc kỳ, khiến chính quyền thực dân quyết định sẽ giành một không gian có giới hạn ở độ cao hơn ở cốt 600m phục vụ việc nghỉ dưỡng ưu tiên cho giới quân nhân và các tướng lĩnh.
Và một khu biệt thự nghỉ dưỡng kết hợp với cả nhu cầu phòng thủ khiến tại cốt 600m còn có cả bãi đậu dã chiến cho máy bay và ụ pháo khống chế cả một vùng rộng lớn có vị trí quân sự quan trọng dưới chân núi nhìn về ngã ba sông ở Bạch Hạc…
Đừng để phế tích ở Ba Vì chìm vào quên lãng… Ảnh: CN.
Bước ngoặt lịch sử mở ra và được đánh dấu bằng sự tàn lụi của khu nghỉ dưỡng đẹp đẽ này. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bảo vệ nền độc lập bùng nổ. Những biệt thự do người Pháp xây dựng ở Ba Vì, trải qua cuộc chiến đã trở thành phế tích.
“Ba Vì đã trở thành một khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt của nhà nước và sự hỗ trợ giám sát bảo tồn của thế giới. Câu chuyện còn lại là dấu tích những nền nhà rải rác trong rừng sâu, ngoài cốt 400m nay đã thành một thị tứ khá sầm uất nhưng cũng vô cùng bừa bộn.
Ứng xử như thế nào để phục hồi lại những gì đã từng có nhưng để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của những người Việt Nam năm xưa khó đến được chốn này? Làm sao để du khách thế giới biết được một khu nghỉ dưỡng đẹp đẽ từng được xây dựng ở nơi đây với những câu chuyện lịch sử thăng trầm của những người cũng từ phương xa tới dựng lên chỉ để phục vụ cho chính họ…
Với sự thận trọng từng bước đã và đang được chính quyền, các cơ quan chuyên môn cùng một số nhà đầu tư tâm huyết thử nghiệm với mong muốn sự phát triển luôn đi cùng sự bảo tồn và ngược lại. Chắc chắn để giải bài toán khó ấy, trải nghiệm của quá khứ chính là ký ức của tương lai sẽ giúp chúng ta rất nhiều cùng với sự phụ họa của Mẹ Thiên nhiên và sự phù trợ của thần linh của ngọn núi Ba Vì”, ông Dương Trung Quốc trăn trở.
Hơn ai hết, ông Đỗ Hữu Thế , Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì là một trong những người mong mỏi đánh thức “người đẹp ngủ giữa rừng Ba Vì”. Ông Thế cũng là người đã có những đóng góp trong cuộc hành trình đi tìm những dấu tích của “thị trấn Pháp” khi còn là Trạm trưởng kiểm lâm từ hơn 10 năm trước.
“Phải đánh thức được tiềm năng của các phế tích Pháp ở Ba Vì bởi nếu cứ để như thế thì tiếc lắm. Chúng tôi luôn nghĩ rằng, những cái gì còn hình hài của lịch sử, chứng tích lịch sử thì phải giữ lại để giáo dục truyền thống còn những cái gì phế tích hẳn thì phải xây dựng lại.
Tất nhiên việc xây dựng này phải trên cơ sở tôn trọng quá khứ, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái của vườn quốc gia Ba Vì và có định hướng của các nhà sử học, các nhà khoa học…”.
Đánh thức giấc mơ suối Hoa trên đỉnh Ba Vì
Sau một thời gian chuẩn bị công phu, ngày 9.9 tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã chủ trì tổ chức tọa đàm Phát huy giá trị phế tích Pháp tại núi Ba Vì.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Nhà sử học Dương Trung Quốc và các đại biểu dự tọa đàm
Ứng xử như thế nào với những công trình phế tích đang bị "ngủ quên" trong rừng? Trả lời câu hỏi ấy, tọa đàm đã thu hút tới hơn 150 chuyên gia đầu ngành về kiến trúc, di sản, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử... cùng ngồi lại để đưa ra những nhận định, đánh giá và giải pháp khả thi.
Toàn cảnh tọa đàm
Lần đầu tiên, buổi tọa đàm đã công bố những di sản tư liệu về một thị trấn sầm uất, một khu nghỉ dưỡng mà người Pháp đã kỳ công xây dựng trên núi Ba Vì, tại những độ cao 400m, 600m, 1000m, từ nguồn lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Những tài liệu cho thấy nơi đây không chỉ mang trong mình những giá trị tài nguyên rừng sẵn có, vị trí địa lý và điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, thảm thực vật đa dạng và phong phú mà còn chứa đựng cả một đời sống văn hóa, lịch sử, giá trị tâm linh cách đây gần 100 năm. Sự tồn tại của thị trấn đó được minh chứng bởi cả trăm nền phế tích vẫn còn nguyên lớp tường đổ nát, rêu phong hoang phế, nằm rải rác giữa núi Ba Vì.
Nhiều ý tưởng và giải pháp khả thi được đề xuất
Kể lại hành trình đi tìm lại ký ức của gia đình trên độ cao cote 1000 của núi Ba Vì, họa sĩ , dịch giả Trịnh Lữ, con trai cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc kể câu chuyện cha mình đã mua đất và xây nhà, đưa gia đình sinh sống trên núi cao Ba Vì ngày ấy: " Mới đầu là một nhà lá chừng 50 mét vuông nền để ở tạm. Sau là nhà xây 200 mét vuông nền, bằng cả bê tông, gạch, đá, mái lớp ván gỗ thông phủ nhựa đường . Năm 1944, thời cuộc không yên, việc xây nhà trên núi cao khó khăn về mọi mặt; phải là người rất quyết tâm và yêu Ba Vì lắm mới có thể vượt qua những khó khăn ấy
Với chúng tôi, ký ức về cuộc sống trên Nhà Ba Vì là những câu chuyện bất tận...".
Dịch giả Trịnh Lữ cũng âu yếm nhớ về cách mà cha ông đã gọi cuộc sống trên độ cao cote 1000 ấy là "Cuộc sống Suối Hoa". Với dịch giả Trịnh Lữ, cuộc sống đẹp như mơ này dường như đang thức dậy trên núi thiêng Ba Vì, sau giấc ngủ dài gần một thế kỷ.
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp đề xuất khai thác để làm sống dậy các nền phế tích kết hợp với thảm thực vật trong Vườn quốc gia Ba Vì nhằm phục vụ du lịch, giáo dục trực quan sinh động. Có 5 hướng đề xuất gồm: Phục dựng, chỉnh trang những không gian văn hóa - kiến trúc Pháp nguyên bản trên nền phế tích cũ. Tạo lập không gian kiến trúc mới kết hợp với nền phế tích cũ một cách hài hòa, hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên. Giữ nguyên những phế tích với cây cổ thụ ôm cuốn trên tường. Xây dựng công trình mới bên cạnh phế tích cũ để tăng tính tương phản nhằm tô điểm cho quá khứ- hiện tại. Đầu tư, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên một cách có nội dung và có quy hoạch.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Trần thị Mai Hương nhấn mạnh: "Cho đến năm 1944, khá nhiều công trình đã được xây dựng ở đây. Các hoạt động khai thác du lịch và nghỉ dưỡng đã hình thành. Tuy nhiên, nhiều công trình còn dang dở từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau nhiều năm, các công trình hầu như không còn hoặc chỉ còn lại dấu tích ở nơi đây. Các dấu tích mà hiện nay đang được coi là phế tích trên đỉnh Ba Vì là một những di sản cần được trân trọng và phát huy giá trị cho các thế hệ, không thể để chúng mãi là các phế tích, không để Ba Vì bị bỏ quên".
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ quan điểm bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn : "Giải quyết câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển hay khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì chắc chắn là một bài toán khó. Tuy nhiên, trên thế giới bài toán này đã có lời giải rất phổ biến và hiệu quả. Họ đã phát triển, cải tạo các phế tích cũ để thu hút cộng đồng đến hưởng thụ và tìm hiểu trực quan những dấu ấn của lịch sử, văn hóa...". Cũng theo ông Dương Trung Quốc, đó là cách làm thiết thực để quá khứ không còn chỉ nằm trên giấy. Phương thức này đồng thời tạo nguồn kinh phí để bù đắp phần nào cho việc duy trì và bảo vệ các di tích vốn rất eo hẹp.
Trưng bày các bức ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và thơ mộng của Ba Vì
"Đầu tư thái quá cũng không đúng, để yên cũng không đúng", đưa ra nhận định này, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTSVN nhấn mạnh: Tìm ra phương án và đường đi là nhiệm vụ của thời đại chúng ta hôm nay.
Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn, nếu ai đã đến và thấy những phế tích trong Vườn Quốc gia Ba Vì thì đều biết đó là một câu chuyện cần được cảm nhận để làm giàu thêm giá trị của lịch sử, môi trường, cảnh quan mà chúng ta đang hưởng thụ. Việc phát huy và khai thác nó, làm thức tỉnh nó để phục vụ cộng đồng là hướng đi cần thiết. Cần bảo tồn và khai thác được khí hậu, cảnh quan thiên nhiên ban tặng, bảo vệ rừng nguyên sinh một cách hài hòa tích cực.
Trưng bày các bức ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và thơ mộng của Ba Vì
KTS Lê Thành Vinh cũng tiếp cận câu chuyện ở góc nhìn : "Quan điểm cơ bản trong ứng xử với các phế tích kiến trúc và rộng hơn là với phức hợp cảnh quan di sản vùng núi Ba Vì cần được xác định là: Đánh thức, bảo tồn và phát triển tiếp nối không gian văn hóa đặc trưng của khu vực này. Coi phế tích là một nhân tố quan trọng, xác định các mức độ can thiệp khác nhau, phù hợp với vị trí, đặc điểm, ý nghĩa và tình trạng của từng phế tích và cảnh quan khu vực. Vừa bảo tồn, tôn tạo vừa phát huy giá trị và đáp ứng các nhu cầu văn hóa, xã hội đương đại và tương lai, trong sự điều tiết hợp lý và chặt chẽ".
Báo Văn Hóa liên quan đến những nội dung chủ đề cuộc tọa đàm: Phát huy giá trị phế tích Pháp tại núi Ba Vì cũng đã đăng tải loạt bài "Chuyện kỳ thú trên núi Ba Vì". Tác giả loạt bài, nhà báo Chu Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa viết: Khi xây dựng quy hoạch khu nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì, người Pháp tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản liên quan đến quy hoạch và quá trình xây dựng khu nghỉ dưỡng tại núi Ba Vì gần 100 năm trước. Được đặt trong lòng thiên nhiên hoang sơ, những phế tích rêu phong đang bị thời gian phá hủy. Và những ý tưởng đánh thức phế tích đã được đặt ra.
Triển lãm về các hồ sơ, quyết định, bản vẽ quy hoạch, kiến trúc... mà người Pháp đã xây dựng tại núi Ba Vì
Cũng theo nhà báo Chu Thu Hằng, những bước đi đầu tiên trong dự án bảo tồn và khai thác các phế tích cũ tại Ba Vì được giới khoa học nhìn nhận là đúng hướng. Đó là giữ lại được các dấu tích của dự án nguyên bản của người Pháp, đồng thời khai thác đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu của nó là phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng.
Tại tọa đàm cũng trưng bày một triển lãm về các hồ sơ, quyết định, bản vẽ quy hoạch, kiến trúc... mà người Pháp đã xây dựng tại núi Ba Vì cùng các bức ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và thơ mộng của Ba Vì. Mong muốn Vườn quốc gia Ba Vì sẽ không còn "ngủ yên", các chuyên gia cũng chia sẻ mong muốn Hà Nội sẽ tìm thấy điều mới mẻ ngay trong chính quá khứ của mình.
Thấy gì từ việc Tập đoàn khách sạn quốc tế làm du lịch nghỉ dưỡng tại VQG Ba Vì 'Ý tưởng' xây dựng khu du lịch tại các vườn quốc gia, khu đất có giá trị lịch sử... không phải mới, trước đây, đã từng có những 'mũi dao' tương tự 'xía' vào mẹ thiên nhiên... Tập đoàn khách sạn quốc tế Melia mới đây đã công khai mở đầu ý đồ thực hiện kinh doanh tại Vườn quốc gia (VQG) Ba...
![Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nguoi-chui-qua-cua-taxi-tren-cao-toc-tphcm-trung-luong-co-tam-ly-bat-on-600x432-245-7372360-250x180.webp)
![Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ca-si-lynda-trang-dai-bi-bat-o-my-vi-toi-trom-cap-600x432-460-7372027-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Netizen tiết lộ Uông Tiểu Phi khóc thảm thiết trên máy bay sau khi vợ cũ Từ Hy Viên qua đời](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/netizen-tiet-lo-uong-tieu-phi-khoc-tham-thiet-tren-may-bay-sau-khi-vo-cu-tu-hy-vien-qua-doi-600x432-543-7371507-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tinh-trang-dang-lo-cua-quynh-luong-khi-dang-bau-3-thang-600x432-b41-7372559-250x180.webp)
![Tro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tro-cot-tu-hy-vien-ve-den-dai-loan-gia-dinh-khong-to-chuc-le-vieng-600x432-14b-7372417-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Huế - Đà Nẵng: Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng năm 2025 dành cho du khách Singapore](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/hue-da-nang-top-10-diem-den-nghi-duong-ly-tuong-nam-2025-danh-cho-du-khach-singapore-600x432-4a6-7372487-250x180.webp)
Huế - Đà Nẵng: Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng năm 2025 dành cho du khách Singapore
![Đầu Xuân, lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh chùa Địa Tạng Phi Lai](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/dau-xuan-lac-vao-chon-bong-lai-tien-canh-chua-dia-tang-phi-lai-600x432-3fa-7372485-250x180.webp)
Đầu Xuân, lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh chùa Địa Tạng Phi Lai
![Sắc thắm mai anh đào Đà Lạt níu chân du khách](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/sac-tham-mai-anh-dao-da-lat-niu-chan-du-khach-600x432-1f4-7372483-250x180.webp)
Sắc thắm mai anh đào Đà Lạt níu chân du khách
![Quốc gia tuyệt đẹp với số lượng hồ nhiều nhất thế giới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/quoc-gia-tuyet-dep-voi-so-luong-ho-nhieu-nhat-the-gioi-600x432-3f9-7372479-250x180.webp)
Quốc gia tuyệt đẹp với số lượng hồ nhiều nhất thế giới
![Chùa Mao Xá: Nét bình yên giữa đồng quê xứ Thanh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/chua-mao-xa-net-binh-yen-giua-dong-que-xu-thanh-600x432-dde-7371819-250x180.webp)
Chùa Mao Xá: Nét bình yên giữa đồng quê xứ Thanh
![Bình minh trên những ngọn đồi 'bát úp' ở Bảo Lộc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/binh-minh-tren-nhung-ngon-doi-bat-up-o-bao-loc-600x432-509-7371791-250x180.webp)
Bình minh trên những ngọn đồi 'bát úp' ở Bảo Lộc
![Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/sac-xuan-tren-cao-nguyen-lam-vien-600x432-74f-7371153-250x180.webp)
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên
![Du khách thập phương chiêm bái tượng Phật Quan Âm lớn nhất Đông Nam Á](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/du-khach-thap-phuong-chiem-bai-tuong-phat-quan-am-lon-nhat-dong-nam-a-600x432-e77-7371151-250x180.webp)
Du khách thập phương chiêm bái tượng Phật Quan Âm lớn nhất Đông Nam Á
![Lên 'cao nguyên trắng' Bắc Hà ngắm hoa mận nở](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/len-cao-nguyen-trang-bac-ha-ngam-hoa-man-no-600x432-bdf-7371149-250x180.webp)
Lên 'cao nguyên trắng' Bắc Hà ngắm hoa mận nở
![Hàng ngàn người trẩy hội chùa Keo ở Thái Bình](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/hang-ngan-nguoi-tray-hoi-chua-keo-o-thai-binh-600x432-1b0-7371147-250x180.webp)
Hàng ngàn người trẩy hội chùa Keo ở Thái Bình
![Đầu xuân, về Huế xem hội vật truyền thống làng Thủ Lễ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/dau-xuan-ve-hue-xem-hoi-vat-truyen-thong-lang-thu-le-600x432-808-7371145-250x180.webp)
Đầu xuân, về Huế xem hội vật truyền thống làng Thủ Lễ
![Hành trình phát hiện hồ nước bí ẩn "treo" trên vách hang ở Quảng Bình](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/hanh-trinh-phat-hien-ho-nuoc-bi-an-treo-tren-vach-hang-o-quang-binh-600x432-911-7370875-250x180.webp)
Hành trình phát hiện hồ nước bí ẩn "treo" trên vách hang ở Quảng Bình
Có thể bạn quan tâm
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy
Netizen
23:23:18 06/02/2025![Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tran-thanh-toi-tu-tin-minh-se-lam-ra-bo-phim-ngan-ty-dau-tien-cua-viet-nam-600x432-376-7373122-250x180.webp)
Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"
Hậu trường phim
23:00:44 06/02/2025![Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nhung-canh-giuong-chieu-gay-soc-nhat-trong-phim-han-600x432-d86-7373112-250x180.webp)
Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn
Phim châu á
22:45:39 06/02/2025![Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/chong-tu-hy-vien-chinh-thuc-tuyen-chien-voi-chong-cu-nu-dien-vien-noi-1-cau-ve-khoi-tai-san-khien-dan-mang-day-song-600x432-630-7373106-250x180.webp)
Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!
Sao châu á
22:31:57 06/02/2025![Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nguoi-dan-ong-cuu-duoc-con-meo-da-kinh-ngac-khi-biet-su-that-ve-sinh-vat-nay-600x432-1fe-7373098-250x180.webp)
Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này
Lạ vui
22:24:48 06/02/2025![Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/chang-trai-hai-duong-cao-188m-thi-nam-vuong-du-lich-the-gioi-600x432-d56-7373095-250x180.webp)
Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới
Sao việt
22:20:57 06/02/2025![Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/vo-ryan-reynolds-lai-bi-kien-doi-boi-thuong-7-trieu-usd-600x432-b14-7373087-250x180.webp)
Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD
Sao âu mỹ
22:06:38 06/02/2025![Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/thay-giao-gap-canh-con-anh-con-em-voi-vo-kem-tuoi-khien-hong-van-xot-xa-600x432-6cd-7373080-250x180.webp)
Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa
Tv show
22:04:02 06/02/2025![Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ha-noi-thieu-nien-bi-dam-nhap-vien-tai-le-hoi-chua-dau-600x432-a9e-7373081-250x180.webp)
Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu
Pháp luật
22:03:56 06/02/2025![Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/hoc-sinh-thpt-o-dong-nai-cho-ban-vay-nang-lai-cao-gap-12-28-lan-lai-ngan-hang-600x432-cfe-7373072-250x180.webp)
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng
Tin nổi bật
22:02:22 06/02/2025![Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tu-dau-ong-trump-dua-ra-tuyen-bo-tao-bao-ve-tiep-quan-gaza-600x432-09b-7373068-250x180.webp)