Chuyện về bức ảnh trong đống đổ nát ngày 11/9 và hành trình 15 năm tìm điều kỳ diệu của nhiếp ảnh gia Úc
Dù đã 17 năm trôi qua nhưng những câu chuyện về ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công vẫn chưa bao giờ thôi day dứt người dân xứ sở cờ hoa và tất cả mọi người trên khắp thế giới.
Ngày 11/9, 17 năm về trước, cả thế giới chấn động trước thông tin Tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới bị đánh sập bởi những tên khủng bố hồi giáo Al-Qaeda. Cuộc tấn công đã cướp đi hơn 2.997 người vô tội, nhấn chìm nước Mỹ bằng sự day dứt và nỗi ám ảnh dai dẳng kéo dài đến tận hôm nay.
Trong số những bức ảnh được chụp vào ngày 11/9, có một tấm hình mang đầy tia hy vọng được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Nathan Edwards, người sau đó tốn tận 15 năm để tìm thấy điều kỳ diệu trong bức ảnh.
Theo lời kể của Nathan, anh được phân công đến hiện trường tác nghiệp ngay sau khi Tòa tháp đôi sụp đổ. Tiến vào bên trong đống đổ nát để ghi lại tư liệu và hình ảnh chân thật nhất về sự kiện tàn khốc, nhiếp ảnh gia người Úc tình cờ phát hiện trên nền đất đầy cát bụi kia thấp thoáng một bức ảnh người mẹ tươi cười ẵm trên tay đứa con gái bé bỏng.
Trong lúc có mặt tại hiện trường để tác nghiệp, Nathan đã vô tình tìm thấy bức ảnh này.
Nếu như bình thường, bức ảnh sẽ trông hết sức bình thường nhưng trong cái ngày 11/9 định mệnh ấy, hình ảnh vui tươi kia lại mang đến một cảm giác vô cùng lạ lẫm. Giữa khung cảnh hoang tàn xung quanh, bức ảnh không khác gì một tia hy vọng, ngọn nến le lói sưởi ấm toàn bộ không gian lạnh lẽo. Chính vậy nên Nathan không ngần ngại giơ máy chụp lại bức ảnh kia và ngay sau đó đăng nó lên tờ New York Post.
Video đang HOT
“ Ngay từ lần đầu tiên tìm thấy bức ảnh ấy, tôi đã rất tò mò muốn biết danh tính của 2 mẹ con và tôi thật sự cầu mong họ sống sót sau vụ tấn công. Dẫu cho bao nhiêu năm tháng trôi qua, bức ảnh vẫn luôn lẩn quẩn trong tâm trí tôi” – Nathan chia sẻ.
Công cuộc tìm kiếm 2 mẹ con trong bức ảnh kia của Nathan hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Anh kiểm tra thông tin trên các trang báo, cộng đồng online và hội những người sống sót sau thảm kịch 11/9 nhưng tất cả đều vô vọng.
Sự kiên trì suốt 15 năm của Nathan cuối cùng cũng gặt hái được thành quả. Tháng 2/2016, bài đăng của anh trên một nhóm Facebook nhận được phản hồi là cái tên của người mẹ trong bức ảnh: Jennifer Rothschild Robinson. Nhờ đó, Nathan dễ dàng tìm được trang Facebook cá nhân của cô và biết được tin tức vô cùng tốt lành, cả 2 mẹ con Jennifer vẫn còn sống.
Thời điểm đó, Jennifer là luật sư bảo hiểm làm việc tại văn phòng nằm ở tầng 86 của tòa tháp phía Bắc, nằm cách vị trí bị tấn công đúng 7 tầng lầu. Nói về bức ảnh mà Nathan tìm thấy, Jennifer cho biết đó là tấm hình cô chụp cùng con gái Isabelle vào tháng 12/2000.
Theo lời kể của Jennifer, đáng lý cô sẽ đi làm vào ngày 11/9 nhưng kế hoạch du lịch của gia đình thay đổi và bị đẩy lên. Trong lúc đang đi chơi ở Cape Cod, Jennifer mới hay tin tòa nhà nơi cô làm việc bị khủng bố. Jennifer cho biết dù không có mặt tại nơi xảy ra vụ việc nhưng những gì xảy ra vào ngày hôm ấy vẫn luôn ám ảnh cô. Bởi vì đó là ngày mà chỉ trong nháy mắt, cô đã không còn nhiều người bạn, đồng nghiệp thân thiết.
Sau khi nhìn thấy hình ảnh của mình trên tờ New York Post, Jennifer đã cắt trang báo ấy ra và lưu giữ nó lại như một kỷ niệm nhắc nhở bản thân đã thoát khỏi vụ khủng bố một cách ngoạn mục. Sau đó, gia đình Jennifer chuyển đến tiểu bang Florida sinh sống. Rất nhiều lần Jennifer muốn liên lạc với vị nhiếp ảnh gia đã chụp lại bức ảnh 2 mẹ con cô nhưng không thành.
Sau thời gian trò chuyện trên mạng, Nathan và Jennifer hẹn gặp tại Đài tưởng niệm 11/9. Lần đầu tiên gặp, cả hai đã nhanh chóng trở nên thân thiết. Chính hai người cũng không ngờ những ký ức đau buồn về một thảm kịch chấn động cả thế giới lại trở thành sợi dây liên kết cho tình bạn bền chặt của họ về sau này.
Cuộc gặp mặt xúc động của Nathan và Jennifer tại Đài tưởng niệm 11/9.
Theo Hong.vn
Nỗi ân hận ám ảnh của người soát vé để kẻ khủng bố lên máy bay ngày 11/9
Cựu nhân viên soát vé hãng American Airlines, Vaughn Allex, người đã để 2 kẻ không tặc lên máy bay trong vụ tấn công khủng bố 11/9, đã sống với nỗi ân hận và ám ảnh về thảm kịch từng khiến hơn hàng trăm người vô tội thiệt mạng.
Ông Vaughn Allex (Ảnh: ABC News)
Theo Dailymail, vào ngày 11/9/2001, ông Allex là nhân viên soát vé làm việc tại sân bay Dulles, bang Virginia. Trong kí ức của ông, đó là ngày ông đã để 2 hành khách đến muộn lên chuyến bay số hiệu 77 của hãng American Airlines. Chỉ vài giờ sau đó, chiếc máy bay này đã bị cướp và lao vào Lầu Năm Góc ở , khiến 184 người thiệt mạng.
Đó là một quyết định đã khiến ông Allex ám ảnh suốt những ngày sau đó. Không một ngày nào mà những kí ức ân hận, cảm giác tội lỗi nguôi ngoai, khiến ông luôn cảm thấy buồn bực.
Ông Allex cho biết, một ngày sau khi thảm kịch xảy ra, các đặc vụ FBI đã đến nhà ông. Trong danh sách nghi phạm FBI đưa cho ông, Allex đã nhận ra 2 cái tên Salem và Nawaf Alhazmi chính là 2 hành khách đến muộn mà ông đã cho lên máy bay. Sau đó, chúng cùng 3 tên khác đã cướp máy bay và gây ra vụ tấn công chết người.
"Tôi nhìn vào các đặc vụ FBI và họ nhìn vào tôi và dường như họ đã biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi nói rằng: Tôi đã làm vậy phải không? Họ trả lời: Ông làm gì cơ? Tôi nói: Tôi đã để chúng lên máy bay", Allex nhớ lại.
Các cơ quan an ninh đều kết luận Allex không làm gì sai. Nhưng vụ việc vẫn không thể khiến ông ngừng ân hận mỗi ngày và ngay cả đồng nghiệp của ông cũng trở nên giận dữ và bất mãn khi biết chuyện. Mỗi ngày đi làm ông đều đối mặt với sự cô đơn và biệt lập. Không một ai muốn nói chuyện với ông.
Ngay cả trong những nhóm hỗ trợ (nhóm những người có chung một mối quan tâm, tới gặp nhau trò chuyện để giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn), ông cũng không thể giãi bày lòng mình với những người cùng tham gia. "Tôi biết làm như thế nào khi ngồi trong một căn phòng nhìn mọi người đang khóc lóc và hỏi mình rằng: Ông có liên quan gì tới thảm kịch này? Tôi biết trả lời họ ra sao? Tôi khó có thể thừa nhận rằng: Vâng, tôi đã làm thủ tục cho những kẻ không tặc và cho chúng lên được máy bay".
Và ông Allex lại càng dằn vặt khi một khách hàng kể lại rằng chồng của cô là một trong hàng ngàn nạn nhân thiệt mạng trong vụ 11/9. Ông thậm chí còn nghe nhầm thành: "Chính ông đã giết chồng tôi vào ngày 11/9".
Ông Allex may mắn khi vẫn còn gia đình và bạn bè bên cạnh giúp đỡ ông vượt qua nỗi ân hận từng ấy năm. Vào năm 2008, ông đã nghỉ việc ở hãng hàng không và chuyển sang công tác tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Dần dần, những nỗi ám ảnh đã vơi bớt và ông Allex thừa nhận rằng mình đã đi từ dưới đáy cùng của tuyệt vọng dần dần bước ra ánh sáng.
Sự kiện 11/9 gồm 4 vụ tấn công khủng bố do các phần tử thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda làm chủ mưu. Chúng đã cướp 4 máy bay dân dụng chở khách tại Mỹ trước khi lần lượt thực hiện các vụ tấn công thảm khốc.
Hai chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc ở Virginia, máy bay còn lại đã bị rơi khi đang nhắm tới tấn công Washington D.C. Các vụ tấn công đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương, cũng như gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
Hiện trường vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại New York Thị trưởng thành phố New York (Mỹ), ông Bill de Blaso, đã gọi vụ tấn công bằng xe tải khiến 8 người thiệt mạng vào chiều ngày 31/10 là "hành động khủng bố hèn hạ" nhằm vào dân thường. Vào chiều ngày 31/10 theo giờ địa phương, một kẻ tấn công đã lái một xe tải do hắn thuê và bất ngờ lao...