Chuyện về 10.000 cựu học sinh PTTH Hà Nội ngày đêm không ngủ, tiễn đưa 2 nạn nhân bị xe tông ở hầm Kim Liên: ‘Nụ cười ấy sẽ còn mãi trong chúng tôi!’
Sự ra đi của hai nữ nạn nhân bị xe Mercedes tông tử vong ở hầm Kim Liên khiến nhóm THPT 91-94 Hà Nội hơn 10 nghìn người đã có một đêm “không ngủ”. Họ liên tục nói với nhau rằng “mọi người có ngủ được không, đám tang Yến, Quỳnh chuẩn bị đến đâu rồi”…
Hơn 10.000 người bạn ngày đêm không ngủ, đứng nghiêm trang tiễn đưa 2 nữ nạn nhân bị xe Mercedes tông tử vong ở hầm Kim Liên
Hơn 3 ngày kể từ khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại hầm Kim Liên xảy ra, hình ảnh chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và chị Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong dưới ’sai lầm’ của kẻ say rượu vẫn khiến bạn bè, người thân không khỏi xót xa, bàng hoàng.
Tài xế lái xe Mercedes gây tai nạn là Lê Trung Hiếu (SN 1980, ở Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội). Hiếu khai tối 30/4 khi liên hoan cùng bạn bè đã uống rượu và chừng 6 chai bia, rồi cầm lái chiếc Mercedes. 0h10 ngày 1/5, tại hầm Kim Liên, Hiếu tông xe vào hai phụ nữ đi xe máy khiến các nạn nhân tử vong.
Hai người phụ nữ bỗng chốc trở thành nạn nhân dưới bánh xe của kẻ say rượu.
Chị Yến hiện đang nhân viên phục trang tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Còn chị Quỳnh là giáo viên giỏi có hơn 20 năm công tác tại trường Trường Tiểu học Thái Thịnh. Bao ước mơ, dự định còn dang dở nhưng vụ tai nạn sau khi tài xế sử dụng rượu bia đã cướp đi sinh mạng hai người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành ấy.
Cũng sau vụ tai nạn thương tâm đó, ba ngày qua icon “uống rượu thì không lái xe” xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội, trên tay áo của những người đến tiễn đưa chị Yến và chị Quỳnh. Chị Yến, chị Quỳnh đều là thành viên nhóm THPT 91-94 Hà Nội. Nhóm có hơn 10.000 thành viên và trong hai ngày đưa tang, những người bạn đã đến viếng khiến khu vực nhà tang lễ luôn tắc nghẽn. Rất đông những người cùng sinh năm 1976 từ khắp Hà Nội, thậm chí cả từ Sài Gòn, Bình Dương…, làm đủ ngành nghề khác nhau, có người rất bận rộn với công việc nhưng đã tạm gác lại về đưa tang, thắp nén hương, nhìn bạn lần cuối. Họ lặng lẽ đến nhà tang lễ Phùng Hưng viếng chị Yến vào trưa ngày 2/5. Tang lễ chị Quỳnh diễn ra ngày 3/5 tại nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai.
Mọi người đứng chật kín để tiễn đưa nạn nhân.
Câu chuyện đau buồn trong phút chốc khiến ai cũng bàng hoàng.
Cảnh hàng nghìn người cùng niên khoá 91-94 chờ vào viếng gây xúc động mạnh. Người ta không quản ngại đường xa, không nề hà, tạm bỏ hết tất cả để tiễn biệt bạn về đất mẹ. Đặc biệt, nhiều người đã đeo những tấm logo “Đã uống rượu bia, không lái xe” trên áo như một lời nhắc nhở, tuyên truyền cho tất cả mọi người. Hơn ai hết họ cùng nhau lên án mạnh mẽ việc uống rượu bia thì không lái xe vì sau tay lái, vô lăng là cả một gia đình…
Chị Hồ Liên, một thành viên trong nhóm THPT 91-94 Hà Nội cho biết, sự ra đi của chị Yến, chị Quỳnh khiến tất cả mọi người trong nhóm bàng hoàng, thương xót. Ba ngày qua rất nhiều người trong nhóm 91-94, có cả những người trong Sài Gòn nói với nhau rằng “mọi người có ngủ được không, đám tang Yến, Quỳnh chuẩn bị đến đâu rồi”.
“Sự ra đi của Yến, Quỳnh là điều mất mát rất lớn đối với chúng tôi. Những người biết họ qua mạng xã hội thôi nhưng nhìn hình ảnh tươi cười của Yến, Quỳnh mọi người bị ấn tượng rất mạnh. Điều còn lại là sự yêu thương, tình yêu thương lan toả rất lớn. Nụ cười của các bạn để lại cũng là động lực giúp cho mọi người gần nhau hơn”, chị Hồ Liên chia sẻ.
Những giọt nước mắt lặng thầm đã chợt rơi.
Chị Hồ Liên cũng cho biết, trong nhóm cũng phát động một chiến dịch đó là “nói không với bia rượu khi lái xe”. Chị và tất cả mọi người đều hy vọng đây là thông điệp mạnh mẽ gửi tới toàn xã hội.
“Chúng ta phải hành động rất rõ là không bia rượu khi lái xe để tránh mất mát, đau thương. Đây là hồi chuông với mong muốn tác động lên bộ phận xã hội để giảm thiểu tai nạn đáng tiếc. Phía sau tai nạn này là nỗi đau rất lớn không riêng gì gia đình mà còn đem lại nỗi đau cho cơ quan, cộng đồng bạn bè của Yến, Quỳnh”, chị Hồ Liên bày tỏ.
Họ cùng nhau lên tiếng phản đối việc uống rượu bia mà vẫn lái xe.
Video đang HOT
Có một nhóm bạn chân thành như thế, tạo sân chơi từ sự tử tế
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Đức Hiệp, đại diện nhóm 91-94 Hà Nội cho biết, nhóm Cựu học sinh PTTH niên khoá 1991-1994 toàn Hà Nội được thành lập cách đây 3 năm. Hiện có hơn 10.000 thành viên đến từ hơn 40 trường của thời điểm 1991-1994.
“Tôn chỉ của nhóm là tôn trọng tình bạn chân thành cùng tạo sân chơi của sự tử tế. Hai bạn Yến và Quỳnh mất đột ngột cùng nhau do tai nạn giao thông đã khiến cả nhóm bàng hoàng và rất đau buồn. Hai bạn đều là những người bạn nhiệt tình trong các hoạt động của nhóm từ những ngày đầu. Những ngày này, mọi người trong group rất thương cảm”, anh Hiệp cho hay.
Nụ cười của người mất thì vẫn còn lại mãi bên cạnh người ở lại.
Anh Hiệp cho biết, trong nhóm chị Quỳnh và chị Yến rất thân thiết, đi đâu cũng có nhau. Cả hai chị rất thích chụp ảnh và có những tấm ảnh chung rất đẹp. Hai chị đều là những bạn gái xinh đẹp, năng động, nhiệt tình của nhóm 91-94 Quang Trung nói riêng và của 91-94 Hà Nội nói chung.
“Mọi hoạt động tập thể của nhóm gần như Yến và Quỳnh đều có mặt để hỗ trợ, góp phần vào sự thành công của các hoạt động. Gần đây nhất, Yến có tham gia vào nhóm Lễ tân để hỗ trợ BTC trong các công tác trao giải thưởng Bóng đá Cup Hội Ngộ được 91-94 Hà Nội tổ chức lần thứ 3. Giải bóng đá này diễn ra 1 năm 1 lần với sự tham dự của 30 đội bóng đến từ 40 trường”, anh Hiệp kể.
Trưởng nhóm niên khoá này cũng cho rằng, anh không nhớ chính xác có bao nhiêu thành viên tới viếng trong đám tang chị Yến, chị Quỳnh nhưng anh và mọi người đều có chung cảm nhận là rất đông.
“91-94 Hà Nội với bạn bè chẳng quản ngại việc gì. Việc đến tiễn đưa lần cuối 2 người bạn lại càng chẳng quản ngại. Ai cũng buồn, và cảm giác mất mát. Vì thời gian viếng có vài tiếng đồng hồ rất ngắn nên phải xếp hàng để liên tục vào viếng. Hai bạn ra đi chúng tôi rất đau lòng”, anh Hiệp tâm sự.
Những hình ảnh xúc động mãi không thôi.
Sau vụ tai nạn thương tâm trên, anh Hiệp cho biết, trong nhóm rất nhiều người bạn đã đưa ý kiến cần kêu gọi giúp đỡ gia đình và các con của chị Yến và chị Quỳnh vì hoàn cảnh rất thương tâm.
“Ngoài ra, chúng tôi đang muốn việc 2 bạn Yến và Quỳnh thiệt mạng nhưng sẽ kêu gọi được cả cộng đồng hãy uống rượu bia có trách nhiệm, đã uống thì không lái xe, hãy cũng nhau xây dựng một Hà Nội an toàn giao thông. Thông điệp ‘Đã uống rượu bia là không lái xe’ – để tự răn bản thân mình, nhắc nhở các bạn mình, hy vọng góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng”, anh Hiệp nhấn mạnh.
Anh Hiệp kể, ở sân chơi trong nhóm đó là những sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong rất nhiều lĩnh vực. Ví dụ như trợ giúp sức khoẻ, trợ giúp pháp lý, trợ giúp giáo dục cho các con, trợ giúp nhiều thứ khác trong cuộc sống.
“Ở sân chơi tử tế đó, 91-94 Hà Nội cùng nhau hiến máu nhân đạo 1 năm 2 lần tại các bệnh viện cần máu ở Hà Nội như Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai. Nhóm cũng có các hoạt động vì môi trường Hà Nội sạch đẹp như nhặt rác, tặng thùng rác cho các khu vực. Các hoạt động của các nhóm trong group cũng rất ý nghĩa như Nhóm cháo tình thương, các nhóm thiện nguyện ở nhiều nơi. Ở sân chơi đó có sự kết nối đam mê như ảnh, ca hát, nhảy múa và bằng sự đam mê muốn nói lên tình yêu với Hà Nội với cuộc sống”, anh Hiệp cho hay.
Các hoạt động của 10.000 cựu sinh viên.
Nơi có những người bạn như thế, có một sân chơi tử tế.
Mãi mãi sẽ còn những nụ cười, nước mắt ở cạnh nhau.
Ngoài ra, trưởng nhóm này cũng cho biết thêm, mọi người đang ấp ủ những dự án dành cho Hà Nội, nơi sinh ra, lớn lên, làm việc và sinh sống. Trong đó phải kể đến các hoạt động như sách viết về Hà Nội, sách ảnh chụp về Hà Nội, những bài hát về Hà Nội … đều do các thành viên trong 91-94 Hà Nội thực hiện.
Hậu quả của việc lái xe khi uống rượu bia, đã được cảnh báo từ lâu, nhưng gần đây qua nhiều sự việc, càng thấy rõ được hệ lụy nghiêm trọng từ việc uống bia khi lái xe. Cho nên, nhiều người sẵn sàng lên tiếng, để nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
Chỉ trong một năm 2018, lượng bia sử dụng ở Việt Nam đã tăng 600 triệu lít, tăng 15% so với năm 2017 và trung bình mỗi người trưởng thành ở Việt Nam đang uống khoảng 46 lít bia/năm.
“Bia rượu rẻ và sẵn có, rất dễ mua, chỉ một năm mà lượng bia tiêu thụ đã tăng thêm 600 triệu lít, lên hơn 4,6 tỉ lít, quả là con số khủng khiếp”, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế chia sẻ.
Theo saostar
Nhiều cái chết thương tâm, những người ép nhau uống 100% nghĩ gì?
Lương tâm họ có thấy cắn rứt, có thấy tội lỗi khi chính mình cũng góp phần gây ra những tai họa ấy cho bạn, cho những người vô tội?
Cái chết tức tưởi của hai người phụ nữ (một giáo viên và một nghệ sĩ) ở hầm Kim Liên Hà Nội mới đây đã làm dư luận nghẹn ngào, xót thương cho nạn nhân và gia đình họ.
Và trước đó chỉ ít ngày cũng tại Hà Nội, người phụ nữ làm công nhân vệ sinh trên đường vào ca đêm cũng bị một người đàn ông lái xe ô tô đâm tử vong. Người này cũng được xác định là có nồng độ cồn trong máu rất lớn khi gây tai nạn.
Người phụ nữ ấy ra đi để lại hai đứa con còn nhỏ dại!
Tai nạn giao thông phần lớn từ rượu, bia (Ảnh minh họa: tienphong.vn).
Phản đối hành động uống rượu bia chạy xe, trong lễ tang của hai giáo viên xấu số, rất nhiều người đã đeo logo "uống rượu thì không lái xe" như cùng gửi một thông điệp thức tỉnh xã hội trước những vụ tai nạn giao thông liên tiếp mà thủ phạm là những tài xế say xỉn.
Luật chưa nghiêm nên nhiều người phạm luật
Ai chẳng biết, uống rượu bia mà lái xe trên đường là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Điều này đã được quy định rất rõ ràng, tại điểm b, khoản 5, điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Tại điểm e, khoản 6, điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Khẳng định điều đó, vì hằng ngày (đặc biệt là buổi chiều tối và buổi đêm) những quán nhậu tưng bừng khách ngồi uống bia rượu hay buổi trưa ở các nhà hàng tiệc cưới, ăn uống no say khách khứa vẫn vô tư lên xe (cả ô tô và xe máy) phóng vèo vèo.Luật đã có, nhưng mấy ai uống rượu bia chạy xe trên đường bị phạt? (trừ khi gặp cảnh sát dừng chốt kiểm tra bất ngờ).
Đặc biệt vào các ngày lễ, Tết, nhiều người trong số đó, say ngật ngưỡng phóng xe điên cuồng. Chỉ có người tham gia giao thông ra đường gặp kẻ say, phải tỉnh tảo để biết cách tránh né khỏi mang họa vào thân.
Nếu như công an muốn phạt những kẻ say xỉn, chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần chốt chặt mấy con đường gần quán nhậu, gần như 100% người bước ra từ các quán ấy đều vượt nồng độ bia rượu cho phép.
Có Luật mà không áp dụng luật triệt để vì thế những lời kêu gọi thống thiết của dư luận "uống rượu thì không lái xe" có lẽ chẳng mấy ý nghĩa.
Việc này khác xa một số nước phương tây. Một người bạn ở Mỹ về kể rằng bên ấy cảnh sát phạt tội có rượu bia mà chạy xe rất nặng.
Và khi đã bị cảnh sát bắt được chỉ còn con đường duy nhất nộp phạt hoặc bị giam giữ, đừng mơ tưởng hối lộ hay cậy nhờ ai xin giúp.
Có lẽ thế nên ai cũng chấp hành tuyệt đối mà không dám vi phạm.
Người bạn cũng cho biết, đi đám cưới chỉ uống vài ba li bia, mặc dù vẫn tỉnh táo bình thường nhưng vẫn phải gọi người nhà hoặc tắc xi đưa về. Tuyệt đối và không bao giờ dám ngồi lên xe để chạy.
Những người ép nhau uống 100% nghĩ gì?
Trong các tiệc nhậu, chúng ta vẫn thường thấy cảnh người ta nài ép nhau uống từng lon bia, từng ly rượu, uống cho bằng nhau dù người kia có ra sức từ chối.
Khổ nhất cho người nào đi trễ phải chịu phạt gấp mấy lần.
Nhìn cảnh từng người đứng lên rót rượu bắt người kia phải uống 100%, mặc cho người uống hết lời từ chối cũng không được tha.
Buộc lòng nhăn mặt, nhắm mắt đổ rượu (bia) vào miệng trong tiếng hò reo hỉ hả của những người xung quanh.
Có người vì thế mà chưa tàn cuộc chơi đã không còn tỉnh táo. Vậy nhưng vẫn chạy xe vì không đi lấy ai chở về?
Mới đây, một người vợ đăng tải dòng trạng thái bức xúc về việc chồng mình bị bạn bè ép nhậu say đến mức tự gây tai nạn trên đường.
Cũng may, chưa ai là nạn nhân vì người bị nạn chính là chủ tài xế xe con. Sau cú lật xe trên đường, nạn nhân may mắn được người dân đưa đi cấp cứu.
Và ngoài thực tế còn hàng trăm, hàng nghìn chuyện tài xế gây tai nạn mà nguyên do chính cũng từ việc bạn bè ép uống 100%.
Chẳng biết khi nghe tin một ai đó bị tai nạn chính là người bạn trong bàn nhậu mình từng bắt uống cạn sẽ nghĩ gì?
Lương tâm họ có thấy cắn rứt, có thấy tội lỗi khi chính mình cũng góp phần gây ra những tai họa ấy cho bạn, cho những người vô tội?
Phan Tuyết
Theo Danviet
Học sinh tự kỷ mất mẹ sau vụ tai nạn tại hầm Kim Liên được hỗ trợ tiền ăn học Cháu Nguyễn Văn Quân, con trai chị Đinh Thị Hải Yến, một trong hai nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng 1/5 vừa qua sẽ được nhà trường hỗ trợ tiền ăn học đến năm 16 tuổi. Ngày 4/5, bà Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) cho...