Chuyện tình yêu chàng Công an xứ Nghệ: Biết mi sinh năm 94 tau nỏ yêu mi
“Anh ấy là bạn, là người tri kỷ và là người đàn ông tôi yêu”, Ánh Tuyết hạnh phúc nói về người chồng của mình.
Ánh Tuyết và Văn Vinh cùng quê Nghệ An.
Tốt nghiệp đại học một ngôi trường tên tuổi ở Hà Nội, với tấm bằng khá, ngoại hình đẹp, ra trường Tuyết đầu quân về công ty anh trai, ở lại thủ đô làm việc. Cuộc sống của cô gái xứ Nghệ ngày ấy là mơ ước của hàng triệu cô gái nhưng tất cả rẽ ngang kể từ ngày cô gặp Nguyễn Văn Vinh (1994), anh chàng công an trẻ của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ấn tượng đầu tiên: Chảnh chảnh, khó ưa
Tuyết chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ yêu một chàng trai ít tuổi hơn mình chứ chưa nói tới chuyện cưới. Còn Vinh, ngày cậu bạn thân tâm sự đang yêu cô gái lớn hơn hai tuổi, anh chàng chỉ nhủ thầm: Thằng này bị sao rồi. Ấy vậy mà…
“Cách đây ba năm cả hai đứa bén duyên khi bưng lễ cho đứa bạn thân. Mình bên nhà gái, Vinh bên nhà trai. Hồi đó ông xã mình chảnh lắm. Lúc bưng lễ xong, mình rủ mọi người ra chụp ảnh chung, ban đầu ông ấy cứ lắc đầu nhất quyết không chụp. Mình ghét lão luôn từ dạo đó, người đâu mà kiêu, chảnh chọe dễ sợ”, Tuyết hài hước nhớ lại.
Sau này, hỏi ra mới biết anh chàng… nhát gái. Cũng tại Vinh trắng trẻo, thư sinh nên trước giờ ông xã Tuyết toàn bị gái tán, gái chọc chứ chưa đi tán gái bao giờ. Thấy cô gái nào trêu là lại đỏ mặt.
Tuyết và Vinh quen nhau khi bưng lễ cho người bạn thân.
Hiểu nhầm chỉ được gỡ bỏ một phần ngày Tuyết đăng ảnh đỡ lễ, tag tên Vinh vào cùng. “Mình thấy trong nhóm bạn đỡ lễ nhà trai ngày đó, Tuyết gắn thẻ mỗi mình nên mình khoái. Vào nói chuyện thấy hợp cạ, dễ thương”, Vinh nhớ lại.
Tuyết sinh năm 1992. Vinh sinh năm 1994. Ngày Tuyết hỏi năm sinh, Vinh khai gian lên một tuổi (1993) rồi dõng dạc: “Tau sinh năm 93 còn mi sinh năm 92. Hơn có một tuổi, vậy ta gọi tau mi (mày tao – PV) cho dễ nói chuyện”.” Ngẫm cũng phải, Tuyết gật đầu đồng ý, đâu ai dè Vinh nói dối.
“Mình mà khai sinh năm 1994 chắc cô ấy bắt gọi chị thật. Sau này, nghe mọi người bảo cô ấy không thích người nói dối, không lấy chồng ít tuổi hơn nên cũng giấu luôn. Mấy lần cô ấy đòi xem chứng minh thư, mình giấu tiệt, bảo quên ở nhà rồi, chứ thực ra luôn mang trong người”, Vinh thú nhận.
Đám cưới bạn xong, Tuyết ở lại quê một thời gian. Áp lực gia đình, cuộc sống khiến cô gái bị stress. Khoảng thời gian đó, Vinh luôn là người ở bên động viên chọc cười cô gái nhỏ. “Tán mãi mới đổ đấy”, Vinh bật cười nhớ lại.
2 năm yêu xa ngỡ có lúc tình yêu vụt mất
Video đang HOT
“Tán mãi mới đổ” – Vinh kể chuyện
Rồi Tuyết trở lại Hà Nội làm việc. Vinh vẫn ở quê.
Cứ tưởng rằng cuộc sống mới và nhất là khoảng cách địa lý hơn 300 cây số sẽ làm tình cảm hai người phai nhạt. Nhưng không, mọi thứ vẫn vậy. Mỗi tối Tuyết vẫn thường thức để đợi Vinh đi làm về, gọi điện thoại trò chuyện. Dù có muộn đến mấy, chỉ khi biết Vinh đi làm về an toàn cô gái nhỏ mới có thể chìm vào giấc ngủ.
“Có hôm cháy rừng 2, 3 giờ sáng ông xã đang còn phải ở trong rừng dập lửa. Vinh gọi cho mình bảo ngủ trước đi, đừng đợi nữa. Qua điện thoại mình nghe thấy tiếng lửa cháy, cây cối đổ rần rần. Thương anh, thấy trái tim như bị bóp nghẹt, rồi khóc rưng rức. Người ta cười bảo là “ngốc quá! Ngủ đi không sao mô! Tí về là gọi cho liền nhé!”, Tuyết cười nhớ lại.
Yêu xa đã khổ. Yêu xa mà còn bị cả hai gia đình phản đối, cấm cản còn khổ hơn.
Nhà Tuyết ở ngay trung tâm thị trấn, cũng là gia đình khá giả. Ngày lên thăm nhà trai tận vùng heo hút, mẹ Tuyết không nén được tiếng thở dài. Nhà có mỗi mụn con gái, mẹ nào không xót, vậy là bà cấm. Đằng trai cũng chẳng kém, ngày Vinh đòi cưới Tuyết, gia đình cũng phản đối quyết liệt vì Vinh còn trẻ quá.
Cơ quan Vinh ở ngay trước nhà Tuyết. Cô gái nhỏ cũng thường xuyên về quê. Vậy mà số lần gặp mặt, nói chuyện được cùng nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay vì cha mẹ hai bên cấm.
“Mẹ vợ canh dữ lắm. Ngày Tuyết trở lại Hà Nội mình cũng không được tiễn, chỉ dám đứng trên cổng cơ quan nhìn xuống. Vợ mình ngày đó toàn đi tàu, trên vé tàu có ghi thời gian, mẹ vợ chỉ cho ra bến tàu trước tầm 30 đến 45 phút, xe thì thuê xe taxi hoặc xe người quen chở từ nhà xuống bến tàu, không cho gặp ai. Hai đứa nghĩ ra cách Tuyết xuống tới bến tàu, đứng đâu thì gọi mình ra đó. Hai đứa đứng nói chuyện với nhau 30 phút rồi Tuyết lên tàu ra Hà Nội, mình lại về tiếp tục công việc”.
Mỗi tháng Vinh lại bắt xe khách ra Hà Nội thăm Tuyết. “Hai đứa đi chơi đến 10 giờ về, có hôm muộn thì cũng chỉ đến 11 giờ tối về vì Tuyết ở nhà anh trai, sợ mọi người nghi ngờ”.
VÌ ANH MÀ TRỞ VỀ
“Tuyết không hứa hẹn ngày về quê làm việc. Mình cũng chưa bao giờ ép hay van xin Tuyết trở về. Nhưng mình luôn có cảm giác mình và Tuyết có duyên nợ, cảm giác chúng mình sẽ đến được với nhau. Tình yêu đó có mù quáng, nhưng tuổi trẻ chỉ muốn cố gắng hết mình để sau này nhìn lại không hối tiếc”, Vinh mỉm cười.
Ở Hà Nội, ngoài thời gian đi làm, Tuyết cố gắng dành thời gian học thêm tấm bằng sư phạm mầm non vì cô gái nhỏ vẫn luôn tin rằng mình phù hợp với công việc dạy trẻ hơn công việc hiện tại. Cô rất yêu trẻ. Ngày thấy Tuyết về nhà cúi đầu cùng tấm bằng sư phạm, mẹ Tuyết chỉ còn biết lắc đầu thở dài vì sự cố chấp của đứa con gái bà yêu thương hết mực.
Từ bỏ công việc kế toán với những bộ quần áo sang trọng, thơm phức, nơi Hà thành nhộn nhịp, Tuyết trở về quê hương làm một cô giáo mầm non dạy trẻ. Là mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng tới trường thay vì được ngủ tròn giấc đến 9 giờ sáng như trước đây. Là tuần đầu tiên đi dạy trẻ mới làm quen trường, quen lớp, là tiếng khóc của trẻ trở về cả trong từng giấc ngủ.
“Cuộc sống đôi khi lựa chọn không phải chỉ riêng tình yêu, mà là trong thâm tâm mình biết rằng người đó chính là người mà ta có thể dốc hết lòng mình để hy sinh và cố gắng. Người không phải là sự lựa chọn tốt nhất nhưng lại là người nó cảm thấy phù hợp và an yên khi ở bên”, Tuyết hạnh phúc chia sẻ.
Đám hỏi cô bạn thân se duyên cho cặp đôi xứ Nghệ
Ánh Tuyết
“Hạnh phúc ngày về bên anh!”
(Theo Pháp Luật)
Công an các đơn vị, địa phương phát động "Tết trồng cây" mừng Đảng, mừng Xuân
Ngày 3-2, Công an nhiều đơn vị địa phương trong cả nước đã tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây xuân Đinh Dậu năm 2017"
* Cảnh sát PCCC và CNCH Hà Nội
Cảnh sát PCCC và CNCH Hà Nội đã tổ chức phát động Tết trồng cây tại Cơ sở 2 - Đội Chữa cháy chuyên nghiệp Thanh Trì thuộc Phòng Cảnh sát PC&CC số 7.
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCC&CC TP Hà Nội nhấn mạnh, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ phát động vẫn còn sống mãi, là nét xuân độc đáo, là phong tục cổ truyền tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Các đại biểu tham gia trồng cây trong khuôn viên của trụ sở.
Tết trồng cây theo tư tưởng của Bác sẽ mãi mãi là động lực to lớn, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ đô sẽ hăng hái, nhiệt tình, ra sức trồng cây, trồng rừng, góp phần cải tạo môi trường, xây dựng cảnh quang xanh - sạch - đẹp.
Ngay sau buổi lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cùng các đơn vị, tổ chức Đoàn thể tham gia trồng cây trong khuôn viên của trụ sở.
* Cục CSGT
Cũng trong sáng nay, Cục CSGT cũng tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây Xuân Đinh Dậu 2017".
Phát biểu tại buổi Lễ, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT giao cho các đơn vị phải có trách nhiệm chăm sóc các cây đã trồng; tuỳ điều kiện cụ thể có thể trực tiếp trồng cây tại trụ sở đơn vị hoặc tham gia, phối hợp với các đơn vị, chính quyền tham gia nơi đóng quân tham gia "Tết trồng cây" trong thôn, xóm, dọc đường giao thông nông thôn, biên giới, đất trống đồi trọc...
Được biết, chương trình "Tết trồng cây Xuân Đinh Dậu 2017" của Cục CSGT được thực hiện tại Trụ sở Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội và Trung tâm Huấn luyện, Bồi dưỡng và đạo tạo lái xe, tại xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam. Đặc biệt, đơn vị trồng cây bàng vuông do CBCS Hải quân tặng, được mang từ đảo về.
* Công an tỉnh Nghệ An
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Đinh Dậu 2007 tại Trụ sở Trung tam huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh.
Tại buổi lễ, Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sỹ các đơn vị tham gia phong trào bằng những việc làm thiết thực như: ra quân trồng cây xanh và làm vệ sinh doanh trại, góp phần xây dựng đơn vị văn hóa, kiểu mẫu về Điều lệnh CAND. Mỗi cây xanh được trồng lên là tình cảm của cán bộ chiến sỹ tỏ lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau lễ phát động, ban giám đốc cùng cán bộ chiến sỹ đã tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên trụ sở Trung tam huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh, tạo cảnh quan "Xanh - Sạch - Đẹp" tại đơn vị, nhân lên nét đẹp văn hóa trồng cây trong mỗi dịp Tết đến - Xuân về.
(Theo Công An Nhân Dân)
Đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 là một cơn "động đất chính trị" lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế...