Chuyển từ phạt tù sang phạt tiền bị cáo cho vay nặng lãi
Các bị cáo không có dấu hiệu đàn áp, dụ dỗ để cho vay hay dùng vũ lực đe dọa uy hiếp mang tính xã hội đen để đòi nợ… nên tòa xem xét lại phần hình phạt.
Mới đây, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm về phần hình phạt đối với các bị cáo trong vụ Lương Hoàng Anh (SN 1983, quê Phú Yên) cùng các đồng phạm cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Theo đó, tòa chuyển hình phạt đối với bị cáo đầu vụ Hoàng Anh từ hai năm sáu tháng tù thành 200 triệu đồng, bị cáo Nguyễn Bá Phi Công (SN 1993) từ một năm sáu tháng tù thành 150 triệu đồng. Đối với bị cáo Nguyễn Trung Tín (SN 1979), tòa giữ nguyên mức án TAND quận Bình Tân đã tuyên phạt 100 triệu đồng.
HĐXX nhận định án sơ thẩm tuyên đúng người đúng tội. Tuy nhiên, khi lượng hình cấp phúc thẩm cân nhắc các bị cáo phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, quy mô số tiền cho vay không lớn.
Ảnh minh họa.
Phần lớn người vay tiền tự liên hệ thông qua những người vay trước. Hành vi của các bị cáo không có dấu hiệu đàn áp, dụ dỗ để cho vay, không có dấu hiệu dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp hay hành vi bạo hành khác mang tính xã hội đen để đòi nợ nhằm trục lợi mà chỉ trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận.
Bị cáo Hoàng Anh thu lợi bất chính 270 triệu đồng nhưng đã phải trả tiền công cho những người làm thuê hết 210 triệu đồng. Cạnh đó, bị cáo còn phải chịu chi phí ăn ở, xăng xe cho những người làm thuê, hầu như không được hưởng lợi cá nhân từ số tiền trên.
Gia đình bị cáo có khó khăn nhất định vì Hoàng Anh lao động chính đã ly hôn trực tiếp nuôi con nhỏ sinh năm 2015. Còn bị cáo Công tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức hạn chế.
Các bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải, tính chất mức độ phạm tội có phần hạn chế nên không cần cách ly mà buộc các bị cáo nộp một phần số tiền nhất định sung quỹ nhà nước cũng đủ tác dụng cải tạo giáo dục.
Trước đó, trưa 1-10-2018, tổ trinh sát của Công an quận Bình Tân phát hiện Hoàng Anh và Tín đang chạy xe máy có biểu hiện nghi vấn trước địa chỉ 592 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A.
Qua kiểm tra, tổ trinh sát phát hiện trong cốp xe có một giấy cho vay tiền và danh sách người vay tiền nên đã đưa cả hai về trụ sở phường làm việc. Mở rộng kiểm tra, khám xét chỗ ở của cả hai tại phường Bình Trị Đông, công an phát hiện thu giữ một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay. Đồng thời, công an phát hiện thêm một đối tượng làm việc cho Hoàng Anh.
Hoàng Anh khai tổ chức cho vay tiền từ giữa năm 2016. Người vay có thể lựa chọn một trong hai hình thức trả góp từng ngày hoặc trả góp mỗi tháng trả lãi mỗi ngày. Lãi suất từ 20%-25% mỗi tháng. Nếu trả góp với lãi suất 20% một tháng thì sẽ phải trả trong vòng 30 ngày. Nếu trả lãi suất 25% một tháng thì sẽ trả trong vòng 24 ngày.
Khoảng tháng 11-2017, Hoàng Anh thuê thêm nhiều người làm việc trong đó có Tín, Công và hai người chưa rõ lai lịch. Hoàng Anh trả lương 6 triệu đồng/tháng/người và cung cấp phương tiện đi lại, nơi ăn ở, chi phí điện thoại, xăng. Đến thời điểm bị kiểm tra, lực lượng chức năng xác định Hoàng Anh đã sử dụng tiền vốn khoảng 1,85 tỉ đồng.
Khi thực hiện cho vay, Hoàng Anh in thẻ giới thiệu cho vay tiền rồi phân công những người làm đi phát thẻ cho từng địa bàn khu vực TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh để tìm người cần cho vay. Sau khi có người vay, các đối tượng sẽ kiểm tra điều kiện kinh tế của người này…
Người vay phải lập giấy cam kết mượn tiền chỉ ghi số tiền vay. Tuy nhiên, số tiền ghi trong giấy bao gồm cả tiền gốc lẫn lãi trong thời gian 24 hoặc 30 ngày tùy trường hợp đã thỏa thuận. Và chỉ người vay ký tên vào giấy cam kết, phần bên cho vay được để trống.
Người vay chỉ cần nộp chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu bản photo là có thể được vay. Hằng ngày các đối tượng làm thuê sẽ trực tiếp đi thu tiền góp hoặc tiền lãi.
Công an đã làm việc với những người vay xác định số tiền vay thấp nhất là 2 triệu cao nhất là 30 triệu. Những người này thường thông qua sự giới thiệu của những người vay trước chỉ có một số trường hợp vay tiền thông qua tờ rơi cho các đối tượng phát. Khi vay tiền người vay thường phải nộp phí hồ sơ từ 5%-10% trên tổng số tiền vay, có một số trường hợp thì không nộp phí.
Công an đã lập biên bản xác minh đối với 250 người vay đã bỏ đi khỏi địa phương hiện chưa xác định được nơi cư trú để ghi lời khai làm rõ. Tổng số người bị hại trong vụ án này là 126 người đã được công an ghi lời khai…
Theo báo pháp luật
Vì sao Hồng Tơ không bị phạt tù vì đánh bạc?
Theo quy định về tội đánh bạc, phạt tiền là một trong những hình phạt chính. Nếu HĐXX thấy việc phạt tiền đã đủ sức răn đe thì sẽ áp dụng hình thức này.
Hồng Tơ vỗ tay sau khi chủ tọa tuyên án
HĐXX nhận định các bị cáo tham gia đánh bạc mang tính chất bộc phát, giải trí, số tiền thu trên chiếu bạc không nhiều nên không cần cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội.
Chiều 29/11, TAND TP.HCM đã đưa ra mức hình phạt cho nghệ sĩ Hồng Tơ 50 cùng 5 bị cáo khác về tội Đánh bạc. Đáng chú ý, cả 6 bị cáo đều bị phạt tiền chứ không nhận án phạt tù.
Khoản 1, Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Đánh bạc quy định: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định tại điều này, phạt tiền là một trong những hình phạt chính. Do vậy, nếu HĐXX thấy rằng việc phạt tiền đã đủ sức răn đe cho các bị cáo thì sẽ áp dụng hình thức này mà không áp dụng hình thức xử phạt khác như cải tạo không giam giữ hay phạt tù.
"Điều này tùy thuộc vào nhận định của tòa, xét thấy không cần phải cách ly các bị cáo thì chỉ cần phạt tiền", luật sư Hoan nói.
Bị cáo Hồng Tơ cùng đồng phạm tại tòa chiều 29/11. Ảnh: Quang Anh.
Trong phần tuyên án, HĐXX nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, số tiền đánh bạc không lớn (ở đây là gần 15 triệu đồng). Quá trình điều tra, các bị cáo thành khẩn khai báo, có nhân thân tốt, ăn năn hối cải và phạm tội lần đầu. Do đó, tòa cho rằng không cần cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.
Ngoài ra, các bị cáo cũng thực hiện hành vi phạm tội một cách bộc phát nhằm mục đích giải trí là chính. Vì vậy, HĐXX xét thấy chỉ cần phạt tiền là đủ sức răn đe, giáo dục cho Hồng Tơ cùng 5 bị cáo.
Trong vụ án, Hồng Tơ là người rủ rê những người khác tới nhà đánh bạc. Do đó, bị cáo này phải chịu mức phạt cao hơn những bị cáo còn lại.
Từ đây, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hồng Tơ 50 triệu đồng, 5 bị cáo còn lại bị phạt mỗi người 20 triệu đồng.
Theo cáo trạng, vào lúc 6h25 ngày 17/4, Hồng Tơ điện thoại rủ Giáp Thành Tây, Nguyễn Văn Hậu, Trần Văn Hùng, Nguyễn Văn Hữu, Dương Hoàng An đến quán cà phê Nhớ Kỷ Niệm (do Hồng Tơ làm chủ) để đánh bài ăn tiền.
Lúc 14h30 cùng ngày, Công an phường Hòa Thạnh (quận Tân Phú) kiểm tra, bắt quả tang nghệ sĩ này cùng 5 người nêu trên đang tham gia đánh bạc dưới hình thức binh xập xám. Cơ quan công an đã thu giữ 14,8 triệu đồng cùng nhiều tang vật.
Nghệ sĩ Hồng Tơ khai gì tại tòa?
Hầu tòa về tội đánh bạc, bị cáo Cao Văn Tơ (nghệ sĩ Hồng Tơ) bày tỏ sự ân hận về việc đã xảy ra.
Theo news.zing.vn
Mẹ nữ sinh giao gà kháng cáo bản án sơ thẩm Bị cáo Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị hạ sát) đã làm đơn kháng cáo kêu oan bản án sơ thẩm được tuyên hôm 27/11, trong đó Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt bị cáo 20 năm tù về tội buôn bán trái phép chất ma túy. Luật sư Lê Hồng Hiển, luật sư bào chữa cho bị...