Chuyện tình của chàng trai chỉ đi được 6,5 m
Đó là câu chuyện cuộc đời chàng trai Chris đã dành 7 năm tập đi để khoác tay cô dâu bước trên lối đi dài 6,5 mét, trong nước mắt cảm động của quan khách.
Năm 2010, Chris Norton gặp tai nạn khi đang đá bóng tại trường Luther College ở Đông Bắc Iowa. Chàng thanh niên bị gãy xương sống và chỉ có 3% cơ hội cử động lại được các chi.
Lúc đó Chris 18 tuổi, bị liệt từ cổ trở xuống nhưng đã chiến đấu để giành lấy 3% còn lại của cuộc đời mình. Anh tập vật lý trị liệu 6 tiếng mỗi ngày. “Tôi phải chọn niềm tin thay vì sợ hãi”, anh nhớ lại quãng thời gian đó.
Chris và cô dâu của mình trong ngày cưới. Ảnh: Theepochtimes.
Nhưng nỗ lực thôi chưa đủ. Một cô gái tên Emily Summers đã xuất hiện trong cuộc đời Chris, vào một lần anh lang thang trên mạng năm 2013. Sau vài lần trò chuyện, Emily đã thu hút chàng trai bằng sự nhân ái, vẻ đẹp ngoại hình. Đặc biệt cô cho anh cảm giác không chú ý đến chiếc xe lăn.
Còn Emily đã bị lôi cuốn vào những câu chuyện mà Chris kể. “Chính lý do anh ấy không từ bỏ số phận đã kết nối tâm hồn chúng tôi với nhau”, cô chia sẻ. Emily gọi Chris là bạn thân nhất của mình. Họ bắt đầu cùng nhau hướng tới một trong những tham vọng của Chris: Bước lên sân khấu khi tốt nghiệp đại học.
Năm 2015, Chris khiến tất cả thầy cô và bạn bè bất ngờ khi bước lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp với sự giúp đỡ từ bạn gái. Video ghi lại khoảnh khắc này của chàng trai đã thu hút hơn một triệu lượt xem.
Chris tiếp tục đặt mục tiêu sẽ tự bước đi được trong đám cưới của mình. Tháng 4/2018, đôi bạn trẻ tổ chức một lễ kết hôn ngoài trời. Cuối buổi lễ, Emily quàng tay quanh người Chris, giúp anh đứng lên khỏi xe lăn. Trước sự ngạc nhiên của gia đình và bạn bè, cả hai cùng nhau bước trên lối đi giữa đám cưới, dài gần bảy thước.
“Tôi đã tập luyện bảy năm để đi bộ bảy thước. Lúc đó tôi chỉ biết rằng bất kể điều gì đã xảy ra thì vẫn sẽ ổn. Ngay cả khi tôi vấp ngã, vì vẫn còn Emily”, Chris nói.
Video đang HOT
Từ khi tai nạn xảy ra, Chris cùng vợ đã gây quỹ được hơn 800.000 USD cho những người bị tổn thương tủy sống dưới tên Quỹ Chris Norton. Họ còn nhận nuôi 18 đứa trẻ.
Chris Norton và Emily Summers bên 4 con gái nuôi và 2 con trai nuôi. Ảnh: Theepochtimes.
Lấy cảm hứng từ nghị lực của Chris, tổ chức phi lợi nhuận Fotolanthropy đã làm bộ phim tài liệu “7 Yards” (7 thước) kể lại hành trình vượt qua số phận của chàng trai và được phát hành vào ngày 23/2 vừa qua.
Chia sẻ với báo giới, cặp vợ chồng 28 tuổi nói rằng chính tình yêu và niềm tin đã giúp họ dũng cảm vượt qua những thử thách trong cuộc sống và nuôi dạy con cái đúng đắn.
Ngày hôm nay Chris là một diễn giả, một người chồng yêu vợ và cha của 18 đứa con. Anh cho rằng chấn thương tủy sống của mình là một điều may mắn. “Nó dẫn đến việc truyền cảm hứng cho những người khác, dẫn đến việc gặp được Emily, dẫn đến việc đỡ đầu, thậm chí nhận con nuôi và một bộ phim sẽ ra mắt… Tôi cảm ơn vì điều đó đã xảy ra khiến tôi trở thành một người tốt hơn,” anh nói.
Khách nữ bị thương nặng khi tập với PT, tố phòng gym thiếu trách nhiệm
Chị H. chán nản cho biết, điều khiến chị khó chịu nhất là phía phòng gym vẫn không có một lời xin lỗi dù rằng ngay từ đầu chị rất lịch sử và không đòi hỏi gì.
Mới đây, nữ gymer tên N.T.T.H. đã có một bài đăng khá dài "tố" một cơ sở tập gym tại Hà Nội thiếu trách nhiệm trong việc xử lý khi khách hàng bị thương trong lúc tập luyện do PT không tập trung vào công việc.
Đến nay, chi phí chữa trị chấn thương của chị đã lên đến hơn 40 triệu đồng, chưa kể tiền chữa răng, thẩm mỹ sẹo và tập vật lý trị liệu, nhưng phía phòng tập gym chỉ đề nghị sẽ bồi thường chị 20 triệu cùng 2 năm tập gym miễn phí.
Bài tố của nữ khách hàng (Ảnh: Chụp màn hình)
Khách bị thương nhưng nhân viên không hề trợ giúp
Chị H. chia sẻ chị đã mua 2 gói tập 48 buổi với giá 20 triệu đồng tại một phòng tập với lời quảng cáo đây là hệ thống phòng tập chuyên huấn luyện viên cá nhân 1 kèm 1. Ngày 9/11/2020, trong quá trình tập với PT, chị H. bị ngã dẫn đến bị thương nghiêm trọng trên mặt: "Mang tiếng là gói tập PT 1:1 mà HLV để khách gặp tai nạn, bị đa chấn thương từ miệng (khâu hơn 10 mũi cả trong và ngoài miệng), mặt (trật khớp hàm, miệng không há được và khó nói, không uống được nước nếu không có ống hút), trật đốt cổ nhưng đau nhất là giãn dây chằng và lung lay tổng 12 răng" , chị H. bức xúc viết.
Các vết thương trên mặt chị H. (Ảnh: N.T.T.H.)
Điều đáng nói là sau khi chị H. bị thương, nhân viên tại phòng gym không hề sơ cứu cho khách hàng. Chị H. phải nhờ một người cũng tập tại đó sơ cứu rồi đợi chồng đến đưa đi đến bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Thậm chí phòng gym cũng không phân công người đi cùng khách đến viện mà phải đến khi chồng chị H. gọi điện thì họ mới tới nhưng cũng chỉ đứng đó rồi về. Sau đó, PT và quản lý phòng gym ngỏ ý đến thăm hỏi chị H. và đền bù một phần chi phí điều trị nhưng do chị H. vẫn chưa điều trị xong nên đến ngày 2/12, khi vết thương ổn chị H. mới có thể làm việc với phòng tập.
Phòng gym nhiều lần trì hoãn, không phản hồi khiếu nại của khách
Do vết thương của chị H. nặng hơn so với tưởng tượng nên phía phòng gym đề nghị chị trả lời chi tiết hơn. Chị H. cũng rất hợp tác, viết mail lịch sự, hơn nữa còn không nói rõ yêu cầu bồi thường vì muốn để phía phòng gym chủ động lên phương án giải quyết. Nào ngờ, đáp lại nữ khách hàng lại là sự im lặng suốt 2 tuần. Chị H. phải liên lạc lại nhiều lần mới nhận được câu trả lời là đợi thêm 1 tuần vì công ty chưa có quyết định. Dù cảm thấy khá khó chịu, nhưng chị vẫn nhẫn nhịn đợi thêm. Tuy nhiên, thời hạn đã đến nhưng công ty một lần nữa lại không có hồi âm.
Đến ngày 28/12, chị liên lạc với Trưởng phòng đào tạo thì được biết người này không hề nắm được thông tin sự việc. "Vậy suốt 3 tuần trước đó bạn quản lý trung tâm trì hoãn không trả lời em vì cần họp với Ban giám đốc hoá ra là nói dối? Hay công ty đã biết về tai nạn này nhưng cố tình lờ đi? Em vô cùng thất vọng và gửi tối hậu thư tới Ban giám đốc công ty kèm giải pháp bồi thường mà em mong muốn" , chị H. chia sẻ trên trang cá nhân.
Bản tường trình được chị H. chia sẻ (Ảnh: N.T.T.H.)
Chiều 29/12, chị H. cuối cùng cũng nhận được phản hồi nhưng là đề nghị gặp mặt nữ khách hàng. Tuy nhiên chị H. đang vào đợt điều trị cổ lần 2 nên chị đã mời công ty đến nhà làm việc vào tối ngày 6/1. "20h10p ngày 6/1/2021: đại diện gồm 4 người bên đó đã tới gặp em và gia đình (có ghi âm). Nhưng các bạn xin lỗi thì ít mà đổ lỗi vòng quanh thì nhiều. Các bạn đổ tại phải đi công tác, tại bạn Tổng quản lý (không biết là ai tự dưng được nhắc tên) không chuyển thông tin nên chỉ nhận lỗi duy nhất là phản hồi chậm còn tai nạn thì chỉ 1 phần lỗi là của PT, còn lại là do em".
Từ đầu tới cuối gia đình em rất chừng mực lịch sự dù nhiều lần em L. có những lời nói không có tính chia sẻ như "mình là người lớn rồi chứ có phải trẻ con đâu chị", "em thấy chấn thương của chị không nghiêm trọng" khi nói về việc em bị ngã lúc tập", chị H. kể.
Phản hồi của phía phòng gym (Ảnh: N.T.T.H.)
Không tìm được tiếng nói chung, phòng gym thách thức khách hàng đưa sự việc ra pháp luật
Về phương án xử lý, phía phòng gym đề nghị sẽ tặng chị H. 2 năm tập miễn phí và đền bù 20 triệu. Nhưng theo chị H., gói tập này với chị là vô nghĩa bởi chị khó có thể trở lại việc tập luyện, vì thế chị đã từ chối. Điều bất ngờ là khi thấy gia đình chị không đồng ý, phía phòng gym liền đáp: " Anh chị từ chối phương án của bên em thì bên em cũng từ chối phương án của anh chị. Lần sau muốn gặp nhau ở đâu, có bên nào tham gia cũng được hết".
Sự việc vẫn chưa dừng lại khi đến ngày 7/1, một người tên L. thay mặt công ty gửi email phản hồi khiếu nại của chị H. Tuy nhiên khi chị H. nói sẽ gửi thêm một số thông tin, tài liệu chữa trị để có căn cứ cho công ty đưa ra bồi thương thì L. liền từ chối làm việc và cho rằng tai nạn chị H. gặp phải không liên quan đến công ty. "Việc chị ngã ở phòng tập bên em mà không có yếu tố nào tác động lên cơ thể chị và độ tuổi của chị nằm trong quy định của người được phép sử dụng máy" , chị H. nhắc lại lời L. và nói thêm rằng người này còn thách thức chị đưa sự việc ra pháp luật.
Phản hồi của phòng gym (Ảnh: N.T.T.H.)
Chị H. cũng khẳng định khi xảy ra sự việc chị hoàn toàn tập theo lời hướng dẫn của PT: "Em chỉ bắt đầu vào bài sau khi PT hô "bắt đầu" nghĩa là bạn ấy cũng đã phải thấy em đã vào tư thế sẵn sàng rồi hay chưa thì mới cho em bắt đầu vào bài. Nhưng lúc ấy em không hiểu vì sao bạn ấy hô em vào bài, em làm theo và lao dập mặt xuống đất. Lúc đó bạn PT còn đang nói chuyện với 1 người khác nữa. Vì vậy em có cơ sở để cho rằng bạn PT này, hôm đó, không tập trung vào công việc và thiếu trách nhiệm với khách hàng. Bạn L. nói như thế kia thì chúng ta cần gì thuê PT để tập phải không ạ?".
Cuối cùng, chị H. chán nản cho biết, điều khiến chị khó chịu nhất là phía phòng gym vẫn không có một lời xin lỗi dù rằng ngay từ đầu chị rất lịch sử và không đòi hỏi gì. Hiện tại câu chuyện vẫn đang được nhiều người chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong khi đó, phía phòng gym vẫn chưa lên tiếng chính thức để mọi người có cái nhìn khách quan hơn.
Hy vọng, những ồn ào này sẽ sớm được khép lại sau khi 2 bên tìm được tiếng nói chung. Đồng thời qua câu chuyện của nữ gymer, mọi người cũng sẽ chú ý hơn trong quá trình luyện tập, tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN
Em bé Mường Lát không mảnh vải che thân ngồi co ro giữa đường trong mùa đông 3 năm trước giờ ra sao? Sau khi được nhận nuôi, cô bé Mường Lát được bố mẹ cho đi học và tập vật lý trị liệu để phục hồi đôi chân. Nói đến cái lạnh cắt da cắt thịt mỗi màu đông về ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, hẳn ai cũng còn nhớ về cô bé ở Mường Lát, Thanh Hóa 3 năm trước....