Chuyện về hướng dẫn viên từng bị khách tây “giận” vì không cho số điện thoại cứu hộ chó
Anh Nguyễn Xuân Chường, người có 9 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, cho biết, từng bị một nữ du khách “giận” gần hết quãng đường về vì không cho cô số điện thoại cứu hộ chó khi cô thấy 2 người đàn ông Việt đang giết thịt chó ven đường.
HDV Nguyễn Xuân Chường từng bị du khách nước ngoài “giận” vì không cho số điện thoại cứu hộ chó. Ảnh: Thành Trung
Khách tây hét lên hỏi số điện thoại cứu hộ chó
Nhớ lại chuyến đi về Ninh Bình với nhóm khách nước ngoài cách nay gần 2 năm, anh Chường vẫn bị ám ảnh bởi ánh mắt của nữ du khách người Mỹ khi nhìn qua cửa kính xe thấy 2 người đàn ông Việt đang giết thịt chó ngay ven đường quốc lộ ở Hà Nam.
Thịt chó được bày bán ở phố Phùng Hưng, Hà Nội. Ảnh: Blog Nguyễn Trương Quý.
“Ngay lập tức, cô ấy hét lên và hỏi tôi có số của cứu hộ chó không làm tôi khá bất ngờ”, anh Chường kể lại.
Sau đó anh Chường phải giải thích lại với nữ du khách rằng có số điện thoại của cứu hộ động vật, nhưng việc ăn thịt chó ở Việt Nam là hợp pháp, cứu hộ động vật ở Việt Nam chủ yếu đối với các động vật hoang dã, quý hiếm. Chó nhà hoặc chó mua, người ta có thể giết thịt.
“Ngay sau câu trả lời ấy, cô gái người Mỹ ngồi phịch xuống ghế, hai vai buông thõng, nước mắt lã chã rơi và những tiếng thở hắt ra khá mạnh”, anh Chường xúc động.
Video đang HOT
Theo HDV người Thái Bình này, 9 năm dẫn khách nước ngoài đây là lần đầu tiên anh gặp phải phán ứng khá mạnh như vậy từ khách tây.
“Trên suốt đoạn đường về, cô ấy không nói thêm câu nào, kể cả với người bạn trai đi cùng. Khi rời xe bước vào khách sạn, cô gái ấy cứ thế lẳng lặng đi vào sảnh và không chào tôi”, anh Chường nói.
Có phải khách tây nào cũng không ăn thịt chó?
Theo anh Chường, suốt thời gian làm HDV du lịch, anh đã từng gặp nhiều thái độ, nhiều hành động rất trái ngược của du khách nước ngoài với việc bán và ăn thịt chó của người Việt.
Theo kinh nghiệm riêng của anh Chường, du khách nước ngoài chia làm 3 nhóm, có nhóm tỏ ra sợ hãi và quá bất ngờ với việc bán và ăn thịt chó của người Việt, nhóm khác lại rất tò mò chủ động hỏi và muốn ăn thử, có nhóm khách thì hoàn toàn vô cảm không quan tâm tới đó là thịt chó hay là thịt gì.
Hai khách tây thưởng thức món thịt chó Việt Nam. Ảnh: MC Đức Long.
Chung quan điểm với anh Chường, HDV Peter Hoang Mai cho biết, trong nhóm bạn tây của anh có một thanh niên người Đức khi tới Việt Nam đã ăn thịt chó và tỏ ra rất khoái món ăn này.
Tuy nhiên, nhiều khách tây khác mà anh từng làm HDV cũng có người tỏ thái độ “sợ hãi” với thịt chó, “nhưng phần lớn họ đều bày tỏ thái độ rất lịch sự”, Peter Hoang Mai nói.
Đồng tình với 2 HDV nói trên, anh Trần Trọng Lưu, Giám đốc Công ty Hara Tour, với hơn 10 năm làm HDV cho khách nước ngoài, cho rằng, việc các du khách phản ứng khi thấy việc bán và ăn thịt chó của người Việt là có.
Tuy nhiên, hầu hết đều bày tỏ thái độ khá lịch sự khi nhắc tới thịt chó vì cho rằng đó là văn hoá bản địa và họ tôn trọng sự khác biệt.
Anh Trần Trọng Lưu (áo đen), Giám đốc Công ty Hara Tour. Ảnh: NV.
“Nhiều nhóm khách nước ngoài anh từng hướng dẫn tour còn chủ động hỏi về thịt chó và muốn được ăn thử. Nhóm khách này thường là những người trẻ ưa khám phá và muốn được nếm thử món ăn nơi họ đến đặc biệt là các du khách tới từ các nước Châu Á”, anh Lưu cho biết.
THÀNH TRUNG
Theo Laodong
6 vòm đá trăm tuổi ở Hà Nội sẽ được đục thông làm không gian đi bộ
Quận Hoàn Kiếm dự kiến đến tháng 9.2018, sẽ cải tạo thí điểm 6 vòm cầu/131 vòm đường sắt từ đầu phố Phùng Hưng đến ga Long Biên để làm không gian đi bộ.
Chiều 6.6, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long thông tin, dự kiến trong tháng 9.2018 cơ quan chức năng sẽ tiến hành cải tạo thí điểm 6/131 vòm đá (đoạn từ phố Hàng Cót đến phố Hàng Giấy) dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng ban đầu sau khi UBND quận phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị tư vấn.
Quận Hoàn Kiếm dự kiến đến tháng 9.2018, sẽ cải tạo thí điểm 6 vòm cầu/131 vòm đường sắt từ đầu phố Phùng Hưng đến ga Long Biên. Ảnh: Việt Linh/Dân Việt
Ông Long cho biết, hiện cơ quan chức năng đang lên các phương án tính toán và chờ phê duyệt chốt kinh phí. 131 vòm đá dưới cầu đường sắt dưới cầu Long Biên là những di sản đô thị cần phải được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch của thành phố.
Việc đục thông vòm cầu sẽ không ảnh hưởng đến các bức bích họa bởi dự án Bích họa trên phố Phùng Hưng là một phần của không gian nghệ thuật sau khi đoạn vỉa hè vòm cầu được chỉnh trang, sửa chữa
Được biết, sau khi đục thông, các vòm cầu sẽ biến thành không gian phố sách, quán cà phê sách, khu vực phục vụ các hoạt động nghệ thuật, hội họa...
Trước đó, trong tháng 8 và 9.2017, TP.Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thống nhất chủ trương nghiên cứu phát huy giá trị đô thị các vòm đá dẫn lên cầu Long Biên.
Đến tháng 10.2017, Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản thống nhất với chủ trương nghiên cứu phát huy giá trị di sản đô thị cầu Long Biên và các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên mà UBND TP Hà Nội đề xuất.
Sau đó, UBND TP.Hà Nội giao nhiệm vụ cho quận Hoàn Kiếm tổ chức phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu triển khai theo quy định.
Đến nay, quận Hoàn Kiếm đang chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị tư vấn khảo sát đánh giá hiện trạng 131 vòm cầu dẫn lên cầu Long Biên.
Trong thời gian chưa cải tạo các vòm cầu, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Quỹ giao lưu văn hóa quốc tế Hàn Quốc và Chương trình định cư con người Liên hiệp quốc vẽ tranh bích họa tại bề mặt 19 vòm cầu, đoạn từ ngã ba Lê Văn Linh - Phùng Hưng đến hàng Cót.
Theo Danviet
Đường tàu hỏa siêu hẹp trong phố cổ Hà Nội thu hút khách Tây Đoạn đường sắt từ phố Điện Biên Phủ tới đầu phố Phùng Hưng (Hà Nội) có hành lang siêu hẹp vì nhà dân san sát hai bên. Thời gian gần đây, nơi này tự phát thành địa điểm thu hút nhiều du khách nước ngoài tới tham quan. Tuyến đường sắt từ ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ) do Pháp xây dựng hơn...