Chuyển từ băng vệ sinh sang thứ này, bạn và cả thế giới sẽ nhận được một lợi ích cực kỳ to lớ
Một công cụ cực kỳ hữu ích, thoải mái, lại rất thân thiện với môi trường – cốc nguyệt san! Bạn đã bao giờ nghe đến nó chưa?
Phụ nữ có một thiệt thòi, đó là hàng tháng đều phải trải nghiệm qua những ngày ác mộng mang tên ‘kinh nguyệt’.
Trong những ngày này, người bạn duy nhất của chị em dường như chỉ 2 thứ: băng vệ sinh hoặc tampon. Có điều, dù được cải tiến rất nhiều kể từ khi ra đời, chúng cũng đem lại những bất tiện nhất định trong sinh hoạt.
Nhưng bạn biết không, vẫn còn có một công cụ khác cực kỳ tiện lợi, thoải mái dành riêng cho kỳ kinh nguyệt mà đảm bảo nhiều người chưa từng nghe đến bao giờ. Đó chính là cốc kinh nguyệt (hoặc cốc nguyệt san).
Cốc nguyệt san là gì? Dùng nó như thế nào?
Nó đây – cốc nguyệt san đây
Cốc kinh nguyệt đa số trông giống như một chiếc chuông nhỏ (hoặc dạng phễu), dài khoảng 5cm, được làm từ cao su, silicone y tế, hoặc nhựa dẻo… có tính đàn hồi tốt.
Phía dưới của nó có tay cầm ngắn, nó sẽ giúp bạn lấy chiếc cốc ra một cách dễ dàng nhất.
Cách sử dụng chiếc cốc này sẽ hơi phức tạp một chút: đó là phải đưa cốc vào trong âm đạo.
Thường thì trước khi sử dụng, bạn phải luộc cốc trong nước sôi 2-3 phút rồi để nguội và khô. Sau đó rửa tay sạch sẽ, gấp chiếc cốc này lại theohướng dẫn, đưa vào cơ thể giống như tampon. Khi đó, nó sẽ thầm lặng ‘thu thập’ máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên, không để cho ‘nước tràn bờ đê’.
Do máu được giữ trong tử cung nên sẽ không tiếp xúc với khôngkhí nên sẽ không hề có mùi!
Hơn nữa, chiếc cốc không làm thay đổi độ pH, không tạo môitrường ẩm thấp cho nấm và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển, nên sẽ vệ sinh hơn nhiều.
Bạn sẽ phải thay chiếc cốc này sau khoảng 8h. Tuy nhiên theo ý kiến đánh giá của rất nhiều người sử dụng, thì chỉ cần làm đúng cách, bạn gần như không còn cảm thấy sự hiện diện của chiếc cốc này nữa.
Video đang HOT
Khi thay bạn chỉ cần bóp nhẹ vào đáy cốc, nhẹ nhàng lấy ra, đổ máu kinh đi, dùng nước sạch hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng.
Lịch sử của chiếc cốc nguyệt san
Do mới đây, cốc nguyệt san mới trở nên nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi, nhiều người lầm tưởng nó là một phát minh của thời hiện đại. Nhưng sự thật hết sức bất ngờ: ý tưởng về cốc nguyệt san đã ra đời từ cuối thể kỉ 19.
Người ta đã tìm thấy một bản vẽ từ năm 1867 về cốc nguyệt san tuy khi đó vẫn chưa có hình dáng như bây giờ.
Bản thiết kế của S.L.Hockert, một nhà phát minh ở Chicago.
Sau đó, một bản vẽ khác từ năm 1867 cũng được tìm thấy. Bản thiết kế này khá khác với bản trước và bắt đầu có hình dáng của chiếc cốc nguyệt san hiện đại. Tác giả của bản thiết kế lại tiếp tục là nam giới – ông G.E. Johnston.
Trong những năm sau đó, đã có rất nhiều người đưa ra ý tưởng thiết kế cho chiếc cốc, như H. Farr (1884), hoặc Julius Vernier (1895), hay Nelson Pessary (1907).
Tuy nhiên, phải đến năm 1937, chiếc cốc đầu tiên mới được đưa ra thị trường, với bằng sáng chế của Leona Chalmers.
Tuy nhiên, phát minh thời đó không được chào đón cho lắm. Nguyên do là vì khi ấy chưa có chất liệu nhựa dẻo, khiến chiếc cốc phải làm từ một số nguyên liệu cứng, dễ gây đau bụng. Hơn nữa, sự ra đời của tampon năm 1934 và băng vệ sinh có cánh vào năm 1969 có vẻ như được chào đón hơn.
Mãi đến năm 1989, khi hãng The Keeper ở Mỹ tiến hành ‘tái sinh’ lại cốc nguyệt san, phát minh này mới bắt đầu xuất hiện ồ ạt trên thị trường. Lần này, nhờ chất liệu là cao su, nó không còn bị cứng nữa.
Sau đó, nhờ khoa học công nghệ phát triển, những chất liệu khác như sillicon, TPE, cao su y tế… được dùng để sản xuất cốc nguyệt san. Lo lắng về mặt vệ sinh và độ an toàn được dập tắt.
Tại sao nên dùng cốc nguyệt san?
Chúng ta chẳng thể phủ nhận được vị thế thống trị của băng vệ sinh vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia trên thế giới khuyên phụ nữ sử dụng cốc kinh nguyệt, vì nó có những lợi ích mà các sản phẩm khác không thể có được.
Đầu tiên, nó có thể giúp hãm bớt cơn đau bụng kinh. Do tử cung không còn phải co bóp để đẩy máu ra ngoài, bạn sẽ có thể không còn đau bụng nữa. Bên cạnh đó thì như đã nêu, máu này không tiếp xúc với không khí nên sẽ hạn chế phát sinh mùi rất nhiều – thứ mà băng vệ sinh không thể làm được.
Thứ 2, giống như tampon, khi dùng cốc kinh nguyệt bạn hoàn toàn có thể tập gym, bơi lội, nhảy múa… như bình thường. Nhưng khác ở chỗ, tampon có lực hút rất mạnh, tạo ra cảm giác khô rát, trong khi cốc nguyệt san được đánh giá là thoải mái hơn nhiều.
Và cuối cùng, đó là lợi ích về môi trường. Khác với băng vệ sinh, cốc nguyệt san có thể dùng lại rất nhiều lần, qua đó giảm được một lượng rác thải ra môi trường cực kỳ đáng kể.
Để cho dễ hình dung, trung bình một phụ nữ dùng gần 300 sản phẩm như tampon, băng vệ sinh… mỗi năm. Nhân với khoảng 3,5 tỉ phụ nữ, chúng ta có được con số khổng lồ. Tất cả số này sẽ đi ra môi trường, hủy hoại đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước… Riêng Bắc Mĩ mỗi năm có 20 tỉ băng vệ sinh, tampon trở thành rác bên ngoài môi trường.
Hơn nữa, những hóa chất trong băng vệ sinh hay tampon (tẩy trắng, tạo mùi…) cũng rất độc hại cho cả bản thân chúng ta lẫn môi trường thiên nhiên.
Nhược điểm duy nhất của cốc nguyệt san là nếu bạn chưa quan hệ tình dục bao giờ thì không được dùng. Ngoài ra, giá thành của nó khá đắt tiền – có thể vượt quá nửa triệu đồng. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của chiếc cốc lại lên tới 10 năm, nên chưa biết bên nào tiết kiệm hơn đâu.
Bạn nghĩ sao về việc thay thế băng vệ sinh mỗi khi đến ‘mùa dâu’ bằng một công cụ thoải mái, tiện lợi hơn và cực kỳ có ích cho môi trường?
Nguồn: Catamenial Patent, refinery29, Mum.org
Theo BILLY CIPHER/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
6 thói quen trong ngày đèn đỏ dễ gây vô sinh
Nếu bạn chăm sóc, vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ không đúng cách cũng rất có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Việc vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ là rất quan trọng đối với bạn gái bởi vùng kín là nơi dễ viêm nhiễm. Vì thế nếu như bạn chăm sóc không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến vô sinh.
Thời gian thay băng vệ sinh quá lâu
Môi trường của "cô bé" trong những ngày "đèn đỏ" thường rất ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây gia tăng các bệnh phụ khoa. Nếu vùng kín bị viêm nhiễm nặng có khả năng khiến bạn gái bị vô sinh. Vì vậy, dù lượng máu ra nhiều hay ít, các bạn vẫn nên thay băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng sử dụng.
Ảnh minh họa
Không rửa tay khi thay băng vệ sinh
Trước và sau khi thay băng vệ sinh, bạn phải rửa tay thật sạch. Bởi vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào bên trong và tấn công vùng kín và gây ra các căn bệnh phụ khoa. Đây là sai lầm lớn nhất của các bạn gái trong những ngày đèn đỏ. Bạn gái hãy nhớ phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thay băng vệ sinh.
Dùng băng vệ sinh siêu thấm
Các sản phẩm siêu thấm tác dụng chính là hút hết dịch kinh nguyệt, nhưng "tác dụng phụ" là hút luôn những chất dịch giữ ẩm tạo môi trường kháng khuẩn cho âm đạo - nơi rất nhiều vi khuẩn lành tính sống nhờ môi trường thông khí, khi đường thông khí bị bít.
Môi trường âm đạo khô tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Độc tố do loại vi khuẩn này có thể bị hấp thụ vào máu, gây nhiễm độc không chỉ bộ phận tử cung mà còn toàn bộ cơ thể.
Dùng băng vệ sinh có mùi
Một số loại băng vệ sinh có chất khử mùi khiến phụ nữ bị ngứa, khó chịu và luôn cảm giác bị ẩm ướt. Đó là băng vệ sinh có chứa hóa chất hoặc thảo mộc để tạo mùi thơm dễ chịu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy băng vệ sinh có mùi thơm độc hại hơn nhiều so với các loại băng vệ sinh không có mùi, bởi hóa chất độc hại như benzen, este... làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn gây hăm da, đỏ da, dị ứng, kích ứng... ở những người nhạy cảm, ảnh hưởng tới sức khỏe "cô bé", thậm chí gây vô sinh.
Dùng giấy vệ sinh lau vùng kín
Ảnh minh họa
Dùng giấy vệ sinh để lau chùi vùng kín vào ngày đèn đỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây ra các bệnh phụ khoa mà tệ hơn là kéo theo nhiều biến chứng khó lường như vô sinh, teo âm đạo, ung thư cổ tử cung...
Để bảo vệ sức khỏe của mình, các bạn hãy chú ý lựa chọn giấy vệ sinh thật kĩ, các loại giấy chất lượng cao. Nếu như công việc thường phải đi vệ sinh nơi công cộng, thì hãy trang bị theo gói khăn ăn tốt để sử dụng.
Thụt rửa âm đạo bằng vòi hoa sen
Dù vòi hoa sen có mạnh hay nhẹ thì việc thụt rửa vòi để vệ sinh vùng kín cũng khiến vi khuẩn dễ dàng theo vào âm đạo. Hoặc bạn gái dùng dung dịch sát khuẩn rửa sâu vào âm đạo sẽ khiến niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch gây các bệnh ở cổ tử cung.
Theo kienthuc
Thiếu nữ suýt chết vì dùng băng vệ sinh quá lâu Molly Pawlett, 14 tuổi, đến từ Daventry, Northamptonshire (Anh) đã suýt mất mạng vì hội chứng sốc độc tố do sử dụng tampon trong 10 tiếng. Ngày 10/4, Molly Pawlett thức dậy với nhiều nốt ban trên khắp cơ thể cùng với triệu chứng đau miệng và lưỡi đỏ. Cô được mẹ đưa vào bệnh viện ngay sau đó. Tại đây, các bác...