Chuyện về một gia đình 20 năm làm người mẫu tung chài trên sông
Suốt gần 20 năm qua, trên dòng sông Như Ý, phường Vĩ Dạ (TP. Huế) có một gia đình ngư dân chuyên làm người mẫu tung chài phục vụ cho những nhiếp ảnh gia và những người yêu thích bộ môn chụp ảnh.
Cơ duyên với nghề
Hình ảnh người ngư dân với dáng hình săn chắc tung từng mẻ chài gọn ghẽ, dứt khoát khi đang đánh cá trên sông Hương đã vô tình lọt vào ống kính của những người thợ ảnh chuyên nghiệp và tạo ra những bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp.
Kể từ giây phút đó, công việc quăng chài đánh cá trên sông không chỉ đơn thuần là để mưu sinh nữa mà còn ẩn chứa một vẻ đẹp nghệ thuật mộc mạc, dân dã.
Và rồi, những ngư dân tạo ra hình ảnh đó trở thành những người mẫu bất đắc dĩ mà mọi người vẫn quen gọi vui với cái tên “người mẫu làng chài”.
Nếu ở một nơi khác, khi nhắc đến cái tên “người mẫu làng chài” thì nhiều người sẽ nghe lạ lẫm, nhưng khi đến Huế thì chỉ cần nói đền cụm từ này, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn cho du khách về đến tận nhà của một gia đình chuyên làm cái nghề “lạ” ấy.
Đó đã trở thành cái nghề đáng tự hào của người dân xứ Thần Kinh nói riêng và người dân làng chài Phao Võng, khu vực 5, tổ 14, phường Vĩ Dạ (TP. Huế) nói riêng.
Bởi lẽ đó, chúng tôi tìm về nhà ông Võ Chí Công (85 tuổi) – một người mẫu tung chài nhiều năm của vùng đất này, không mấy khó khăn.
Ông Võ Chí Công say sưa kể về nghề làm người mẫu của mình (ảnh: Lê Kông).
Dù tuổi đã cao và không thể theo những con thuyền đánh bắt cá hay đủ sức để có thể tung từng mẻ chài nặng trĩu làm mẫu ảnh cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng mỗi lần nhắc đến công việc làm người mẫu, ông Công vẫn tỏ ra vô cùng thích thú. Câu chuyện của ông kể về nghề làm người mẫu cứ kéo dài miên man mà không biết khi nào mới kết thúc.
Ông kể, mình bắt đầu theo nghề chài lưới từ lúc 10 tuổi. Công việc của ông cũng như bao người dân chài trong làng khác là đánh bắt con tôm con cá trên sông. Cuộc sống của một gia đình quanh năm phụ thuộc vào sông nước tuy không được khá giả, chỉ đủ để kiếm sống qua ngày, nhưng bù lại rèn luyện cho ông có được sức khỏe dẻo dai cũng một tinh thần lạc quan, yêu đời. Bởi thế mà dù năm nay đã ngoài bát tuần, trông ông vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Trong cả cuộc đời làm nghề chài lưới của mình, ông Công chưa bao giờ nghĩ tới chuyện một ngày nào đó mình sẽ trở thành một người mẫu ảnh.
Nghề đến với ông như một sự tình cờ. Chuyện là, vào một buổi chiều cách đây 18 năm về trước, ông đang tung chài đánh cá trên sông thì nghe trên bờ có tiếng gọi bảo ông tiếp tục tung chài.
Video đang HOT
Lúc quay lại nhìn, ông vô cùng &’dị’ vì thấy có tới 5, 6 ống kính máy ảnh đang chĩa về phía con thuyền của mình. Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, ông cứ tiếp tục công việc quen thuộc của mình.
“Sau khi quăng chài một lúc, tôi có chèo thuyền lên bờ và hỏi mấy người chụp ảnh sao lại bảo tôi làm như vậy. Mấy người kia cười bảo rằng thấy tôi tung chài đẹp nên họ muốn ghi lại hình ảnh đó. Nói rồi, họ có đưa cho tôi mấy chục ngàn bảo rằng đó là tiền để trả công cho việc tôi vừa làm. Thực sự mấy chục ngàn thời điểm đó lớn lắm, có khi tôi đánh cá cả ngày cũng không thể kiếm ra được. Kể từ đó, tôi có thêm nghề mới này”, vừa vê điếu thuốc lá, ông Công vừa kể.
Một nghề không đơn giản
Sau lần tung chài đầu tiên đó, về sau, hết đoàn này tới đoàn khác tìm tới nhà để nhờ ông làm mẫu chụp ảnh. Thời gian thấm thoắt trôi qua, nay ông đã có gần 20 năm thâm niên nghề làm mẫu.
Hiện nay, mặc dù sức khỏe không còn cho phép nhưng mỗi lần nghĩ lại quãng thời gian mình đã trải qua trong cuộc đời, ông vẫn luôn cảm thấy tự hào. Ông bảo, sao mà không tự hào được vì hình ảnh ông tung chài đã có mặt ở rất nhiều nơi, không chỉ trong nước mà còn lan truyền sang cả các nước khác và được nhiều người biết tới.
Mặc dù vậy, trong công việc này ông ít khi đòi hỏi tiền công. Ai trả công ông bao nhiêu cũng được. Tùy theo lòng hảo tâm của những người chụp ảnh có thể trả ông vài trăm ngàn thậm chí chỉ vài chục ngàn nhưng ông vẫn vui vẻ.
Ông cười phán đầy triết lý: “Gần 20 năm qua làm công việc này tôi biết được rằng nghệ thuật không thể nào định giá bằng tiền bạc được”.
Quãng thời gian ông gắn bó với nghề này tuy không dài nhưng cũng không phải là ngắn. 20 năm cũng có thể đủ cho ông cảm thấy có tình cảm với công việc làm mẫu này. Thế nên, trước khi “rút lui vào hậu trường”, ông Công cũng kịp truyền lại niềm đam mê này cho những người con của mình để nó không bị mai một. Trong 3 người con trai được ông truyền dạy thì anh Võ Văn Say (53 tuổi, người con trai thứ của ông Công) là người được ông đánh giá có năng khiếu hơn cả.
Để tạo nên một bức ảnh tung chài đẹp không phải dễ (ảnh: Trang Khánh).
Ông phân tích, việc tung chài đánh cá đã khó như vậy rồi thì tung chài để chụp ảnh nghệ thuật càng khó hơn bội phần. Riêng để có thể tung được chài đánh cá thì người ngư dân phải học từ trước năm 15 tuổi, nếu lớn hơn rất khó mà học được. Công việc tung chài không những đòi hỏi sức khỏe mà cần có sự dẻo và dai. Khi con người càng lớn, các xương khớp sẽ trở nên khô cứng hơn nên rất khó học được tung chài đúng kỹ thuật. Và khi tung chài để chụp ảnh, tư thế tung phải vững, oai phong. Đồng thời, kỹ thuật tung phải uyển chuyển, không cứng nhắc thì mới có một bức ảnh đẹp.
Được biết, đã có rất nhiều người thử sức với công việc này nhưng đa số đều thất bại. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như đơn giản nhưng phía sau đó còn ẩn chứa rất nhiều kinh nghiệm mà chỉ có những người trong nghề như ông Công mới có thể hiểu rõ hết được. Thế nên, cho đến thời điểm hiện tại, người làm công việc này ở Huế chỉ có đếm trên đầu ngón tay. Hàng ngày, họ chỉ là những ngư dân sống cuộc đời dân dã, mộc mạc nhưng trong nghệ thuật, họ là những nhân tố góp phần không nhỏ tạo ra một thương hiệu đậm chất riêng của Huế, của dòng sông Như Ý hiền hòa, thơ mộng.
Trang Khánh
Theo_Người Đưa Tin
Trang Hạ: "Đừng vô tình, vô tâm nữa"
Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: "Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết".
Là nhà văn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn với nhiều phát ngôn gây sốc, mới đây Trang Hạ vừa tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng qua bài viết "Tết là dịp để đàn ông Việt vô tâm nhất trong năm!" Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: "Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết". Và như một cơ duyên, sau khi xem bộ phim ngắn cảm động "Giao thừa của mẹ", Trang Hạ đã ngay lập tức viết tiếp và chia sẻ những suy nghĩ của mình.
Con đường từ "vô tâm" tới "vô cảm"
Bạn ơi, "vô tâm" đang là từ khóa vô cùng hot của mùa Tết này! Nhưng không phải ngẫu nhiên ngay từ khi viết kịch bản trong cơn gió mùa, khi quay clip này từ ngày sang đêm, bối cảnh và câu chuyện đưa về vùng quê Bắc Bộ!
Ở đâu đó có những người phụ nữ tân thời quá sung sướng nên chẳng còn bận tâm tới những người phụ nữ truyền thống đang chật vật sống trong căn nhà của chính mình! Ở đâu đó có cả những người thảnh thơi vô tâm ở bên nỗi niềm của chính những người sống quanh ta.
Nhưng dứt khoát cái rãnh sâu "vô tâm" ấy không nên là của những người thân trong gia đình dành cho người mẹ của mình!
Thế nhưng, ở đâu đó, bạn có đôi cánh là vé máy bay giá rẻ nên bay được ra biển nghỉ Tết, mà quên rằng ít nhất 45% người dân Việt vẫn cắm cúi dưới những mái nhà, những người đàn bà cả đời chỉ biết lo cho chồng con chứ không có cơ hội đặt chân lên cái tàu bay. Nghĩa là mấy chục triệu người cái Tết thảnh thơi chỉ là một ước muốn xa vời!
Và bạn trông chờ tiền thưởng Tết mà quên rằng, có những người phụ nữ làm lụng cả mười tiếng mỗi ngày mà Tết không có thưởng, chỉ có lo toan, và nụ cười chỉ là để cho người thân an lòng!
Nên khi chọn từ khóa đắt giá cho đoạn phim ngắn chào Tết mong thức tỉnh sự quan tâm của mọi người tới mẹ, tới người phụ nữ nội trợ, chúng tôi đã chọn từ khóa "vô tâm".
Từ "vô tâm" tới "vô cảm" chỉ còn cách nhau có đoạn ngắn thôi!
Phim ngắn Tết "Giao thừa của mẹ" do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất đã khơi nguồn cảm xúc để Trang Hạ viết tiếp những trăn trở về người phụ nữ Việt.
Hôm qua có bạn trí thức online còn phản bác Trang Hạ rằng: Tại sao lại nói đàn ông chúng tôi vô tâm? Đàn bà tự bày ra cỗ bàn phức tạp chứ! Tại sao Tết không làm miếng bánh mì thô đơn giản quệt trứng cá tầm với ly vang ngoại là xong! Giò chả bánh mì nem rán làm gì rồi lại kêu ca chê bai đàn ông?
(Chai vang ấy, chắc giá cũng phải ngàn đô, mới xứng với miếng bánh mì thô quệt trứng cá?)
Những cuộc đời sang chảnh không bao giờ nghe nổi tiếng lăn rơi của những giọt nước mắt người đàn bà vất vả, họ chỉ nghe thấy nhã nhạc!
Nói vậy thôi, Trang Hạ chưa bao giờ giận ai và ghét ai, chỉ thấy cảm thương không hết!
Nếu bạn cũng cảm động, cũng cảm nhận được sâu sắc nỗi vất vả cô đơn của người phụ nữ trong chính ngôi nhà mình, trong chính dịp lễ Tết quây quần cùng gia đình, thì cảm ơn bạn!
Nếu bạn nhìn từ những cuộc đoàn tụ mà con cái cắm mặt vào smartphone không rời, những giao thừa mà mọi màn hình đều bật sáng trước mặt mọi người trừ người mẹ, đã ai ngồi im ngắm nhìn mẹ, hay đi theo mẹ trong nửa ngày để xem mẹ đang đi quanh nhà làm những việc gì? Bạn có nhận ra, "vô tâm" đôi khi chỉ là, chúng ta đã mặc nhiên coi sự vất vả của những người phụ nữ là giá trị sống của họ?
"Chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình, vô tâm nữa"
Có thể cô gái trong phim may mắn. Cô ấy có mẹ vẹn nguyên vào phút cuối. Và hiểu ra cuộc sống vô thường đến mức nào.
Nhưng có thể, có những thứ rất quý giá sẽ mất đi vĩnh viễn vào lúc bạn vô tâm với người phụ nữ quan trọng nhất trong gia đình nhỏ bé!
Trang Hạ cùng con trai gói bánh chưng
Năm 2015, Trang Hạ có rất nhiều hoạt động truyền thông để khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng với sự vất vả khi những người phụ nữ gần như bị gắn "xã hội chức" thành "thiên chức".
Bạn cứ yên tâm rằng, phim ngắn này - về Tết - không chạy theo thị hiếu méo mó như những thứ mà xã hội này mong đợi từ truyền thông! Vẫn có một "happy ending" - kết thúc vẹn toàn như những gì chúng ta vẫn luôn mong chờ được đón nhận từ một năm mới!
Có lẽ là, chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình vô tâm nữa!
Được biết, phim ngắn "Giao thừa của mẹ" đã gây nguồn cảm hứng để Trang Hạ viết ra những chia sẻ này là bộ phim do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất.
Có mặt trên thị trường từ năm 2010, Bảo Xuân là sản phẩm giúp chị em phụ nữ Việt chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kéo dài tuổi xuân và gìn giữ hạnh phúc gia đình, bằng cách bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Xuân sản xuất những thước phim ngắn như thế này. Thời gian qua, Bảo Xuân cũng đã làm nhiều bộ phim ngắn hướng tới phụ nữ "nức lòng" người xem, chẳng hạn như phim ngắn "Thư gửi con gái khi về nhà chồng" hay "Người mẹ không bao giờ nói yêu con".
Theo_Eva
Chủ tịch Đường sắt: "Tôi chưa được báo cáo việc mua tàu cũ của Trung Quốc" (!?) Trao đổi với PV Dân trí sáng nay, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - khẳng định: "Tôi chưa được báo cáo về việc mua tàu cũ của Trung Quốc. Tàu mới sử dụng 1 năm tôi cũng không mua chứ đừng nói tàu đã qua sử dụng 20 năm". Phóng...