Chuyện tình trên “con đường chữ”
Một vị lãnh đạo cũ của ngành giáo dục Lai Châu nói với tôi “họ (giáo viên – PV) nếu không vì hoàn cảnh quá khó khăn, không bao giờ lại nhận đến dạy học ở những nơi ấy”. Những “nơi ấy” là những điểm trường xa hun hút ở huyện Mường Tè.
Những cô giáo miền xuôi
Cô Nguyễn Thu Oanh (42 tuổi) ở điểm trường Lò Ma Trường TH Ka Lăng được các giáo viên coi là đàn chị. Cô vốn là giáo viên ở Thái Bình, dạy hợp đồng 7 năm vẫn chưa được vào biên chế, chồng bị tai nạn chết. Năm 2005, bất đắc dĩ, cô đưa cậu con trai 5 tuổi xung phong lên Mường Tè dạy học.
Chuyến đi đầu nhận lớp, hai mẹ con cô đã chết hụt vì cái xe khách “từ thế chiến thứ nhất” mất phanh 2 lần lao xuống suối. Lần đầu, chị còn nhảy ra được, lần sau “kệ”, tết về để lại con ở Thái Bình gửi bà ngoại. Cậu bé nay đã học lớp 7, nhưng ký ức về chuyến đi cháu vẫn nhớ, hỏi có lên với mẹ không là lắc đầu.
Thầy giáo Lò Văn Xanh – người đã lập nhiều “kỷ lục” cùng lớp học mầm non của mình ở điểm trường Nhóm Pó
Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường ái ngại muốn chuyển cô về điểm gần, cô bảo “khổ cho khổ luôn, thôi để các cô giáo có con nhỏ ở trung tâm, đỡ cho các cháu”. Ở điểm bản, cô Oanh trồng rau, chăn nuôi, cố “ tự cung tự cấp” để dành tiền gửi về cho hai bà cháu.
Đợt năm 2008, tôi vào Bắc Ka Lăng, gặp liền một lúc 3 cô giáo trẻ: Đinh Thị Thanh Huyền, Đinh Thị Ngọc, Lê Thị Vân, quê ở Hà Tĩnh, Phú Thọ theo tiếng gọi của “cái sự khó” mà lên Mường Tè dạy học. Đi đã xác định rằng khổ mà “không ngờ khổ đến thế”, khóc suốt. Khổ vì những ngày đi bộ đằng đẵng, khổ vì không chỉ dạy học sinh, mà còn cả “trông em học sinh”, có lúc lớp cô Vân 7 học sinh, thêm 7 đứa em thành 14, một đứa khóc, cả bọn khóc theo.
Khổ cả vì ruồi vàng, bọ chó, cái giống ấy cũng thích các cô giáo trẻ hay sao mà “tấn công ghê lắm”. Đến ăn cơm cũng phải chui vào màn, đứng lớp cũng phải tất chân, tất tay như người… đang ở cữ.
Cô Huyền dạy ở Nhóm Pó có lần phải “đền” cậu học sinh chỉ vì “ai biết nó không mặc quần”. Cậu học sinh của cô lớp 2 rồi, mặc cái áo của bố trùm đến đầu gối… khỏi cần quần. Ghế ngồi ghép bằng thanh tre ẽo ợt, cậu học sinh bị tre kẹp “chim”, ngọ ngoạy mãi không dám kêu. Cô giáo bắt ngồi yên, đến lúc đau quá òa khóc, cô Huyền mới biết, nó đã sưng vù lên rồi. Cô giáo trẻ đành phải thuốc men chữa “đền”.
Video đang HOT
Vào lại Bắc Ka Lăng, cô Ngọc, cô Vân đã chuyển đi, chỉ gặp cô Huyền, hỏi cô còn thấy khổ không, cô bảo “vẫn thế, cái khổ mãi không quen được”. Cô Huyền khổ cũng không chuyển đi vì có “nợ” một thầy giáo ở vùng đất này rồi, phải ở lại.
Chuyện tình trên con đường chữ
Cô Huyền ở lại vùng đất này cũng bởi dính vào “tay cửu vạn lỳ bậc nhất”. Thầy giáo trẻ Lê Hoài Phương ngày ấy xung phong vác đồ cho cô. Thầy Phương dạy ở Tá Bạ, cứ thứ 7 lại về Nậm Lằn mua đồ cho mình, cho cô Huyền và cõng về Tá Bạ để hôm sau Chủ nhật, cõng đồ lên Nhóm Pó… rồi lại về trong ngày.
Chặng đường đi về thường mất 4 ngày, thầy Phương chỉ giải quyết trong 2 ngày, tuần nào cũng vậy. Có lần không biết vì vội việc hay tại ở chơi quá thời gian, thầy phải “chạy” từ Nhóm Pó về Tá Bạ mất 2,5 giờ, lập kỷ lục trong trường về thời gian đi trên cung đường khủng khiếp ấy. “Mất gần 1 năm mới gật đấy” – thầy Phương tủm tỉm cười, rồi bảo: “Mà có lẽ cô giáo “nợ” tiền công cõng hàng nhiều quá mới gật để… khỏi phải trả”.
Đợt ấy, các thầy cô ở điểm trường Nhóm Pó được uống bia. Để “báo cáo tổ chức”, thầy Phương chất lên vai mình thêm két bia. Cái món đồ uống “xa xỉ” ấy hình như lần đầu được mang vào cả két ở Nhóm Pó như thế. Đám cưới của cặp đôi Phương – Huyền có thể gọi là sang trong vùng vì được cả nhà trường và đồn Biên phòng Ka Lăng – đơn vị kết nghĩa, đồng tổ chức. Năm ngoái, cặp vợ chồng giáo viên ấy đã dựng được ngôi nhà gỗ thuộc loại “nhất bản” ở Tá Bạ để thực sự định cư trên vùng đất này.
Xóm giáo viên ở Tá Bạ mới đây thêm 2 gia đình mới, thầy Lý – cô Lành và thầy Xanh – cô Hình. Hai cặp đôi này khác, họ đều yêu nhau từ thời còn đi học sư phạm, cùng giống nhau ở chỗ… nghèo. Quyết lấy nhau chỉ có cách… trình bày hoàn cảnh, cùng xung phong đến nơi khó khăn nhất: Bản Nhóm Pó ở Bắc Ka Lăng. Thầy Xanh – cô Hình cưới nhau trước khi nhận lớp. Ngày đi Nhóm Pó, hai cặp vợ chồng cưới và chưa cưới dắt díu nhau đi. Hai đấng mày râu chất toàn bộ đồ đoàn lên vai, đỡ hai cô giáo trẻ lên đường trong mưa tầm tã.
Thầy Xanh trong chuyến đi ấy, ngoài việc lập kỷ lục vì bị vắt cắn nhiều nhất, mang nặng nhất còn thêm một kỷ lục khác, chắc không ai dám phá là đưa người vợ trẻ đang mang thai đi Nhóm Pó an toàn, dù mình ngã “không đếm được”. Hai cặp vợ chồng trẻ này cũng đã xin được đất chuẩn bị dựng nhà để định cư lâu dài ở Tá Bạ.
Theo dân việt
Nhọc nhằn kiếm chữ vùng biên
Ka Lăng, Thu Lũm là hai xã biên giới thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Phía bắc Ka Lăng giờ được tách ra, hình thành xã Tá Bạ. Ở đây có ba trường THCS dân tộc bán trú và các điểm trường ở các bản xa.
Trong đó, có hai điểm trường đặc biệt khó khăn là điểm ở bản Nhóm Pó và điểm ở bản Vạ Pù. Hai điểm trường này phải đi bộ một ngày từ trung tâm xã Tá Bạ vượt rừng, vượt núi mới đến được.
Ở đây, các thầy cô giáo chủ yếu là người dân tộc Hà Nhì, Thái. Họ "cõng" chữ lên đây cho các em với bầu nhiệt huyết của thanh niên và trách nhiệm của những người thầy.
Học sinh ở đây rất ngoan và biết nghe lời thầy cô. Tuy nhiên, hầu hết các em đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, gia đình các em đều thiếu ăn tới 9 tháng trong năm. Để vượt lên chính mình, với sự hỗ trợ tận tình của các thầy cô, các em đã lặn lội vượt núi băng rừng đi tìm con chữ.
Lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 ở điểm Trường Vạ Pù
Hai đứa trẻ ăn cơm vội để đến trường
Học sinh Trường THCS dân tộc bán trú Tá Bạ khẩn trương chuẩn bị chỗ ở
Em Lỳ Úi De, học sinh Trường THCS dân tộc bán trú Tá Bạ, đi kiếm củi về nấu cơm
Pờ Mò Pư và Lỳ Hu De, học sinh lớp 6 Trường THCS dân tộc bán trú Tá Bạ, đang giúp thầy cô nấu cơm
Thầy giáo Lò Văn Vinh cùng các thầy cô Trường THCS dân tộc bán trú Tá Bạ vót đũa cho các em học sinh ăn cơm
Thầy Tống Văn Lân và thầy Lý Văn Xanh dạy thể dục cho các em mầm non ở điểm Trường Nhóm Pó
Em Chang Lé Dứ cùng các bạn trong ngày hội tựu trường năm học 2012-2013
Theo tuổi trẻ
Đà Nẵng: "Vỡ" bán trú, các trường tốp trên vẫn quá tải đầu vào Mặc dù ngành Giáo dục TP Đà Nẵng đã yêu cầu không tổ chức bán trú cho học sinh lớp 1 nhằm giảm tải cho các điểm trường nóng về tình trạng quá tải đầu vào ở trung tâm thành phố song "nước vẫn cứ chảy về chỗ trũng". Học sinh nhập học gấp 4 lần điều tra phổ cập! Theo số liệu...