Chuyển trường Mầm non Tuyết Nghĩa, Quốc Oai sang địa điểm mới: Hài hòa lợi ích chung
Để nâng cao chất lượng dạy và học, huyện Quốc Oai đã quyết định chuyển trường Mầm non trung tâm cũ xã Tuyết Nghĩa về khu trung tâm mới với cơ sở vật vất khang trang, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, quyết định này gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người dân.
Điểm trường Mầm non trung tâm mới xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai. Ảnh: Phương Nga
Dùng con trẻ để gây sức ép
Để phản đối quyết định chuyển trường mầm non trung tâm cũ ra địa điểm mới, từ ngày 27/11, một số phụ huynh học sinh trường Mầm non Tuyết Nghĩa đã tự ý cho con em nghỉ học. Đồng thời tập trung trước cổng trường cũ khóa cổng ngăn cản cán bộ, giáo viên nhà trường chuyển đồ dùng học tập. Ông Kiều Văn Châu thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa cho biết: “Chúng tôi phản đối bởi việc chuyển trường mầm non về khu trung tâm mới sẽ gây khó khăn hơn trong việc đưa đón con em. Khoảng cách từ gia đình xa nhất đến điểm trường mới là gần 2km, trong khi đường có nhiều xe trọng tải lớn lưu thông, không an toàn cho việc đưa, đón con em. Ngoài ra, điểm trường mới thường xuyên xảy ra ngập lụt, cụ thể, năm 2018 trường bị ngập sâu 40cm khiến học sinh phải nghỉ học”.
Trường Mầm non Tuyết Nghĩa mới được xây dựng với tổng diện tích hơn 6.000m2 tại địa phận thôn Muôn Ro, với 16 phòng học và các phòng chức năng như thể chất, âm nhạc… Tổng kinh phí đầu tư là 33,192 tỷ đồng, được bàn giao đưa vào sử dụng tháng 11/2019. Tại đây, các em sẽ có một môi trường học tập đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu dạy và học của cô và trò nhà trường.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương
Chia sẻ về vấn đề này, Hiệu trưởng trường Mầm non Tuyết Nghĩa Nguyễn Thị Thanh Minh cho biết: Theo quyết định, ngày 27/11, trường Mầm non Tuyết Nghĩa có tổng số 230 em học sinh sẽ chuyển sang địa điểm mới. Tuy nhiên, đến nay mới có 130 học sinh chuyển sang trường mới, còn lại 100 em phụ huynh cho nghỉ học để phản đối quyết định này. Theo cô Minh, trường Mầm non trung tâm cũ xã Tuyết Nghĩa được xây dựng từ năm 2012, với tổng diện tích 1.200m2. Hiện trường đang có 230 em học sinh theo học, chia làm 8 lớp. Do thiếu phòng học nên thời gian qua nhà trường phải khắc phục bằng cách sử dụng phòng làm việc của giáo viên để làm lớp học.
Theo đó, 2 phòng học tạm này có diện tích 10m2/32 trẻ. Nếu xét theo tiêu chuẩn quy định, diện tích tối thiểu mỗi học sinh vùng đồng bằng là 12m2, trong khi trường Mầm non Tuyết Nghĩa chỉ đạt trung bình hơn 5m2/học sinh. Do đó, việc chuyển trường về khu mới để đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ là điều cần thiết. “Việc người dân cho con em nghỉ học như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới nền nếp sinh hoạt của trẻ” – cô Minh bày tỏ.
Đáp ứng tốt nhất việc học, chơi của trẻ
Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương khẳng định, việc chuyển trường Mầm non Tuyết Nghĩa về khu trung tâm mới là phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là quyết định đúng đắn, hài hòa với lợi ích chung và lâu dài của địa phương. Vì hiện nay cơ sở vật chất của trường cũ không đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Mặt khác, trường Tiểu học xã Tuyết Nghĩa đang thiếu diện tích để công nhận lại trường chuẩn quốc gia. Sau khi chuyển trường mầm non ra khu trung tâm mới, địa phương sẽ bàn giao cơ sở này cho trường Tiểu học Tuyết Nghĩa quản lý và cải tạo sử dụng, để đủ điều kiện công nhận trường chuẩn lần 3 vào năm 2020.
Về hướng khắc phục những khó khăn mà người dân đưa ra, ông Phương cho biết: Trục đường giao thông ra điểm trường mới là đường trục chính của xã nên việc đi lại khá thuận tiện. Hơn nữa, khoảng cách từ điểm trường cũ đến điểm trường mới dài 1,1km. Riêng thôn Độ Lân có khoảng cách đến điểm trường mới xa nhất (gần 2km), nhà trường đã có hướng khắc phục bằng cách cho 19 học sinh của thôn Độ Lân (nếu có nhu cầu) chuyển về điểm trường Mầm non thôn Cổ Hiền cách đó 500m. Điểm trường này hiện có diện tích 500m2, gồm 5 phòng học và 106 trẻ. Về tình trạng ngập nước vào mùa mưa, ông Phương cho biết, trong giai đoạn 1 thi công năm 2017, do nền móng thấp nên trường bị ngập 40cm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2, huyện đã có chủ trương nâng cao cốt nền, hiện nay đã khắc phục được tình trạng ngập lụt vào mùa mưa.
Theo kinhtedothi
Video đang HOT
Gần 2.100 giáo viên hợp đồng ở Hải Dương hồi hộp chờ xét tuyển
Trong 2 ngày (7,8/12), gần 2.100 giáo viên hợp đồng từ 31/12/2015 trở về trước tại tỉnh Hải Dương sẽ chính thức bước vào kỳ xét tuyển viên chức ngành giáo dục.
Ngày 4/10/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch số 479 về việc tổ chức xét tuyển giáo viên ngành giáo dục và đào tạo năm 2019.
Theo đó, phạm vi xét tuyển là các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các trường trung học phổ thông công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
Đối tượng xét tuyển là giáo viên đang làm hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội làm công tác giảng dạy tại các nhà trường công lập trong tỉnh từ ngày 31/12/2015 trở về trước.
Đồng thời phải trong chỉ tiêu biên chế và được cấp có thẩm quyền tuyển dụng cho phép ký hợp đồng lao động.
Các giáo viên mầm non dạy hợp đồng tại thành phố Hải Dương phấn khởi vì được xét tuyển lần này (Ảnh: Lã Tiến)
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, đợt xét tuyển năm 2019, tỉnh có gần 2.100 giáo viên tham gia xét tuyển, trong đó có 1.435 giáo viên mầm non, 366 giáo viên tiểu học, hơn 100 giáo viên trung học cơ sở; còn lại là giáo viên trung học phổ thông.
Sau 9 năm công tác, cống hiến cho ngành, cô giáo Nguyễn Thị Nhẹ (giáo viên Trường mầm non Nam Đồng, thành phố Hải Dương) đối chiếu theo quy định xét tuyển giáo viên đợt này và thấy đủ điều kiện được tham gia xét tuyển.
"Tôi xác định vào nghề là để cống hiến, dành hết tâm huyết cho ngành giáo dục mặc dù đồng lương thấp, không bảo đảm cuộc sống.
Trong suốt 9 năm làm việc, tôi luôn chờ đợi có dịp để được tuyển dụng vào biên chế ngành giáo dục.
Lần xét tuyển này, bản thân tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì việc xét tuyển đã đáp ứng mong mỏi của nhiều giáo viên hợp đồng như tôi", cô Nhẹ phấn khởi nói.
Mặc dù đã có 13 năm gắn bó với công việc nuôi dạy trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Phượng ở Trường Mầm non Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ) vẫn làm hợp đồng, thu nhập bấp bênh.
Dịp hè không có hợp đồng lao động, các cô phải nghỉ làm hoặc chấp nhận làm việc không lương.
"Sau thời gian dài mong mỏi cuối cùng chúng tôi cũng có cơ hội được xét tuyển viên chức.
Tôi rất vui vì đóng góp của mình được ghi nhận. Trúng tuyển đợt này sẽ là niềm an ủi lớn, giúp chúng tôi thêm gắn bó với nghề", cô Phượng nói.
Mặc dù phấn khởi khi tự xét thấy mình đủ điều kiện được tham gia xét tuyển nhưng nhiều giáo viên hợp đồng tại Hải Dương cũng không khỏi lo lắng.
Để được tuyển dụng, những giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xét tuyển phải trải qua vòng phỏng vấn kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn trong thời gian 30 phút.
Theo cấu trúc đề phỏng vấn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nội dung ở bậc mầm non xoay quanh Điều lệ trường mầm non, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chương trình giáo dục, tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Ở bậc tiểu học thì tập trung vào Điều lệ trường tiểu học, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông liên quan cấp tiểu học, các vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá học sinh.
Ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông chủ yếu về điều lệ trường có nhiều cấp học, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
Chương trình giáo dục phổ thông, thiết kế giáo án theo định hướng tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trên lớp, luyện tập vận dụng, tìm tòi, sáng tạo, đổi mới kiểm tra, đánh giá...
Nhiều giáo viên hợp đồng cũng rất lo lắng cho đợt xét tuyển quan trọng này (Ảnh: Lã Tiến)
Nhiều giáo viên hợp đồng khi được hỏi đều cho rằng, phần kiến thức lý thuyết rộng, trong khi công việc của các giáo viên thường ngày đã khá bận rộn.
Hơn nữa, việc kiểm tra bằng hình thức phỏng vấn cũng dễ gây tâm lý đối với người được xét tuyển.
Các giáo viên hợp đồng còn lo lắng nếu không được tuyển dụng đợt này sẽ không biết tới khi nào mới được xét tuyển tiếp.
Theo ông Đỗ Duy Hưng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, thời gian tổ chức phỏng vấn thống nhất trong toàn tỉnh là tổ chức trong 2 ngày (7,8/12 tới đây).
Để chuẩn bị cho đợt xét tuyển giáo viên này, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã thành lập Ban Chỉ đạo kỳ xét tuyển giáo viên năm 2019.
Ban chỉ đạo do ông Lương Văn Cầu, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến các giáo viên thuộc diện xét tuyển.
Đồng thời bám sát, theo dõi, phản ánh kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
Ngày 22/11/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã có hướng dẫn ôn tập cho các thí sinh tham dự kỳ xét tuyển giáo viên ngành giáo dục đào tạo năm 2019.
Theo đó, sở đã tổ chức hướng dẫn ôn tập và phát tài liệu ôn tập cho thí sinh trong 2 ngày 26 và 27/11 vừa qua.
Đến ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có hướng dẫn một số nội dung tổ chức phỏng vấn xét tuyển giáo viên.
Cụ thể, mỗi thí sinh có thời gian phỏng vấn là 30 phút, gồm: chuẩn bị tối đa 20 phút; thời gian trả lời, nộp đề phỏng vấn, giấy chuẩn bị, ký xác nhận tối đa 10 phút.
Từ ngày 1/12, ở các huyện Gia Lộc, Thanh Hà, Tứ Kỳ có 5 xã sẽ nhập về thành phố Hải Dương nên việc chuẩn bị xét tuyển giáo viên ở những trường học thuộc các xã này cũng có những điều chỉnh nhất định.
Các địa phương, nhà trường đang bám sát thực tế, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong diện xét tuyển.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 32 trường mầm non thì tất cả những trường học này đều có vườn rau với đủ các loại rau để phục vụ cho trẻ ăn bán trú. Phong trào phát động thực hiện vườn rau cho trẻ bán trú ở các trường mầm non đã được ngành GD&ĐT Hương Sơn quan tâm thực hiện trong nhiều...