Chuyện thưởng Tết: Kẻ mừng, người lo
Dù gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng xoay xở thưởng Tết, phối hợp với Công đoàn chăm lo cho công nhân.
Công nhân cần được doanh nghiệp chăm lo Tết chu đáo
Hơn nhau ở phúc lợi
Sản xuất khó khăn, chưa kể thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) cận Tết nhưng nhiều DN vẫn bảo đảm thưởng 1 tháng lương cơ bản cho CN. “Không chỉ cố gắng duy trì phúc lợi khi điều chỉnh LTT, nhiều DN còn xét khen thưởng thêm cho CN có cống hiến trong năm, xem đó là giải pháp hạn chế tình trạng biến động lao động sau Tết” – ông Trần Công Khanh, Chủ tịch CĐ các KCX-KCN TP, cho biết.
Tại Công ty Toàn Thắng (100% vốn Đài Loan; KCN Bình Chiểu, TP HCM), năm 2013, dù đơn hàng giảm nhưng ban giám đốc vẫn ổn định các khoản phụ cấp, phúc lợi và thưởng Tết cho CN. “Sau khi điều chỉnh LTT, ban giám đốc cũng đã cân đối mức thưởng Tết, bình quân 3 triệu đồng/người. CN xuất sắc được xét thưởng thêm 0,3 tháng lương” – ông Trương Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Toàn Thắng, xác nhận.
Ở các DN dệt may, giày da, ngoài mức thưởng bình quân 1 tháng lương cơ bản (3 triệu đồng/người), nhiều công ty còn thưởng thâm niên hoặc hỗ trợ vé tàu xe cho CN về quê đón Tết.
Xét cống hiến để thưởng cho NLĐ
Video đang HOT
Báo cáo nhanh của LĐLĐ huyện Hóc Môn, TP HCM về tình hình thưởng Tết tại 80 DN trên địa bàn cho thấy mức thưởng dao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/người (CN trực tiếp sản xuất). “Nét mới năm nay là nhiều DN lấy tiêu chí thâm niên và cống hiến xét thưởng thêm để động viên NLĐ. Ở nhiều DN có vốn nước ngoài, CN được thưởng Tết từ 2 đến 2,5 tháng lương cơ bản”- bà Bùi Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn, cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Mười Hai, Phó Chủ tịch CĐ Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân (quận Bình Tân, TP HCM), khẳng định DN chấp nhận giảm lợi nhuận để thưởng thêm cho NLĐ. Ngoài mức thưởng Tết bình quân 1 tháng lương, CN có thành tích xuất sắc sẽ được khen thưởng đặc biệt (ít nhất 2 tháng lương).
Tại huyện Củ Chi, TP HCM, qua khảo sát, mức thưởng Tết dao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/người. Ông Lê Trần Thanh Hải, Chủ tịch CĐ Công ty Triple Việt Nam (100% vốn Đài Loan), cho biết để ổn định lao động sau Tết, công ty vừa nâng lương LTT cho 2.500 CN, mức nâng là 410.000 đồng/người. Thưởng Tết năm nay ổn định ở mức 3,5 triệu đồng/người.
Doanh nghiệp chủ bỏ trốn, nợ lương: Công nhân khốn đốn
Cám cảnh nhất vẫn là CN ở các DN gặp khó khăn, phải giải thể hoặc ngừng hoạt động bởi gần như chắc chắn họ sẽ không có thưởng Tết.
Tại huyện Hóc Môn, mới đây, hàng chục CN Công ty TNHH C và J (100% vốn nước ngoài) hết sức lo lắng khi công ty thông báo sẽ chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 12/2013. Tình cảnh của gần 112 CN Công ty SB International (quận Bình Tân) cũng không khá hơn khi chưa được thanh toán tiền nợ lương tháng 10 và tháng 11/2013 (hơn 400 triệu đồng).
“Công ty hẹn đến 19/12 sẽ thanh toán từ 20% đến 30% nợ lương, số còn lại chưa biết đến khi nào. Hiện tập thể CN hết sức hoang mang” – bà Nguyễn Thị Thanh Dân, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, cho biết. Tại Công ty Việt Star (huyện Củ Chi), đến giờ này, CN rất lo lắng khi chưa nghe DN thông báo thưởng Tết.
Khổ nhất vẫn là CN ở các DN có chủ bỏ trốn. Sáng 18-12, hay tin các cơ quan chức năng kê biên tài sản DN, hàng chục CN Công ty TNHH Kyung Sung Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, huyện Hóc Môn) đã kéo về nghe ngóng tình hình. “Nhiều tháng trời mỏi mòn chờ quyền lợi, chúng tôi chỉ mong các cơ quan chức năng sớm phát mãi tài sản của DN để thanh toán quyền lợi cho CN. Được như vậy, chúng tôi mới có tiền về quê” – nữ CN Huỳnh Ngọc Hoa bày tỏ.
Từ đầu tháng 7/2013, công ty này thường xuyên xảy ra tranh chấp do nợ lương kéo dài. Giám đốc công ty, ông Jung Young Woo, đã rời Việt Nam khi còn nợ gần 1 tỉ đồng tiền lương và BHXH của CN.
Theo Xahoi
Không lương thưởng Tết chẳng dám về quê
Các bến xe thưa thớt, vắng vẻ. Người đón xe dọc đường lác đác dù Tết đã cận kề.
Hành khách chờ mua vé tại bến xe miền Đông (ảnh chụp lúc 16hchiều 30/1). Ảnh: LT.
Sáng 30/1 (19 tháng chạp), đoạn quốc lộ 1, từ cầu vượt Bình Phước đến cầu vượt Sóng Thần (quận Thủ Đức, TPHCM), nơi tập trung nhiều công ty, xí nghiệp lớn, nhà trọ công nhân song chỉ có chưa đến 10 người đón xe.
Chị Mai, bán thuốc lá dưới chân cầu vượt Gò Dưa, thở dài: " Mấy năm trước, từ rằm tháng chạp, công nhân lũ lượt về. Họ đứng, ngồi đông nghẹt, căng bạt dọc đường, vui phải biết, đâu thưa thớt, đìu hiu như vầy".
Thấy ống kính máy ảnh hướng về phía mình, một phụ nữ trạc 30 tuổi khắc khổ vội xua tay. Tôi bắt chuyện người đàn ông trung niên đứng đón xe bên cạnh mở lòng kể: " Tôi là Nguyễn Văn T. (54 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định). Nó (ý chỉ người phụ nữ trên) tên Liên, gọi tôi bằng chú ruột, ở cùng làng. Vợ chồng gửi con cho ông bà nội, vào TPHCM làm công nhân được 4 năm, chưa lần nào về thăm. Mỗi khi nhớ con lại khóc"...
Theo lời ông Trường, vợ chồng chị Liên dành dụm, chắt bóp từng đồng, không dám tiêu pha, Tết năm nay quyết về quê thăm con. Không ngờ, công ty của hai vợ chồng gặp khó khăn. Thưởng Tết không có, lương tháng 12/2012 chưa biết đến bao giờ được nhận. Không có lương, vợ chồng phải trang trải tiền thuê nhà, sống lay lắt bằng tiền tiết kiệm.
" Tụi nó quyết định ở lại TPHCM kiếm việc làm mấy ngày Tết. Tiền tàu xe, nó gửi tôi đem về quê cho con, chỉ dành một ít mua quà", ông Trường nói.
Theo ông, túi quà của chị Liên gửi về quê trị giá chưa đến 200 nghìn đồng. Đó là một ít bánh, mứt; 3 cái áo sơ mi, hai quần tây, một bộ quần áo ngủ bán lề đường...
Tại bến xe miền Đông (BXMĐ), dù đã vào đợt cao điểm phục vụ Tết, nhưng phòng chờ vẫn còn khá nhiều ghế trống. Chị Lương Thị Xuân Thùy (27 tuổi, quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), công nhân Cty Pou Yen, cho biết nhiều người trong khu nhà trọ quyết định ở lại vì thu nhập cuối năm không đủ trang trải tiền tàu, xe, mua quà. Nhiều gia đình đông người chỉ cho 1-2 người về quê, tiết kiệm chi phí đi lại.
Bến xe thưa người
Theo ông Nguyễn Ngọc Thừa, giám đốc bến xe miền Đông, tính đến ngày 30/1, bến đã bán trước được 1.280 vé, đạt 41% tổng vé bán trước Tết 2012.
Riêng các đơn vị tự tổ chức bán vé (xe thương hiệu) đã bán trước khoảng 175.000 vé, chủ yếu tập trung các tuyến đường thuộc các tỉnh, khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Từ ngày 15 tháng chạp, BXMĐ bước vào đợt cao điểm phục vụ Tết cho khách đi các tỉnh phía Bắc.
"Tình hình khách đi lại trên các tuyến lộ trình về các tỉnh miền Bắc giảm rõ rệt. Tính từ ngày 15 đến 18 tháng chạp, lượng xe xuất bến giảm 730 xe, lượng khách đi lại giảm gần 28 nghìn lượt", ông Thừa nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thừa, ngày cao điểm nhất Tết năm ngoái, bến xe phục vụ trên 54 nghìn lượt hành khách. Chuyến xe muộn nhất xuất bến lúc 23h đêm. " Năm nay, chúng tôi chuẩn bị một số quà tặng hành khách về quê muộn, phải đón năm mới trên đường để mọi người ấm lòng hơn", ông Thừa nói.
Theo xahoi
Sau giảm lương, ngân hàng cắt tiếp gì? Sau khi có kế hoạch cắt giảm lương, thưởng trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều nhà băng lại lên kế hoạch cắt giảm nhân sự. Trong năm qua, nhân viên tín dụng và cả huy động vốn của nhiều ngân hàng khá nhàn rỗi Nhấp nhổm kẻ đi Nhân viên phòng marketing của một nhà băng có trụ sở tại Hà Nội cho...