Chuyện thật của cô vợ đau khổ, từ ngoại về và thứ này đập vào mắt khi vừa vào phòng còn chưa kịp thở
Còn gì đau đớn hơn sau gần 1 tháng mẹ con cô về ngoại, quay lại chỉ mong đoàn tụ sum vầy với chồng, lại nhận được món quà “đắng chát” kiểu này.
Vợ chồng sống với nhau, dù khó khăn gian khổ thế nào cũng có thể vượt qua. Nhưng một khi đã dính líu tới phản bội, thì tất cả sẽ trở thành vô nghĩa. Còn gì đau đớn hơn khi chính mắt người vợ lại nhìn thấy rõ mồn một tang chứng “ăn phở” của chồng mình ngay trong chính căn phòng mặn nồng của vợ chồng, như người vợ trong tâm sự dưới đây.
“E m đi ngoại gần tháng các mẹ ạ. Ấy th ế mà đúng ngày hôm nay đây e m về nhà , vừa lên phòng ngồi, nhìn vào tủ đập lu ôn vỏ b ao c ao s u (đã dùng) vào mắt e m. Em k hông biết gã c hồng d ắt gái về hay hắn đi chơi bời . Em ức qúa, nhắn lu ôn tin cho hắn báo mai e m lại đi ngoại , lần này đi hẳn coi như e m quay lại lấy quần áo của mẹ con e m. Mất niềm tin vào hắn quá rồi! Các mẹ cho e m ít lời khuyên lẫn động viên đi !”.
Ảnh minh họa
Khi người vợ hỏi rõ ngọn ngành nguồn gốc chiếc vỏ bao cao su dùng dở ấy, thì chồng cô đã giải thích rằng anh “thủ dâm”. Một lời giải thích thật sự khiên cưỡng, vì chẳng ai tự mình làm hành động ấy lại cần phải đeo bao cao su! Niềm tin trong người vợ hoàn toàn sụp đổ, còn gì đau đớn hơn sau gần 1 tháng mẹ con cô về ngoại, quay lại chỉ mong đoàn tụ sum vầy với chồng, lại nhận được món quà “đắng chát” kiểu này. Đau đớn hơn khi khả năng cao chính anh ta đã dẫn gái lạ về phòng – tổ ấm nhỏ của vợ chồng cô, nếu không sao đồ vật nhạy cảm kia lại đập vào mắt cô ngay khi cô vừa vào phòng ngồi xuống?
Thật khó dùng lí do gì để biện minh cho hành động của người chồng. Nếu nói vì vợ đi xa lâu ngày thiếu vắng, thì cũng chỉ chưa đầy 1 tháng. Mới có 1 tháng đã không chịu đựng được cô đơn, không kiềm chế nổi nhu cầu thì sau này nhỡ vợ ốm đau nằm viện hay bầu bí sinh con, anh ta cũng viện lí do đó mà ra ngoài lăng nhăng, thử hỏi tình nghĩa vợ chồng và lương tâm anh ta để đâu? Đó là lời biện minh hết sức nực cười của những kẻ ích kỉ tới cực điểm.
Video đang HOT
Trong trường hợp ấy, người vợ có quyết định lập tức quay lại ngoại luôn cũng là điều dễ hiểu. Mấy ai có thể bình tĩnh tiếp nhận? Nếu sau này kể cả cô nuốt nước mắt bỏ qua cho chồng, thì niềm tin đã vỡ nát, liệu hạnh phúc gia đình có còn được duy trì? Những người đàn ông thật lạ, giá như trước khi họ hành động theo bản năng, họ dừng lại một chút để suy nghĩ theo tình cảm và lí trí thì đã không khiến vợ họ phải chịu tổn thương thế này…
Theo Afamily
Cái Tết trăm đắng nghìn cay của người phụ nữ 'không biết đẻ con trai'
Tết đối với mọi gia đình là sự sum vầy, ấm cúng nhưng đối với nàng dâu bất hạnh không sinh được con trai thì đó lại là những ngày đau đớn bủa vây. Mang danh "không biết đẻ", họ phải đón Tết trong sự ghẻ lạnh của nhà chồng và đối mặt với những câu hỏi mỉa mai của mọi người.
ảnh minh họa
Tết đối với mọi gia đình là sự sum vầy, ấm cúng nhưng đối với nàng dâu bất hạnh không sinh được con trai thì đó lại là những ngày đau đớn bủa vây. Mang danh "không biết đẻ", họ phải đón Tết trong sự ghẻ lạnh của nhà chồng và đối mặt với những câu hỏi mỉa mai của mọi người.
Chị Trần Thu (29 tuổi, Vĩnh Phúc) đã ba năm ròng không biết thế nào là hương vị ngày Tết. Chị bị "nuốt chửng" bởi nỗi sợ hãi, sợ lời bóng gió, sợ nhìn cảnh ba cô con gái của mình bị hắt hủi.
18 tuổi, chị bước chân về nhà chồng, quá non nớt để hiểu gánh nặng của một nàng dâu trưởng. Sinh đứa con gái thứ nhất, cả chị và gia đình chồng đều vui mừng vì "ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng". Nhưng khi đứa con gái thứ hai chào đời, chị thấy rõ sự thất vọng của mọi người và thái độ của họ với mẹ con chị cũng vì thế mà khác hẳn.
"Cả đời này tôi không quên bữa cơm tất niên năm ấy, tay tôi ôm đứa con đỏ hỏn vẫn phải cùng chồng quỳ giữa miếu đường hứa hẹn sinh được con trai nối dõi. Mẹ chồng tôi ra lệnh, nếu đứa thứ ba vẫn là con gái, bà sẽ có biện pháp xử lý", chị Thu đau đớn kể.
Mang bầu đứa con gái thứ ba, chị phải giấu nhẹm vì sợ mẹ chồng mẹ chồng làm càn. Thai nhi được 5 tháng, bụng lùm lùm chị mới nói với chồng và nhất quyết giữ lại bằng mọi giá. Từng có lúc chị hoang mang, không biết đó có phải là quyêt định tốt nhất cho bốn mẹ con.
Bởi lẽ, kể từ đó mẹ con chị chẳng có ngày nào yên ổn. Chị bị mẹ chồng chửi rủa là loại "không biết đẻ", rồi dọa kiếm vợ khác cho con trai. Ngay cả chồng chị, từ chỗ thấu hiểu cho vợ cũng đến lúc chán nản, bê tha vì đi đến đám cỗ nào cũng phải ngồi mâm dưới.
"Ngày Tết mới thật là tủi phận. Nhìn họ hàng dẫn con trai, cháu trai đến chúc Tết, mẹ chồng tôi tỏ vẻ chán nản rồi quay sang lườm nguýt mấy mẹ con. Ai ai nhìn thấy tôi cũng hỏi: "Thế bầu đứa thứ tư chưa?", "Phải kiếm cho bà H. đứa cháu trai nối dõi đi chứ? Dâu thời nay lười đẻ quá". Nghe mà ruột gan tôi thắt lại", chị ngậm ngùi.
Chị chỉ mong có được một năm "trốn" Tết quê (ảnh minh họa)
Không phải chịu cảnh cay nghiệt đến vậy nhưng chị Cảnh (nhân viên ngân hàng) cũng thấu hiểu nỗi khổ khi không sinh được con trai.
Vợ chồng chị đều có ăn có học, gia đình chồng lại tri thức, gia giáo, ngặt mỗi nỗi vẫn quá quan trọng chuyện sinh con trai nối dõi. Chị xác định ngay từ đầu với chồng rằng dù gái hay trai cũng chỉ sinh hai người con để nuôi dạy cho tốt. Bố mẹ chồng chị nghe vậy không vừa lòng nhưng không hề thể hiện ra mặt.
Nhưng đến khi sinh con một bề thật, chị mới thấy áp lực phải gánh nằm ngoài tầm kiểm soát. Mẹ chồng chị không chửi rủa hay mỉa mai cay nghiệt nhưng sớm tối giục giã vợ chồng chị phải sinh con trai.
"Bà nghĩ sinh toàn con gái là do mình nên mua đủ thứ thuốc bồi bổ, thậm chí muốn mình nghỉ việc đôi ba năm, tập trung chữa chạy để đẻ con trai. Mình muốn nói với bà rằng không sinh nở nữa mà không thể mở lời", chị Cảnh .
Tết đến, vợ chồng chị đưa con về quê sum họp, đào quất, quà cáp đầy đủ nhưng không thể khiến bố mẹ chồng vui. Mấy ngày Tết nhìn mẹ chồng đi ra đi vào rầu rĩ, chị cũng héo hắt trong lòng. Chị chỉ mong, một năm nào đó không phải đưa con về quê đón Tết để cởi bỏ nỗi áp lực nặng nề này.
Theo 24h
40 tuổi tôi vẫn hạnh phúc vì được đón Tết theo cách truyền thống Tôi sẽ không chọn cách trốn Tết, vì như thế chẳng khác nào từ chối món quà vô giá thiên nhiên và tổ tiên đã trao tặng. Tôi 40 tuổi, gia đình gốc Bắc nhưng định cư ở Sài Gòn từ năm 1980, còn gia đình chồng vẫn ở ngoài Bắc. Sau khi lập gia đình, chúng tôi sinh sống ở Hà Nội...