Chuyện về chiếc xe Volkwagen của ông “trùm” thầu khoán Mai Hồng Quế
Trong vỏ bọc của một ông trùm thầu khoán, Mai Hồng Quế đã được tự do lái chiếc xe Volkwagen ra vào các nơi đầu não của Mỹ – Ngụy để nghiên cứu, trinh sát tình hình.
Chiếc xe này cũng đưa các lãnh đạo Quân khu Sài Gòn – Gia Định vào nội thành Sài Gòn để nghiên cứu, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Vào năm 2017, gia đình bà Đặng Thị Tuyết Mai (tức Đặng Thị Thiệp) là vợ của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm Lai và Năm Usom) nhân vật Tư Chung, chủ hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng, đã tặng lại cho bảo tàng Thái Bình chiếc xe Volkwagen, mang biển số EL-6899 của Đức.
Vào năm 2017, gia đình bà Đặng Thị Tuyết Mai (tức Đặng Thị Thiệp) là vợ của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm Lai và Năm Usom) nhân vật Tư Chung, chủ hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng, đã tặng lại cho bảo tàng Thái Bình chiếc xe Volkwagen, mang biển số EL-6899 của Đức.
Chiếc xe olkwagen, mang biển số EL-6899 của Đức – nhân chứng lịch sử trong thời kỳ hoạt động cách mạng của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm Lai, Năm Usom).
Từ lợi thế này, ông đã nắm vững được cách bố trí và sơ đồ di chuyển trong Dinh Độc lập và thu thập tin tức, vẽ sơ đồ, bản đồ các địa bàn chiến lược của địch báo về vùng giải phóng để lên kế hoạch chuyển vũ khí vào nội thành Sài Gòn, chuẩn bị cho trận đánh vào nơi này trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Theo bà Đặng Thị Tuyết Mai, vợ của Anh hùng Trần Văn Lai thì chiếc xe Volkwagen đã hiến tặng bảo tàng Thái Bình được ông Trần Văn Lai mua trước năm 1968 để sử dụng ra vào nội thành hoạt động bí mật.
Trong vỏ bọc của một nhà thầu khoán, ông Năm Lai thường lái chiếc xe này ra vào các nơi đầu não của Mỹ – Ngụy để nghiên cứu, trinh sát tình hình. Đây cũng là chiếc xe trực tiếp chở các lãnh đạo quân khu Sài Gòn – Gia Định như Tư Qùy (Nguyễn Ngọc Lộc), Ba Đen (Thủ trưởng đơn vị biệt động 159, trực tiếp đánh Toà Đại sứ Mỹ), Hai Trí (đơn vị bảo đảm A20), vào nội thành Sài Gòn để điều nghiên, chỉ đạo tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân năm 1968.
Cũng chính dưới tấm nệm và trong lốp dự phòng của chiếc xe này, nhiều bản đồ chiến lược đã được chuyển ra vùng giải phóng, không chỉ phục vụ chiến dịch Mậu Thân 68 mà cả chiến dịch Hồ Chí Minh sau này.
Để chuẩn bị cho trận đánh lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ông Trần Văn Lai đã mua 7 căn nhà gần những mục tiêu ta sẽ tấn công như Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh… Đặc biệt là mua căn nhà số 287 Trần Quý Cáp, gồm 3 căn liền nhau 68, 70, 72 để đào thành một căn hầm chứa vũ khí, rồi sau đó tự lái ba chuyến ôtô chở vũ khí (tổng cộng trên 2,5 tấn). Số vũ khí này đã được sử dụng đánh Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tòa Đại sứ Mỹ…
Video đang HOT
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cơ sở của Trần Văn Lai bị lộ. Ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa truy bắt gắt gao và treo thưởng 1 triệu đồng cho những ai bắt được ông. Phần lớn tài sản bị địch tịch thu, ông được tổ chức thu xếp phải tạm lánh về quê vợ ở Quảng Ngãi nương náu. Đến năm 1970 và 1972, ông hai lần bị địch bắt giam ở Quảng Ngãi. Nhưng với tên giả là Phạm Sửu, chúng vẫn không biết được hoạt động trước đây của ông ở Sài Gòn.
Ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình cho biết: “Chiếc xe Volkwagen được gia đình bà Đặng Thị Tuyết Mai tặng lại bảo tàng Thái Bình vào tháng ngày 28/4/2017. Từ ngày trưng bày chiếc xe, nhiều người Thái Bình mới biết rằng Tư Chung, nhân vật tình báo tài ba trong phim Biệt động Sài Gòn chính là ông Trần Văn Lai, một người con của quê hương Thái Bình”.
Theo Đức Văn (Dân trí)
Hai mỹ nhân Ni cô Huyền Trang và Ngọc Mai của "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?
Hơn 30 năm qua, nhiều thế hệ khán giả vẫn luôn nhớ đến nghệ sĩ Thanh Loan với vai Ni cô Huyền Trang và Hà Xuyên với vai Ngọc Mai trong bộ phim "Biệt động Sài Gòn".
Bộ phim "Biệt động Sài Gòn" của đạo diễn Long Vân phát hành năm 1986 đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem và trở thành bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh những tên tuổi lừng danh thời ấy như: Thương Tín, Thúy An, Quang Thái thì cặp mỹ nhân Thanh Loan - Hà Xuyên đã tạo dấu ấn đặc biệt trên màn ảnh.
Xuất hiện trong chương trình VTV mới đây, nghệ sĩ Thanh Loan cho hay bà vẫn còn những xúc cảm khó tả, hãnh diện và tự hào khi xem lại những thước phim "Biệt động Sài Gòn".
"Đây là bộ phim màu nhiều tập đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Với những người trong nghề chúng tôi thì việc được tham gia bộ phim này là một vinh dự lớn lao của đời nghệ sĩ.
Bởi bộ phim đã thực sự sống mãi trong lòng khán giả và tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử điện ảnh nước nhà. Mỗi lần xem lại tôi cảm thấy rất xúc động, nhớ lại một thời kỳ làm phim rất gian khổ, cam go.
Thời đó, các phương tiện kỹ thuật để làm phim còn thiếu thốn và lạc hậu lắm. Cả nước mới chỉ có một cơ sở in tráng màu và phải thực hiện bằng máy quay Oóc-vô của Đức.
Mỗi một lần quay bối cảnh xong, chúng tôi lại phải chuyển phim từ Tp.HCM ra Hà Nội để in tráng. Chính vì thế mà quay 4 tập phim nhưng phải đến 4 năm trời mới xong"- nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Có thể nói, Ni cô Huyền Trang là vai diễn cuối cùng trong sự nghiệp diễn xuất của NSƯT Thanh Loan.
"Ngày xưa chúng tôi đóng phim cầu kỳ lắm. Chẳng hạn, khi được mời đóng vai Ni cô Huyền Trang, tôi phải có thời gian đọc kỹ kịch bản, thậm chí còn phải có quá trình phân tích lý lịch và mối quan hệ quá khứ, hiện tại, tương lai của nhân vật.
Ngoài ra, các nghệ sĩ còn phải trực tiếp đến gặp các nguyên mẫu là những chiến sĩ biệt động Thành năm xưa để lắng nghe, quan sát và nắm bắt tâm tư - tình cảm của họ khi hoạt động cách mạng.
Qua những lần trò chuyện đó, các nghệ sĩ sẽ có thêm nhiều vốn thực tế cũng như tư liệu lẫn cảm xúc để lấp đầy cho vai diễn. Với người nghệ sĩ khi được hoá thân vào một vai diễn có nhiều đất diễn cho mình thể hiện thì đó là một may mắn", NSƯT Thanh Loan tâm sự thêm.
Ngoài ra, nghệ sĩ Thanh Loan chọn cách vắng bóng dần trên màn ảnh với lý do "vì sợ không có vai nào vượt qua được Ni cô Huyền Trang nữa".
Không diễn xuất, nghệ sĩ Thanh Loan chuyển sang học đạo diễn và được đề bạt làm Phó Giám đốc Hội Điện ảnh của Bộ Công an. Sau khi nghỉ hưu, bà hiện là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội.
Những lúc rảnh rỗi, nghệ sĩ Thanh Loan dành nhiều thời gian làm thiện nguyện để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Nghệ sĩ Thanh Loan hiện tại.
Những tháng năm này, nghệ sĩ Thanh Loan đang sống hạnh phúc bên người chồng là một GS. TS Toán học. Các con một trai, một gái đã trưởng thành, lập gia đình, sống quây quần bên bố mẹ tại một khu chung cư cao cấp ở Hồ Tây - Hà Nội.
Trong khi đó, nghệ sĩ Hà Xuyên cũng an nhàn thú vui tuổi già sau khi về hưu và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, tổ chức nhiều chương trình văn nghệ phục vụ đồng bào nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Bà từng có thời gian dài công tác tại Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh. Trước khi đến với điện ảnh, nghệ sĩ Hà Xuyên là diễn viên múa chuyên nghiệp. Xinh đẹp và tài năng nhưng đường hôn nhân không hạnh phúc, nghệ sĩ Hà Xuyên ly dị và sống cùng hai con.
Trong chương trình Cafe sáng dịp 30/4 đã từng phát sóng, nghệ sĩ Hà Xuyên nói: "Vì mối nhân duyên với chị Thanh Loan nên chúng tôi có một phim chung mà đến bây giờ, nhiều thế hệ vẫn biết đến phim của chúng tôi là vì mỗi dịp 30 tháng 4, các đài truyền hình ở phía Nam đều phát lại bộ phim đó".
Hà Xuyên trong vai Ngọc Mai phim "Biệt động Sài Gòn".
Nghệ sĩ Hà Xuyên hiện tại.
Về cơ duyên được chọn vào vai Ngọc Mai, diễn viên Hà Xuyên cho hay: "Anh Long Vân đã có ấn tượng với tôi trong phim đầu tiên là Xa và Gần, tôi đóng vai cô kỹ xư Hà rất giản dị người Hà Nội.
Tôi cũng không hiểu sao anh ấy lại chọn tôi vào vai Ngọc Mai vì Ngọc Mai và Hà Xuyên không có một chút gì ăn nhập với nhau. Sống trong thời bao cấp, tôi với chị Loan cũng không biết tư sản quý phái nó ra làm sao, tư sản mại bản nó ra thế nào.
Thực sự khi bước vào vai đó mình rất lo lắng. Nhưng ngày xưa chúng tôi có thứ giải trí duy nhất là đọc sách. Tôi đọc sách văn học rất nhiều nên tính cách nhân vật đã hình thành trong đầu mình".
Về cảnh quay ấn tượng nhất trong phim "Biệt động Sài Gòn", nghệ sĩ Hà Xuyên nhớ mãi cảnh bà ngồi trước gương và dùng chai nước hoa đập vỡ chiếc gương trước mặt.
Mãi sau này đạo diễn mới nói với bà về việc đoàn phim đã chuẩn bị sẵn nhiều gương để đề phòng Hà Xuyên diễn một lần chưa đạt.
Nhưng cuối cùng đến lúc quay, sau khi đập vỡ chiếc gương, hai hàng nước mắt của Ngọc Mai chảy xuống, lúc đó chỉ còn một mảnh gương dính lại soi đúng gương mặt đau khổ của nhân vật. Đạo diễn vô cùng hài lòng vì cảnh quay đã hoàn thành mà không tốn thêm cái gương nào nữa.
Theo Tiền Phong
Tìm hiểu dàn diễn viên 'Biệt động Sài Gòn' sau 32 năm ra mắt Thương Tín vẫn lăn lộn đóng phim, kiếm tiền nuôi con hơn 1 tuổi, Hà Xuyên sống cùng hai con và hay tham gia từ thiện, Thanh Loan rút khỏi màn ảnh từ lâu... 1. Đạo diễn phim "Biệt động Sài Gòn" là ai? Đạo diễn Long Vân sinh ra tại làng Thủ Lệ (Hà Nội). Lớn lên ông cùng gia đình theo...